Bạn đang xem bài viết Giáo án Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Văn 9 CTST của mình.
Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo:
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
BÀI 1 – THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 13 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.
1.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
– Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ về VB.
2. Phẩm chất
– Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.
– Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. KIẾN THỨC
– VB văn học; hình thức nghệ thuật của VB văn học.
– Kết cấu của bài thơ; ngôn ngữ thơ.
– Cách đọc bài thơ theo đặc điểm thể loại.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tuỳ điều kiện, GV nên chuẩn bị một số phương tiện dạy học dưới đây:
– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu ngữ liệu, tranh ảnh (nếu có).
– Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
– Sơ đồ, biểu bảng.
– PHT, bảng kiểm kĩ năng đọc diễn cảm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu: HS nghe bài thơ và đoán địa danh được nhắc đến trong bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS chia sẻ cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Thương nhớ quê hương và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 10) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc phần giới thiệu bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. – GV chốt kiến thức về chủ đề bài học . Ghi lên bảng. |
I. Giới thiệu bài học. – Chủ đề 1: Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, là sợi dây gắn kết con người với cội nguồn, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng, làng xóm,… càng trưởng thành ta càng thấu hiểu ý nghĩa của 2 tiếng “quê hương”, và nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với quê hương. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận được điều đó qua các bài thơ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm văn bản văn học, hình thức nghệ thuật của văn bản văn học, kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, vần liền và vần cách Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm trả lời câu hỏi ngắn và câu điền khuyết: Câu 1: Công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập của văn bản văn học được gọi là gì? (Văn bản văn học) Câu 2: Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng ________ hoặc dưới dạng _______ với quy mô có thể chỉ là ______ đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang. (truyền miệng – viết – một câu, vài dòng) Câu 3: Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là gì? Câu 4: Kết cấu bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về _______ và _______ bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng tác phẩm. (nội dung – hình thức) Câu 5: Kết cấu bài thơ được thể hiện ở những phương diện tổ chức nào trong tác phẩm? (sự lựa chọn thể thơ, sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định, sự triển khai mạch cảm xúc, sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ) Câu 6: Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm nào? (hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối, …) Câu 7: Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua _____, _____ của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. (âm thanh – nhịp điệu) Sau khi HS thực hiện 7 câu hỏi trên, các em sẽ hoàn thành sơ đồ tư duy Tri thức Ngữ Văn vào vở. Với những ô để dấu ba chấm, các em sẽ điền khái niệm/đặc điểm của tri thức đó, sơ đồ này sẽ giúp các em ghi nhớ được các yếu tố thuộc bình diện nội dung và hình thức cũng như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận – GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng. |
II. Tri thức Ngữ văn ● 1. Văn bản văn học ● – Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học. ● – Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự) với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tự ngữ, ca dao, …) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết, …). ● – Về cấu trúc, văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức. ● 2. Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vần, nhịp, …) nhằm tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm. ● 3. Kết cấu của bài thơ – Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. – Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: sự lựa chọn thể thơ, sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định, sự triển khai mạch cảm xúc, sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ,… 4. Ngôn ngữ thơ – Ngôn ngữ thơ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,… – Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ. GV có thể trình bày bảng theo dạng sơ đồ sau để HS dễ nắm bắt, với những kiến thức mới nên ghi bằng phần màu. |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.