Bạn đang xem bài viết Giáo án ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2 Giáo án dạy hè 2024 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2 mang tới các bài soạn môn Toán, Tiếng Việt bám sát chương trình, giúp thầy cô xây dựng giáo án dạy hè 2024 nhanh chóng, tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.
Giáo án dạy hè lớp 1 lên lớp 2 bao gồm các tiết luyện đọc, chính tả, luyện viết, toán, kỹ năng sống… Qua đó, giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong quá trình xây dựng giáo án dạy hè cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập hè môn Tiếng Việt lớp 1 lên lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giáo án dạy hè lớp 1 lên lớp 2
Luyện đọc: Cái trống trường em
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: trống, trường, ngẫm nghĩ, nghiêng đầu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Thể hiện tình cảm thân ái, gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học.
- Giáo dục HS yêu thích trường lớp, quý mến bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
* GV đọc mẫu lần 1:
* HD luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: trống, trường, ngẫm nghĩ, nghiêng đầu.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Luyện đọc câu.
- Mỗi HS đọc 1 dòng thơ theo hình thức nối tiếp. (2 vòng)
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh thi đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ương, iêng:
- Tìm tiếng trong bài có vần ương, iêng.
- Nói câu chứa tiếng có vần ương.
d. Tìm hiểu bài đọc:
- Mùa hè cái trống có làm việc không?
- Bạn học sinh xưng hô và trò chuyện với cái trống như thế nào?
- Mùa hè cái trống làm bạn với ai?
- Tìm những từ ngữ tả tình cảm, hoạt động của cái trống?
- Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh đối với ngôi trường?
- GV chốt nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm thân ái, gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học.
- Học sinh đọc lại bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về chuẩn bị bài sau: Đẹp mà không đẹp.
Chính tả: Cái trống trường em
I. Mục tiêu:
- Nghe viết lại chính xác, không mắc lỗi hai khổ thơ cuối trong bài: Cái trống trường em.
- Biết cách trình bày một bài thơ 4 chữ.
- Điền đúng l/n; nghỉ/nghĩ vào chỗ chấm.
II. Đồ dùng dạy học: – Bảng phụ viết nội dung bài chính tả và bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới.
a. Giới thiệu bài:- GV nêu yêu cầu giờ học và nêu tên bài. Học sinh đọc lại tên bài.
b. Hướng dẫn học sinh viết bài.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- 2, 3 học sinh đọc bài.
- Học sinh tìm những tiếng khó viết: lặng im, mừng, Kìa, Giọng vang, ….
- GV cho học sinh phân tích các tiếng khó sau đó viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét bài viết.
c. Bài tập.
Bài 1: Điền l hay n vào chỗ chấm?
…..ặng im bệnh …..ặng
…..ặng trĩu …..ặng lẽ
Bài 2: Điền nghỉ hay nghĩ vào chỗ chấm?
….. ngơi ….. ngợi
suy ….. ….. hè
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về luyện viết chính tả.
Luyện viết: Chữ hoa: C, S, L
I. Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu viết đúng được chữ hoa: C, S, L cỡ nhỏ.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng học tập: – Bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới.
a. GT bài: Học sinh đọc nội dung bài viết. GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát chữ mẫu.
- Nhận xét về số lượng các nét, kiểu nét. GV hướng dẫn quy trình viết.
- Học sinh viết bảng con. Nhận xét.
c. Hướng dẫn viết vở.
- Học sinh đọc nội dung bài viết.
- GV hướng dẫn viết vở.
- GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về luyện viết.
Toán: Phép cộng các số với 1, 2 (không nhớ)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
– Hệ thống lại các phép tính đã học trong các bảng cộng trong năm học hình thành các phép cộng với 1; 2 (không nhớ).
– Biết cộng các số tròn chục, các số có hai chữ số.
– Biết giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng học tập: – Phiếu ghi bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh thành lập các phép tính cộng với 1; 2
1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 + 1 = 4 4 + 1 = 5 5 + 1 = 6 |
6 + 1 = 7 7 + 1 = 8 8 + 1 = 9 9 + 1 = 10 |
1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 3 + 2 = 5 4 + 2 = 6 |
5 + 2 = 7 6 + 2 = 8 7 + 2 = 9 8 + 2 = 10 |
– HS luyện học thuộc lòng
c. Luyện tập
Bài 1: Tính:
7 + 1 = 1 + 7 = |
8 + 2 = 2 + 8 = |
40 + 20 = 20 + 40 = |
30 + 10 = 10 + 30 = |
15 + 40 = 7 + 42 = |
Bài 2: Số?
5 + ….. = 7 2 + ….. = 9 |
50 + ….. = 70 70 + ….. = 90 |
10 + ….. = 50 30 + ….. = 50 |
15 + ….. = 16 ….. + 40 = 50 |
34 + ….. = 36 ….. + 50 = 52 |
Bài 3: Lan có 5 nhãn vở. Hải có 2 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu nhãn vở?
Bài 4: Bình có 15 viên bi. Tuấn cho Bình thêm 1 chục viên bi. Hỏi Bình có tất cả bao nhiêu viên bi?
Bài 5: Cường có 40 viên bi, An có 20 viên bi, Hùng có 10 viên bi. Hỏi cả ba bạn có bao nhiêu viên bi?
Bài 6: Trả lời câu hỏi:
a) Số liền sau của 48 là bao nhiêu?
b) Số liền sau của 65 là bao nhiêu?
c) Số liền sau của 79 là bao nhiêu?
d) Số nào có số liền sau là 45?
3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn dò HS. Giao BTVN:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
7 + 2 8 + 1 |
40 + 20 37 + 21 |
13 + 2 1 + 14 |
Bài 2: Số?
20 + ….. = 30 40 + ….. = 50 |
23 + ….. = 43 50 + ….. = 62 |
….. + 12 = 34 ….. + 45 = 55 |
Bài 3: Bảo có 30 viên bi. Mai cho Tuấn thêm 1 chục viên bi. Hỏi Bảo có tất cả bao nhiêu viên bi?
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2 Giáo án dạy hè 2024 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.