Bạn đang xem bài viết Giáo án Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 8 năm 2023 – 2024 (Bản 1, Bản 2) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận cả bản 1 và bản 2, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo ánMĩ thuật 8Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo – Bản 1
Chủ đề 1: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI
Bài 1: THIÊN NHIÊN TRONG TRANH CỦA HỌA SĨ PAUL GAUGUIN
(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
– Chỉ ra được đặc điểm của mĩ thuật thời Ấn tượng. Lập thể và Biểu hiện. Kể đuuợc tên một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu thuộc các trường phái này.
– Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm cùng trường phái.
– Vận dụng được phong cách, bút pháp của các trường phái nghệ thuật vào thực hành sáng tạo.
– Có ý thức học hỏi phong cách sáng tác của các họa sĩ trong học tập và sáng tạo mĩ thuật.
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Sau bài học HS:
– Nêu được khái quát về trường phái Ấn tượng; Tóm tắt được vài nét về cuộc đời của họa sĩ của Paul Gauguin (Pôn Gô-ganh); Phân tích được cách thể hiện màu sắc, ánh sáng và không gian trong tranh của họa sĩ và trong bài vẽ.
– Mô phỏng được bức tranh theo phong cách của họa sĩ Paul Gauguin với các nhân vật mới.
– Vận dụng cách thể hiện màu sắc, ánh sáng trong tranh của họa sĩ để sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật phục vụ cuộc sống.
– Có ý thức tìm hiểu tinh hoa mĩ thuật thế giới để làm giàu nền nghệ thuật dân tộc.
1. Năng lực.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về nghệ thuật hiện đại thế giới trong mĩ thuật.
– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tranh thiên nhiên có trang trí và hình tượng nghệ thuật hiện đại thế giới theo nhiều hình thức khác nhau.
2. Phẩm chất.
– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật hiện đại thế giới.
– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.
– Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
2. Đối với học sinh.
– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
– GV dẫn dắt vấn đề:
A. KHÁM PHÁ. Quan sát – Nhận thức.
– Quan sát, khám phá, trải nghiệm, khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh,…từ đó kết nối với nội dung bài học mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát – nhận thức. Quan sát – nhận thức vẽ tranh của họa sĩ |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. – GV cho HS hát đầu giờ, chơi trò chơi. * Mục tiêu. – Chỉ ra được đặc điểm của mĩ thuật thời Ấn tượng. Lập thể và Biểu hiện. Kể đuuợc tên một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu thuộc các trường phái này. – Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm cùng trường phái. * Nhiệm vụ của GV. – Tổ chức cho HS quan sát hình, thảo luận và chỉ ra các cảnh vật xung quanh, cách diễn tả hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, ánh sáng và không gian trong tranh của họa sĩ Paul Gauguin. * Gợi ý cách tổ chức. – Yêu cầu HS quan sát các tác phẩm của họa sĩ Paul Gauguin ở trang 6 trong SGK Mĩ thuật 8. và do GV chuẩn bị. – Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và phân tích về. + Cảnh vật trong tranh. + Cách diễn tả hình mảng, màu sắc, đậm nhạt. + Ánh sáng và không gian trong tranh. – Đặt câu hỏi để HS thảo luận. * Câu hỏi gợi mở. + Họa sĩ thẻ hiện những cảnh vật gì trong mỗi bức tranh? + Hình ảnh, đậm nhạt trong tranh được diễn tả như thế nào? + Màu sắc các bức tranh của họa sĩ Paul Gauguin có đặc điểm gì? + Ánh sáng và không gian được thể hiện như thế nào trong mỗi bức tranh? + Paul Gauguin thường thể hiện chủ đề gì trong các tác phẩm của ông? * GV chốt:Vậy là chúng tađã biết cách chức cho HS quan sát hình, thảo luận và chỉ ra các cảnh vật xung quanh, cách diễn tả hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, ánh sáng và không gian trong tranh của họa sĩ Paul Gauguinở hoạt động 1. |
– HS sinh hoạt. – HS cảm nhận. – HS quan sát hình,thảo luận. – HS quan sát hình ở trang 6 trong SGK Mĩ thuật 8, trả lời câu hỏi. – HS thảo luận và phân tích. + HS trả lời câu hỏi. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
– Quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thực hiện để rút ra kiến thức, kĩ năng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. Cách vẽ tranh theo tác phẩm của họa sĩ. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. – Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra cách vẽ tranh theo phẩm của họa sĩ. * Gợi ý cách tổ chức. – Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 7 SGK Mĩ thuật 8, – Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận, phân tích và chỉ ra các bước vẽ phát hình, vẽ thêm nhân vật và vẽ màu cho bức tranh theo phong cách của họa sĩPaul Gauguin. – Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện vẽ tranh theo tác phẩm của họa sĩ. * Câu hỏi gợi mở. + Để vẽ tranh theo tác phẩm của họa sĩ thì cần bao nhiêu bước? + Vẽ thêm nhân vật mói cho bức tranh được thực hiện ở bước thứ mấy? + Vẽ màu cho bức tranh được thể hiện như thế nào…? * Tóm tắt để HS ghi nhớ. – Thay đổi hình ảnh nhân vật của tranh mẫu có thể tạo ra được ý tưởng mới cho bức tranh theo phong cách của họa sĩ. * GV chốt:Chúng tađã biết cách quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra cách vẽ tranh theo phẩm của họa sĩ ở hoạt động 2. * Củng cố, dặn dò. – HS chuẩn bị tiết sau. |
– HS tìm hiểu và ghi nhớ. – HS quan sát hình minh họa ở trang 7 SGK Mĩ thuật 8, – HS thảo luận. – HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện. + HS trả lời câu hỏi. + HS trả lời. + HS trả lời. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
Bổ sung: ……………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………
Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo – Bản 2
Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: )
Ngày giảng:……/……/……./20……
Chủ đề 2: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Bài 5: NÉT ĐẸP TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ
NGUYỄN PHAN CHÁNH
(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Sau bài học, HS:
– Nêu được khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Tóm tắt được cuộc đời, và sự nghiệp và nét đặc trưng trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
– Sử dụng cách vẽ màu nước để mô phỏng được bức tranh theo phong cách của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
– Vận dụng được kĩ thuật vẽ màu nước để tạo một bức tranh.
– Trân trọng giữ gìn bản sắc, và phát huy được giá trị, vẻ đẹp văn hóa, nghệ thuật của dân tộc trong học tập và sáng tạo.
1. Năng lực.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Nănglựcgiảiquyếtvấnđềvàsángtạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về nét đẹp trong tranh của họa sĩ trong tác phẩm mĩ thuật.
– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tranh lụa, có trang trí và hình tượng nghệ thuật hiện đại Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau.
2. Phẩm chất.
– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.
– Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
2. Đối với học sinh.
– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
– GV dẫn dắt vấn đề:
A. KHÁM PHÁ. Quan sát – Nhận thức.
– Quan sát, khám phá, trải nghiệm, khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh,…từ đó kết nối với nội dung bài học mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát – Nhận thức về tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. – GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. – Tổ chức cho HS chơi trò chơi. *Mụctiêu. – Nêu được khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Tóm tắt được cuộc đời, và sự nghiệp và nét đặc trưng trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. – Sử dụng cách vẽ màu nước để mô phỏng được bức tranh theo phong cách của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. * Nhiệm vụ của GV. – Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8, đọc thông tin để tìm hiểu vài nét khái quát về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và các tác phẩm tiêu biểu của ông. * Gợi ý cách tổ chức. – Yêu cầu HS quan sát một số tác phẩm tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh ở trang 22 trong SGK Mĩ thuật 8, và do gv chuẩn bị. – Đặt câu hỏi để HS thảo luận, tìm hiểu và nhận biết vài nét khái quát về tác phẩm, tác giả Nguyễn Phan Chánh. * Câu hỏi gợi mở. + Kể tên các tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh mà em biết. + Màu sắc chủ đạo của tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là gì? + Cách vẽ tranh lụa của họa sĩ có điểm gì đặc biệt? + Nêu cảm nhận của em về các bức tranh được vẽ trên lụa…? * GV chốt:Vậy là chúng tađã biết cách nêu được khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Tóm tắt được cuộc đời, và sự nghiệp và nét đặc trưng trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh ở hoạt động 1. |
– HS sinh hoạt. – HS cảm nhận, ghi nhớ. – HS quan sát hình. – HS quan sát hình ở trang 22 trong SGK Mĩ thuật 8, trả lời câu hỏi. – HS thảo luận. + HS trả lời câu hỏi. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
B. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
– Quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thực hiện để rút ra kiến thức, kĩ năng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. |
|
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. – Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. * Gợi ý cách tổ chức. – Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 23 trong SGK Mĩ thuật 8, để nhận biết cách vẽ mô phỏng bức tranh lụa bằng màu nước. – Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và chỉ ra các bước mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. – Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước. * Câu hỏi gợi mở. + Để mô phỏng tranh lụa bằng màu nước thì ta cần bao nhiêu bước? + Nêu các bước vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước? + Bước nào giúp xác định bố cục cho bức tranh? + Bước vẽ chi tiết được thực hiện như thế nào? + Cách vẽ màu nước khác với màu sáp như thế nào…? * Tóm tắt để HS ghi nhớ. – Khi sử dụng màu nước vẽ trên giấy có thể mô phỏng được nét đặc trưngtrong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. * GV chốt:Vậy là chúng tađã biết cách quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra cách vẽ mô phỏng tranh lụa bằng màu nước ở hoạt động 2. * Củng cố, dặn dò. – HS chuẩn bị tiết sau. |
– HS tìm hiểu và ghi nhớ. – HS quan sát hình minh họa ở trang 23 trong SGK Mĩ thuật 8, – HS thảo luận. – HS nhắc lại và ghi nhớ. + HS trả lời câu hỏi. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
Bổ sung: …………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
………………………………………
……..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Mĩ thuật 8 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 8 năm 2023 – 2024 (Bản 1, Bản 2) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.