Bạn đang xem bài viết Giáo án lớp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 8 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án lớp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 8 theo chương trình mới dễ dàng hơn.
Giáo án lớp 8Kết nối tri thức cả năm gồm gồm 12 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Lịch sử – Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 – 2025:
Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức
CHƯƠNG I. VẼ KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG
– Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước.
– Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
– Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
– Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đơn giản.
– Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
BÀI 1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
– Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và kích thước.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm; trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,… khi thực hiện dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn.
Năng lực công nghệ:
– Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước trong bản vẽ kĩ thuật.
– Vận dụng được các tiêu chuẩn vào việc trình bày bản vẽ kĩ thuật.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
– Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
– SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
– Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa các bản vẽ, hoặc đoạn video ngắn về cách chia khổ giấy, cách tô đường nét…
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS trình bày được sơ lược một vài vấn đề của tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học.
b) Nội dung: HS quan sát Hình 1.1a, b SGK tr.6 và trả lời câu hỏi trong mục khởi động nêu ở đầu bài.
c) Sản phẩm: Câu trả lời ghi chép của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Hình 1.1a, b là hai hình biểu diễn cùng một vật thể, hình a được vẽ theo tiêu chuẩn, hình b vẽ không theo tiêu chuẩn. Hãy nhận xét về hai hình biểu diễn này.
– GV có thể định hướng cho HS tập trung nhận xét về các loại đường (đường liên tục, gạch gạch, chấm gạch), các loại nét (đậm, mảnh) và nhận xét về cách ghi kích thước.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án: Hình 1.1a, b SGK là hai hình biểu diễn cùng một vật thể, Hình 1.1a được vẽ theo tiêu chuẩn, Hình 1.1 b vẽ không theo tiêu chuẩn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
– GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới: Tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật là những quy tắc thống nhất được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật. Bài học này sẽ mô tả một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật – Bài 1. Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn khổ giấy
a) Mục tiêu: Mô tả được nội dung tiêu chuẩn khổ giấy.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu số hiệu tiêu chuẩn khổ giấy, kích thước các khổ giấy chính, cách tạo cac khổ giấy chính từ khổ giấy A0.
– HS tìm hiểu nội dung khung tên và cách vẽ khung tên.
c) Sản phẩm:
– HS tra cứu được kích thước khổ giấy khi biết kí hiệu khổ giấy và ngược lại.
– HS biết cách tạo các khổ giấy chính từ khổ A0.
– HS mô tả được cách vẽ khung bản vẽ, khung tên.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK tr.6. – GV cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1.2 SGK và hoàn thành hộp chức năng Khám phá trang 6: Quan sát Hình 1.2 và nêu cách tạo ra các khổ giấy chính từ khổ giấy A0. – GV nhận xét các câu trả lời của HS và khái quát lại nội dung trong SGK: Các khổ giấy chính của bản vẽ kĩ thuật được trình bày trong bảng 1.1 SGK. Chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn. – GV yêu cầu HS đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.7 để hiểu các chuẩn bị 1 tờ giấy vẽ và áp dụng vào mục vận dụng cuối bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá. – HS theo dõi, lắng nghe GV khái quát lại nội dung SGK. – HS đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.7. – GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày câu trả lời. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. |
I. Khổ giấy – Các kích thước khổ giấy: Bảng 1.1. Các khổ giấy chính
– Cách tạo các khổ giấy chính từ khổ A0: Chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn. – Cách vẽ khung bản vẽ, khung tên: + Chiều rộng lề bên trái là 20 mm. Tất cả các lề khác rộng 10 mm. + Khung tên của bản vẽ kĩ thuật để ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ. + Đối với khổ A4 , khung tên được đặt ở cạnh ngắn (thấp hơn của vùng vẽ). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tiêu chuẩn tỉ lệ
a) Mục tiêu:Mô tả được nội dung tiêu chuẩn tỉ lệ.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu số hiệu tiêu chuẩn, thuật ngữ tỉ lệ.
– HS tìm hiểu một số tỉ lệ trong tiêu chuẩn.
c) Sản phẩm: HS hiểu được thuật ngữ tỉ lệ, đưa ra được ví dụ về tỉ lệ thu nhỏ hay phóng to.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK tr.7. – GV tóm tắt: Tỉ số là tỉ lệ giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó. Bảng 1.2 SGK nêu một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Bảng 1.2 SGK nêu một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. – GV có thể đặt thêm câu hỏi giúp HS hiểu sâu về khái niệm tỉ lệ: Một viên gạch vuông kích thước 300 × 300 (mm) được vẽ trên bản vẽ với kích thước 30 × 30 (mm), hỏi tỉ lệ vẽ là bao nhiêu? – GV nhận xét câu trả lời, tuyên dương HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS đọc thông tin SGK, theo dõi GV chỉ dẫn. – HS theo dõi, lắng nghe GV khái quát nội dung. – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày câu trả lời. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, khái quát lại kiến thức. |
II. Tỉ lệ – Một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn: Bảng 1.2. Một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
– Kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể là 30 mm, kích thước thực tương ứng trên vật thể đó là 300 mm, vậy tỉ lệ = 30 : 300 = 1 : 10. |
…………..
Giáo án Tiếng Anh 8 Global Success
UNIT 1: LEISURE TIME
Lesson 1: Getting started – I’m keen on DIY (do-it-yourself).
I. OBJECTIVES
By the end of this lesson, Ss will be able to:
1. Knowledge
– Gain an overview about the topic Leisure time
– Gain vocabulary to talk about Leisure time
2. Competences
– Develop communication skills and creativity
– Be collaborative and supportive in pair work and teamwork
– Actively join in class activities
3. Personal qualities
– Love talking about activities Leisure time
II. MATERIALS
– Grade 8 textbook, Unit 1, Getting started
– Computer connected to the Internet
– Projector / TV
– hoclieu.vn
Language analysis
Form |
Pronunciation |
Meaning |
Vietnamese equivalent |
1. DIY (n) (do-it-yourself) |
/ˌdiːaɪˈwaɪ/ |
the activity of decorating or repairing your home, or making things for your home yourself, rather than paying someone else to do it for you |
hoạt động tự làm ra, sửa chữa hoặc trang trí đồ vật tại nhà |
2. knitting kit (n) |
/ˈnɪt.ɪŋ kɪt/ |
a group of tools needed for knitting |
bộ dụng cụ đan len |
3. dollhouse (n) |
/ˈdɒlˌhaʊs/ |
a toy that is a very small house, often with furniture and small dolls in it |
nhà búp bê |
4. make paper flowers (v.phr) |
/meɪk ‘peɪ.pər ‘flaʊərz/ |
to create flower-like shapes from tissues or crepe paper |
làm hoa giấy |
5. hang out (v) |
/hæŋ aʊt/ |
to spend a lot of time in a place or with someone |
đi chơi |
Assumption
Anticipated difficulties |
Solutions |
Ss may lack experience of group / team work. |
– Encourage Ss to work in groups so that they can help one another. – Give short, clear instructions, and help if necessary. |
III. PROCEDURES
1. WARM-UP (5 mins)
a. Objectives:
– To set the context for the introductory dialogue;
– To introduce the topic of the unit.
b. Content:
– Students play a game: listing activities in the picture.
c. Expected outcomes:
– Students know the topic of the unit and be ready for the conversation.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Asking questions: – Teacher shows the pictures (PPT slides) to the whole class. – Teacher ask students to work in pairs and name the activities in the picture. – Students work in pairs for 3 minutes. – Teacher elicits answers from students. – Teacher asks students to guess the topic of the unit/ lesson. |
Game: Who knows more? Suggested answers: Playing video games, flying kites, reading books, listening to music, swimming,… |
e. Assessment
– Teacher calls the group with the most activities to answer.
2. ACTIVITY 1: PRESENTATION (7 mins)
a. Objectives:
– To prepare vocabulary for students to understand the conversation.
b. Content:
– Pre-teach vocabulary related to the content of the dialogue.
c. Expected outcomes:
– Students know how to use the target vocabulary.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Vocabulary pre-teaching – Teacher explains the meaning of the new vocabulary by pictures. – Teacher reveals that the words according to the pictures will appear in the reading text and asks students to open their textbook to find these words. – Teacher introduces the vocabulary. |
New words: 1. knitting kit (n) 2. DIY (n) 3. dollhouse (n) 4. make paper flowers (v.phr) 5. hang out |
e. Assessment
– Teacher checks students’ pronunciation and gives feedback.
3. ACTIVITY 2: PRACTICE (20 mins)
a. Objectives:
– To help Ss use words and phrases related to leisure time.
– To help Ss further understand the text.
– To introduce some vocabulary items related to leisure activities.
b. Content:
– Task 1: Listen and read.
– Task 2. Read the conversation again and complete the sentences.
– Task 3. Work in pairs. Write the activities from the box under the correct pictures.
– Task 4. Work in pairs. Read the phrases, and guess which activities in 3 are described.
c. Expected outcomes:
– Students understand the conversation and know the vocabulary related to the topic.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Task 1. Listen and read. (5 mins) |
|
– Teacher asks some questions about the pictures in the textbook to get students’ interest. – Teacher plays the recording and asks students to circle the words learnt in the Presentation stage. – Teacher can play the recording more than once. – Students listen and read. |
The dialogue on page 8 Questions: – What can you see in each picture? – What may the hobby be? |
Task 2. Read the conversation again and complete the sentences. (5 mins) |
|
– Teacher asks Ss to read the dialogue in more detail and find the information to complete the sentences. – Teacher asks them how to do this kind of exercise. Explain the strategies, if necessary (e.g. underlining the key words in the sentences, predicting the word speech, locating the key words in the text, and then reading that part and choosing the words to fill in the blank). – Teacher tells them to underline parts of the dialogue that help them with the answers. Set a strict time limit to ensure Ss quickly read the text for information. – Teacher tells Ss to compare their answers in pairs before sharing them with the class. Teacher asks them to explain their answers. |
Suggested answers: 1. knitting kit 2. leisure time 3. other people 4. hang out 5. Sunday |
Task 3. Work in pairs. Write the activities from the box under the correct pictures. (6 mins) |
|
– Teacher asks Ss to name the activities shown in the pictures. – Teacher has Ss work individually to write the words and phrases in the box under the pictures. Have them compare their answers with a partner. – Teacher invites some Ss to go to the board and write their answers. – Teacher checks the correct answers as class. – Teacher has Ss practice saying the word and phrases again. |
Answer key: 1. messaging friends 2. cooking 3. playing sport 4. doing puzzles 5. doing DIY 6. surfing the net |
Task 4. Work in pairs. Read the phrases, and guess which activities in 3 are described. (5 mins) |
|
– Teacher has Ss work in pairs and read the key phrases given, then guess the leisure activities. |
Answer key: 1. doing puzzles 2. doing DIY 3. playing sport 4. messaging friends 5. surfing the net |
e. Assessment
– Teacher corrects for students as a whole class.
4. ACTIVITY 3: PRODUCTION (10 mins)
a. Objectives:
– To help Ss practise using the vocabulary items related to leisure activities.
b. Content:
– Task 5 (Group work: Ask and answer then report)
c. Expected outcomes:
– Students’ conversations
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Task 5: Work in groups. Ask one another the question below. Then report your friends’ answers to the class. (10 mins) |
|
– Teacher gives Ss 3 – 5 minutes to do this activity. – Have Ss work in groups to ask one another the question in the book. Invite some Ss to share the answers of their groups with the class. – For a more able class, ask Ss to work in their groups again and brainstorm all the leisure activities they know. After three minutes, the group with the most correct answers wins, and they are invited to share their answers with the whole class. |
Question: If you have some free time this weekend, what will you do? Suggested outcome: If I have free time this weekend, I will go to the cinema to see the latest film. |
e. Assessment
– Teacher corrects and gives feedback to students’ conversations.
5. CONSOLIDATION (5 mins)
a. Wrap-up
– Ask one or two Ss to tell the class what they have learnt.
– Ask Ss to say aloud some words and phrases they remember from the lesson.
b. Homework
– Name a list of cheap hobbies, expensive hobbies, easy and difficult hobbies.
– Students’ workbook.
– Start preparing for the Project of the unit:
Teacher randomly puts Ss in groups of 4 or 5 and asks them to interview their classmates or students from other classes about leisure activities. Students will show and report their group’s findings in Lesson 7 – Looking back and Project. (Teacher should check the progress of students’ preparation after each lesson.)
Giáo án môn Ngữ văn 8
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
I.MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
– Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yêu tố này trong văn bản.
– Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.
3. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện lịch sử – HS trả lời. – GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm chủ đề của tác phẩm văn học – HS trả lời – GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội. – HS trả lời. |
1. Truyện lịch sử – Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;… là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. – Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó. – Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường, truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,… – những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, các nhân vật đó hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. Bên trong đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện. – Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng. 2. Chủ đề của tác phẩm văn học Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung tác phẩm. 3. Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vật chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. |
VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
(Trích, Nguyễn Huy Tưởng)
I.MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện lịch sử.
3. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trước khi đọc:
1. Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hừng nhỏ tuổi Trần Quốc Toãn (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).
2. Ngoài Trần Quốc Toãn, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV cũng có thể chia sẻ cùng HS về trải nghiệm của chính mình, kết nối với bài đọc.
– GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRAI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN |
|
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Giao nhiệm vụ: – Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng (HS đã chuẩn bị ở nhà). – Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Em đã biết thế nào là truyện lịch sử? Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản? (HS vận dụng phần tri thức ngữ Văn để trả lời câu hỏi). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Phân tích kết luận: GV nhận xét và đưa ra kết luận. |
1. Tìm hiểu chung a. Tác giả – Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. – Ông là người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. – Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi ông mới 48 tuổi. Tên của ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội. – Giải thưởng: Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. b. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: Lá cờ thêu sáu chữ vàng – một tác phẩm dành cho các độc giả thiếu nhi, được Nguyễn Huy Tưởng viết sau một quá trình cầm bút hai mươi năm, ông tiếp cận đối tượng người đọc này khi đã là một tác gia hàng đầu về đề tài lịch sử, một cây bút tiêu biểu về Thăng Long – Hà Nội. |
Giáo án môn Toán 8
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHƯƠNG I. ĐA THỨC
Bài 1. Đơn thức
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
– Thu gọn được đơn thức.
– Nhận biết được đơn thức đồng dạng.
– Thực hiện được cộng và trừ đơn thức đồng dạng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
– Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án powerpoint, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
‒ Gợi mở động cơ dẫn đến nhu cầu thực hiện cộng hai đơn thức đồng dạng.
‒ Tình huống mở đầu thực tế, gần gũi làm gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc bài toán mở đầu được trình chiếu trên màn hình:
Bài toán: Một nhóm thiện nguyện chuẩn bị y phần quà giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà gồm x kg bao gạo và x gói mì ăn liền. Viết biểu thức biểu thị giá trị bằng tiền (nghìn đồng) của toàn bộ số quà đó, biết 12 nghìn đồng/kg gạo; 4,5 nghìn đồng/gói mì ăn liền.
– GV chia lớp thành bốn nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau:
Nhóm 1 và nhóm 3: Thực hiện nhiệm vụ trả lời Câu hỏi A.
Nhóm 2 và nhóm 4: Thực hiện nhiệm vụ trả lời Câu hỏi B.
Câu hỏi A |
Câu hỏi B |
– Trong y phần quà, hãy tính: • Giá trị của tổng số gạo; • Giá trị của tổng số gói mì ăn liền. – Tính tổng giá trị bằng tiền (nghìn đồng) của y phần quà đó. |
– Mỗi phần quà trị giá bao nhiêu? – Tính tổng giá trị bằng tiền (nghìn đồng) của y phần quà đó. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– Các nhóm tiến hành thảo luận và thống nhất phướng án trả lời câu hỏi của nhóm mình.
– GV quan sát, theo dõi các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Giải thích câu hỏi nếu các học sinh không hiểu nội dung các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– Mỗi nhóm cử đại diện trình bày phương án đã thống nhất.
– Các HS còn lại quan sát phương án trả lời của các bạn.
– GV gọi HS nhận xét, bổ sung và chữa bài.
*Dự kiến câu trả lời:
Câu trả lời cho câu hỏi A |
Câu trả lời cho câu hỏi B |
– Trong y phần quà: • Giá trị của tổng số gạo là 12xy (nghìn đồng); • Giá trị của tổng số gói mì ăn liền là 4,5xy (nghìn đồng); – Tổng giá trị bằng tiền của y phần quà đó là: 12xy + 4,5xy (nghìn đồng). |
– Mỗi phần quà trị giá là: 12x + 4,5x = 16,5x (nghìn đồng). – Tổng giá trị bằng tiền của y phần quà đó là: 16,5xy (nghìn đồng). |
Bước 4: Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
– Cuối hoạt động, HS đặt ra câu hỏi tại sao kết quả của hai cách làm lại khác nhau. Đây là động cơ tìm hiểu nội dung bài mới.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đơn thức và đơn thức thu gọn
a) Mục tiêu:
‒ HS nhận biết được đơn thức nhiều biến, đơn thức thu gọn và thu gọn được đơn thức;
– HS nhận biết được các khái niệm: bậc, hệ số và phần biến của đơn thức (đã thu gọn);
– HS luyện kĩ năng xác định được hệ số, phần biến và bậc của một đơn thức;
– HS nhận biết được đơn thức bậc 0.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu nội dung kiến thức khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV và thực hiện HĐ1, HĐ2, đọc và thảo luận Ví dụ 1, Ví dụ 2, Tranh luận, trả lời Câu hỏi ?, thực hành làm Luyện tập 1, Luyện tập 2.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, nắm được khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm đơn thức – GV yêu cầu HS thực hiện HĐ1: + GV mời một số HS nhắc lại khái niệm đơn thức một biến. + Khái niệm đơn thức một biến: “Đơn thức một biến là biểu thức đại số có dạng tích của một số thực với một lũy thừa của biến.” + GV mời 1 – 2 HS trả lời HĐ1, cả lớp nhận xét, GV đánh giá. – GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện HĐ2: + HS trả lời, cả lớp nhận xét. – GV đánh giá, chuẩn hóa kiến thức đưa ra khái niệm đơn thức: “Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.” + HS đọc phần kiến thức trọng tâm. + GV mời 1 số HS lấy ví dụ về đơn thức. – GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 1, hoạt động cá nhân sau đó trao đổi hỏi đáp. GV mời 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung. GV đánh giá và chốt đáp án. – GV yêu cầu HS nhận biết đơn thức bằng cách hoàn thành cá nhân Luyện tập 1. GV mời 1 – 2 HS trả lời, cả lớp nhận xét. GV chốt đáp án. – GV tổ chức cho HS thảo luận đưa ra ý kiến ở phần Tranh luận. Từ đó một lần nữa nhấn mạnh cho HS cách nhận biết một đơn thức. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khái niệm đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức. – GV dẫn dắt, hướng dẫn, phân tích cho HS về khái niệm đơn thức thu gọn và bậc của một đơn thức: |
1. Đơn thức và đơn thức thu gọn * Khái niệm đơn thức HĐ1: Biểu thức không phải là đơn thức một biến vì biểu thức này có chứa phép trừ. Một số ví dụ về đơn thức một biến: HĐ2: Nhóm 1. Những biểu thức có chứa phép cộng hoặc phép trừ: Nhóm 2. Các biểu thức còn lại: Nếu hiểu đơn thức (nhiều biến) tương tự đơn thức một biến thì nhóm 2 gồm những đơn thức. => Kết luận: Khái niệm đơn thức: “Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.” Ví dụ 1: SGK – tr6. Luyện tập 1: Các biểu thức là đơn thức gồm: Tranh luận:………………………. * Đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức: SGK – tr7. |
…………………………………………
Giáo án Âm nhạc 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Âm nhạc 8 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 8. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là giáo án môn Âm nhạc 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án môn Âm nhạc 8
CHỦ ĐỀ 1 : CHÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 1 – Tiết 1
Hát: Bài hát Chào năm học mới
Nghe nhạc: Bài hát Bay lên nhé nụ cười
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Chào năm học mới.
– Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Bay lên nhé nụ cười.
2. Năng lực
– Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.
– Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Chào năm học mới; biết tưởng tượng khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.
– Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Chào năm học mới.
– Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS cảm nhận được mái trường là nơi chứa đựng những tình cảm yêu mến, gắn bó của thầy và trò, là những tri thức, hoài bão,…Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Bài mới (40 phút)
NỘI DUNG 1 – HỌC HÁT BÀI: CHÀO NĂM HỌC MỚI ( 25 phút)
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: – HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. – Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
– Phương án 1:GV tổ chức cho cả lớp hát kết hợp vận động cơ thể theo bài hát (Con đường học trò hoặc Khai trường,…) – Phương án 2: GV tổ chức trò chơi Chia lớp thành 2 nhóm, hát đối đáp những bài hát có nội dung nói về mái trường, mùa thu, thầy cô,…Nhóm chiến thắng là nhóm hát được số lượng bài hát nhiều hơn. |
– HS hát và vận động theo nhạc. – HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV. |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: – HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát. – Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Chào năm học mới. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
a. Hát mẫu – GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Chào năm học mới kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu. |
– Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận. |
b. Giới thiệu vài nét về tác giả – Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau. – GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ. |
– Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ Phạm Hải Đăng. – HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng sinh năm 1989 tại Nam Định, hiện đang sống và làm việc tịa TP HCM. Anh là nhạc sĩ, nhà sản xuất, đào tạo âm nhạc, đạo diễn của nhiều phim truyền hình. Tác phẩm tiêu biểu: Chào năm học mới, Lời thầy cô, Trở lại trường xưa,… |
c. Tìm hiểu bài hát – GV đặt câu hỏi: + Nêu tính chất âm nhạc của bài hát? + Nêu nội dung bài hát? – Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn + Đoạn 1: Bạn ơi nhanh chân… ngày khai trường. + Đoạn 2: Ta hân hoan … có thầy cô. |
– HS thảo luận và đưa ra đáp án: + Bài hát có giai điệu vui tươi, hồn nhiên, sôi nổi. + Nội dung bài hát: Lời ca bài hát như tiếng reo vui đầy hân hoan của các bạn HS trong ngày khai trường; chứa đựng tình cảm yêu mến, gắn bó với mái trường, thầy cô và bạn bè. – HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát. |
d. Học từng câu hát – GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách (SGK trang 7). – Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài. – Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát chưa được tốt (nếu có). Lưu ý: – Hát chính xác những tiếng hát có nghịch phách: nhịp nhàng, học mới, rộn ràng, vui hát, nắng mai, vui bước, tương lai,… – Ngân đủ những tiếng hát có dấu nối: rồi, sang, trường, mai,… – Hát chính xác những tiếng hát có quãng nhảy: Bạn ơi, trường, Ta. |
– HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ đệm theo phách. – Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, cả bài. – HS hát hoàn chỉnh cả bài hát. |
LUYỆN TẬP Mục tiêu: – Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. – Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
– GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : Lĩnh xướng, hòa giọng. – GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp. – GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát. – GV nhận xét và sửa sai (nếu có) |
– HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV. + Lĩnh xướng: Bạn ơi nhanh chân…ngày khai trường. + Hòa giọng: Ta hân hoan vui hát…luôn thầy cô. – Nhóm HS trình bày. – HS nhận xét và nêu cảm nhận. – HS ghi nhớ. |
VẬN DỤNG Mục tiêu: – Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài hát ở các hình thức khác nhau. – Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
– GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát. |
– HS tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu diễn mới cho bài hát. |
NỘI DUNG 2 – NGHE NHẠC: BÀI HÁT BAY LÊN NHÉ NỤ CƯỜI ( 15 phút)
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: – Nhớ được tên bài hát và tên tác giả. – Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. Biết tưởng tượng và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc. Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
– GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ tay nhẹ nhàng theo nhịp điệu bài hát. – GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát. – GV chốt kiến thức. – Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận và những ước mơ của em sau khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười + Nêu cảm nhận về giai điệu, tính chất âm nhạc, nội dung, hình tượng âm nhạc trong bài hát? + Chia sẻ những dự định mong muốn của em, để thực hiện được điều đó em cần làm gì? |
– HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc. – HS nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát. – HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh sinh năm 1979 là hội viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại HN. Bài hát Bay lên nhé nụ cười được sáng tác 2010. Nội dung bài hát nói về những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ khi đứng trước những lựa chọn cho tương lai. – HS chia sẻ cảm nhận và nói những ước mơ của bản thân. |
VẬN DỤNG Mục tiêu: – Vận động theo nhịp điệu bài hát Bay lên nhé nụ cười. – Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
– GV yêu cầu HS vận động một số động tác trên nền nhạc bài hát. |
– HS quan sát, nghe nhạc và vận động một số động tác theo GV. |
1. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
– GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.
– Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu về gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng; cao độ, trường độ,…trong Bài đọc nhạc số 1.
……….
Giáo án môn Khoa học tự nhiên 8
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn.
– Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
– Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
– Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).
– Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ … (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).
– Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế …
– Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu …
2. Học sinh
– Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong … để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).
– SGK, vở ghi…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung: GV dựa vào câu hỏi mở đầu SGK – KHTN8 tr6 để dẫn dắt vào bài mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, câu trả lời có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?
– Học sinh nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Học sinh làm việc theo cặp cùng bàn, thảo luận.
– Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Đại diện một cặp đôi báo cáo kết quả.
– Giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để biết được những điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất đảm bảo thành công và an toàn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
a) Mục tiêu:
– Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.
– Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn.
b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1? Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng. Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó. |
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, … và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, … Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan …
– Nhãn a) cho biết:
+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.
+ Công thức hoá học: NaOH.
+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.
+ Khối lượng: 500g.
+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.
+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
– Nhãn b) cho biết:
+ Tên hoá chất: Hydrochloric acid.
+ Nồng độ chất tan: 37%.
+ Công thức hoá học: HCl.
+ Khối lượng mol: 36,46 g/mol.
+ Các kí hiệu cảnh báo:
– Nhãn c) cho biết:
Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.
+ Oxidizing: có tính oxi hoá.
+ Gas: thể khí.
+ Tên chất: oxygen.
+ Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.
+ Khối lượng: 25 kg.
Câu 2:
– Cách lấy hoá chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.
– Cách lấy hoá chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.
Câu 3:
– Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1. – HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1. – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. |
I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm 1. Nhận biết hoá chất Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, … và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, … Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan … 2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm – Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo … của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng. – Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. – Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí. – Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng (ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ …) và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm này.
b) Nội dung:
Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A. Câu 2: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp và phải hơ nóng đều ống nghiệm. Hãy giải thích điều này. Câu 3: Nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm. |
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
a – 2; b – 4; c – 6; d – 1; e – 3; g – 5.
Câu 2:
– Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
– Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
Câu 3: Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm: Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 2. – HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2. – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. |
II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng 1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ… 2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm a) Ống nghiệm – Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm. – Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 2/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn cồn. b) Ống hút nhỏ giọt Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm. |
……………
Giáo án Tin học 8 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1: Lược sử công cụ tính toán theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Tin học 8 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Tin học lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Tin học 8 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án môn Tin học 8
Ngày soạn:………………
Ngày giảng:…………………..
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
TIẾT 1
BÀI 1: LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
– Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.
– Hiểu máy tính được thiết kế theo nguyên lý Von-Neuman
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
– Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
2.2. Năng lực Tin học
– Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu những ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ. (NLa)
– Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí vào trao đổi thông tin để tìm hiểu về lịch sử phát triển của các tiến bộ trong công nghệ tính toán. (NLd)
3. Phẩm chất:
– Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
– Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân qua mối liên hệ sự phát triển Khoa học – Công nghệ trên thế giới với sự phát triển Tin học của đất nước.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa Tin học 8.
– Máy tính, máy chiếu.
– Một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời kì.
– Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:Sách giáo khoa Tin học 8, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu tính toán của con người đã có từ lâu và họ sử dụng những công cụ tự nhiên để thực hiện việc tính toán đó.
Nội dung: Công cụ tính toán đầu tiên.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và đặt câu hỏi: Em có biết đây là gì và thường được sử dụng trong lĩnh vực nào không?
– GV tóm tắt các ý ở phần khởi động để HS nắm rõ:
+ Các phép tính đầu tiên được con người thực hiện bằng sử dụng 10 ngón tay.
+ Hệ thống ghi số thập phân vẫn phổ biến đến ngày nay.
+ Công cụ tính toán sớm nhất là bàn tính.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS đọc thông tin đoạn văn bản và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời câu hỏi:
+ Đây là bàn tính.
+ Bàn tính thường được sử dụng trong lĩnh vực Toán học.
– GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Theo em, máy tính có sử dụng để tính toán được không. Để tìm hiểu xem máy tính được phát triển như thế nào và được sử dụng ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Lược sử công cụ tính toán.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động 1: Máy tính cơ học (15 phút)
Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS tiếp cận lược sử hình thành công cụ tính toán qua những câu chuyện.
Nội dung: Lược sử hình thành công cụ tính toán
Sản phẩm: Phiếu học tập
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2, đọc thông tin mục 1 – SGK tr.6, 7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 1. Tên của một trong những chiếc máy tính đầu tiên là gì? 2. Chiếc máy đó có thể làm được những gì? 3. Ý tưởng nào đã thúc đẩy sự phát minh ra máy tính? – Yêu cầu HS làm bài củng cố trong SGK: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì ? A . Máy tính cơ học thực hiện tự động. B. máy tính có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy . C. C ó thiết kế giống với máy tính ngày nay D. C ả 3 đặc điểm trên . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS suy nghĩ, tham khảo SGK trả lời câu hỏi - GV quan sát và trợ giúp các nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả. – Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. – Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. |
1. Máy tính cơ học – HS trả lời: + Chiếc máy tính cơ khí đầu tiên có tên Pascaline. + Thực hiện cả bốn phép tính số học. + Pascal muốn giúp cha trong việc tính toán thuế. – Đáp án đúng: D |
……….
Tải file tài liệu để xem giáo án lớp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án lớp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 8 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.