Bạn đang xem bài viết Giáo án lớp 8 sách Cánh diều (11 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 8 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án lớp 8 sách Cánh diều bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 8 theo chương trình mới dễ dàng hơn.
Giáo án lớp 8Cánh diều cả năm gồm gồm 11 môn: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Lịch sử – Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 – 2025:
Trọn bộ giáo án lớp 8 Cánh diều (Tất cả các môn)
Giáo án môn Ngữ văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THCS………
BÀI MỞ ĐẦU
CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 8
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 8.
– Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
– Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 8: truyện, thơ, hài kịch, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
– Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
– Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn? – GV chuẩn bị 05 câu hỏi và chiếu câu hỏi lên bảng, HS xung phong trả lời, ai có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. Câu 1: Ngoài bìa cuốn sách tập 1 của môn học có hình ảnh liên quan đến văn bản nào trong sách? Câu 2: Môn học này rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nào? Câu 3: Các kĩ năng đó giúp em như thế nào trong việc học môn này? Câu 4: Bài mở đầu giúp em hiểu được điều gì? Câu 5: Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi đọc? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS làm việc cá nhân Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV kiểm tra trực tiếp một số học sinh, còn lại nộp sản phẩm về cho cô theo yêu cầu trên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Dựa vào kết quả sản phẩm: – HS đánh giá sản phẩm của mình. – Đánh giá lẫn nhau. – GV đánh giá, nhận xét, chốt phương án trả lời. – GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Các em thân mến! Trải qua hai năm học vừa rồi, các em đã có cơ hội làm quen và học tập theo phương pháp mới về môn học Ngữ văn. Bởi vậy, chúng ta đều biết để học tốt môn học này thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì được học trong môn học đó. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và khám phá những nội dung cơ bản có trong cuốn sách thú vị này nhé! |
– HS trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: 1. Nắng mới (Lưu Trong Lư) 2. Các kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe 3. Giúp việc học trở nên thú vị, sáng tạo, đồng thời giúp phát triển năng lực của học sinh. 4. Bài mở đầu giúp hiểu được nội dung khái quát, cấu trúc sách và các bài học trong sách. 5. Dễ dàng nắm bắt được những kiến thức, bao gồm những nhiệm vụ và yêu cầu của từng phần như thế nào. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung lớn của cuốn sách
a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
I. Hình thức sách Ngữ văn 8 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát toàn bộ sách từ bìa, Lời nói đầu, các bài học bên trong và xem phần cuối sách, phần Mục lục. – GV nêu câu hỏi: + Sách Ngữ văn 8 có hình thức và bố cục như thế nào? + Tại sao HS phải làm quen với sách này? + Làm quen sẽ có tác dụng gì cho việc học tập? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS nghe và theo dõi – GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 3: HS báo cáo, thảo luận – GV tổ chức học sinh báo cáo kết quả thực hiện hoạt động. – HS thực hiện báo cáo, nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Kết luận – GV kết luận, chốt lại nhiệm vụ. II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 8 1. Học đọc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút. + Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo các thể loại. + Nêu nội dung chính của các văn bản đó. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV yêu cầu HS nộp sản phẩm. Bước 4: Nhận xét – GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Đọc mục 6. Rèn luyện tiếng Việt (Trang 8/SGK): + Sách Ngữ văn 8 gồm những loại bài tập tiếng Việt nào? + Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trả lời câu hỏi. – GV kiểm tra sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận định sản phẩm, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. |
I. Hình thức sách Ngữ văn 8 – Hình thức đẹp, bố cục khoa học, rõ ràng. – HS cần làm quen với sách nhằm: + Có cái nhìn tổng thể về chương trình Ngữ văn 8. + Xác định được năng lực, phẩm chất, kĩ năng hình thành cho bản thân. + Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp. – Tác dụng: + Xác định được trọng tâm của chương trình. + Xây dựng kế hoạch học tập cho bộ môn. II. Tìm hiểu nội dung sách Ngữ văn 8 1. Học đọc a. Các thể loại văn bản đọc hiểu – Văn bản truyện: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thúy),… – Văn bản thơ: Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),… – Văn bản hài kịch: Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e). – Văn bản nghị luận: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu trong truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn),… – Văn bản thông tin: Sao băng (Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (Lưu Quang Hưng),… b. Rèn luyện tiếng Việt – Các loại bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8: + Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt (bài tập nhận biết câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định,…) + Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt (bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ trong tác phẩm văn học và đời sống,…) + Bài tập lập đơn vị tiếng Việt (viết các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp) |
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN
Văn bản 1: Tôi đi học (Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện ngắn.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tôi đi học.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của truyện ngắn.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng những tình cảm đẹp ấy.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Thiết bị trình chiếu
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chiếu video bài hát Ngày đầu tiên đi học (tác giả Nguyễn Ngọc Thiện) cho HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ trong bài hát có tâm trạng như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét câu trả lời của HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dặt vào bài học mới: Các em thân mến! Trong cuộc đời mỗi con người những kỷ niệm về tuổi học trò, đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được ôn lại những kỷ niệm đó cùng nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Tôi đi học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Tôi đi học.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Thanh Tịnh và thông tin tác phẩm Tôi đi học.
d. Tổ chức thực hiện:
Giáo án môn Toán 8
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 1: ĐƠN THỨC NHIỀU BIẾN. ĐA THỨC NHIỀU BIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được đơn thức nhiều biến, đơn thức đồng dạng, đa thức nhiều biến.
- Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.
- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học đơn thức, đa thức nhiều biến, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: mô tả các dữ liệu của bài toán, thiết lập mối quan hệ giữa các đối tượng, đưa về bài toán thuộc dạng đã biết.
- Giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học. Thông qua bài toán mở đầu, HS bước đầu nhận thấy sự cần thiết của đa thức nhiều biến.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung vấn đề của bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trong giờ học Mĩ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là (cm), (cm) như Hình 1. Viết biểu thức thể hiện tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Dự kiến câu trả lời:
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Biểu thức còn được gọi là gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu”.
Bài mới: Đơn thức nhiều biến. Đa thức nhiều biến.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đơn thức nhiều biến
a) Mục tiêu:
– HS nhận biết và thể hiện được đơn thức nhiều biến, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
– HS thực hiện thu gọn đơn thức, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ 1, 2, 3, 4, 5, các ví dụ, Luyện tập 1, 2, 3, 4.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nhận biết được đơn thức, thu gọn các đơn thức, nhận biết đơn thức đồng dạng, thực hiện phép tính cộng trừ với các đơn thức đồng dạng.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đơn thức nhiều biến – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ 1. – GV giới thiệu những biểu thức nêu ở trên được gọi là đơn thức. – HS hãy khái quát thế nào là đơn thức hay đơn thức nhiều biến. – GV đặt câu hỏi thêm: các số thực, ví dụ số 4 có phải là đơn thức không? + HS lấy thêm ví dụ về các đơn thức. – HS đọc Ví dụ 1, giải thích vì sao 2x+ y không là đơn thức. – HS thực hiện Luyện tập 1. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đơn thức thu gọn – GV yêu cầu HS thực hiện HĐ 2. – Từ đó GV giới thiệu về đơn thức thu gọn. + GV nhấn mạnh về việc xác định hệ số và phần biến của đơn thức thu gọn. + GV lưu ý cách viết thông thường: ta viết hệ số trước, phần biến sau, các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái. – HS đọc Ví dụ 2: xác định đơn thức thu gọn, thu gọn đơn thức. – HS thu gọn đơn thức ở Luyện tập 2. – GV chú ý: + Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn. + Khi nói đến đơn thức, không nói gì thêm thì ta hiểu đó là đơn thức thu gọn. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu đơn thức đồng dạng – HS thực hiện HĐ 3. GV giới thiệu và được gọi là hai đa thức đồng dạng. – HS khái quát thế nào là hai đơn thức đồng dạng. + GV nhấn mạnh: hệ số của đơn thức phải khác 0. – HS quan sát Ví dụ 3, áp dụng thực hiện Luyện tập 3: giải thích vì sao đơn thức đồng dạng hay hoặc không đồng dạng. Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cộng, trừ đơn thức đồng dạng. – HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện HĐ 4. GV nêu câu hỏi: + Nhắc lại cách cộng trừ các đơn thức một biến có cùng số mũ đã được học? (cộng hoặc trừ phần hệ số, giữ nguyên phần biến). – Tương tự có cách cộng trừ các đơn thức đồng dạng. + GV lưu ý: chỉ thực hiện phép tính cộng, trừ rút gọn với các đơn thưc đồng dạng với nhau. – HS quan sát Ví dụ 4. – HS thực hiện Luyện tập 4. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. – GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm: + Đơn thức, đơn thức đồng dạng. + Cộng, trừ đơn thức đồng dạng. |
I. Đơn thức nhiều biến 1. Khái niệm HĐ 1: a) – Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là là: . – Diện tích của hình chữ nhật có độ dài hai cạnh lần lượt là là: – Thể tích của hình hộp chữ nhật có ba kích thước lần lượt là là: b)
Kết luận: Đơn thức nhiếu biến (hay đơn thức) là biếu thức đại só chì gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Ví dụ 1 (SGK – tr.7) Luyện tập 1: Biểu thức là đơn thức là: 2. Đơn thức thu gọn HĐ 2: Mỗi biến được viết một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương. Kết luận: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đá được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương và chỉ được viết một lấn. Số nói trên gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến của đơn thức thu gọn. Ví dụ 2 (SGK – tr.7) Luyện tập 2: 3. Đơn thức đồng dạng HĐ 3: a) Hệ số của là 2 Hệ số của là: -3. b) Phần biến của hai đơn thức đều như nhau về số biến và lũy thừa của từng biến. Kết luận Hai đơn thức đông dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phấn biến. Ví dụ 3 (SGK – tr.8) Luyện tập 3: a) Các đơn thức đồng dạng, vì cùng phần biến và có hệ số khác 0. b) Các đơn thức không đồng dạng vì không cùng phần biến. 4. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng HĐ 4: a) b) Kết luận: Đê cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. Ví dụ 4 (SGK – tr.9) Luyện tập 4: a) |
Hoạt động 2: Đa thức nhiều biến
a) Mục tiêu:
– HS nhận biết và thể hiện đa thức nhiều biến, đa thức thu gọn.
– HS tính được giá trị của đa thức biết giá trị của biến.
b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện các hoạt động HĐ 5, 6, 7, Ví dụ, Luyện tập 5, 6, 7.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
HS nhận biết đa thức nhiều biến, thu gọn đa thức, tính giá trị của đa thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đa thức nhiều biến – GV yêu cầu HS hoàn thành HĐ 5. – GV giới thiệu về đa thức nhiều biến. – GV có thể chia 2 nhóm, yêu cầu một nhóm nêu các đa thức nhiều biến, 1 nhóm xác định các biến và số đơn thức của đa thức đó. + GV đặt câu hỏi: đơn thức có là đa thức hay không? (Có là đa thức). – HS quan sát Ví dụ 5, áp dụng thực hiện Luyện tập 5: nhận biết đa thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đa thức thu gọn – HS thực hiện HĐ 6. GV giới thiệu hoạt động vừa thực hiện là thu gọn đa thức. – HS quan sát ví dụ 6: phát hiện các đơn thức đồng dạng, rồi thực hiện phép tính các đơn thức đó với nhau. – Tương tự HS thực hiện Luyện tập 6. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu giá trị của đa thức – HS thực hiện HĐ 7. – GV cho HS nhắc lại cách tính giá trị của đa thức một biến tại giá trị cho trước đã học ở lớp dưới. Để tính giá trị của đa thức nhiều biến tại giá trị cho trước của biến ta làm như thế nào? – GV hướng dẫn HS quan sát và thực hiện Ví dụ 7. – HS áp dụng thực hiện Luyện tập 7. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. – GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm: + Đa thức nhiều biến: tổng của các đơn thức. + Thu gọn đa thức: thu gọn các đơn thức đồng dạng. + Cách tính giá trị của đa thức. |
II. Đa thức nhiều biến 1. Khái niệm HĐ 5: a) Biểu thức có 2 biến. b) Mỗi số hạng là một đơn thức (một biến hoặc nhiều biến). Kết luận: Đa thức nhiếu biến (hay đa thức) là một tổng của những đơn thức. Ví dụ: là đa thức của biến ; là đa thức của ba biến Chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức. Ví dụ 5 (SGK – tr.9) Luyện tập 5: Biểu thức là đa thức là: 2. Đa thức thu gọn HĐ 6: Thu gọn đa thức là làm cho trong đa thức đó không còn hai đơn thức nào đồng dạng. Ví dụ 6 (SGK – tr.10) Luyện tập 6: 3. Giá trị của đa thức HĐ 7: Đa thức P được xác định bằng biểu thức: Thay vào biểu thức được: Ví dụ 7 (SGK – tr. 10) Luyện tập 7: Giá trị của đa thức Q tại là: |
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK – tr.11) và bài tập trắc nghiệm.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. HS nhận biết đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, thu gọn được đơn thức, thực hiện phép tính với các đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn KHTN lớp 8 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Giáo án KHTN 8 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 8. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là giáo án môn KHTN 8 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án môn Khoa học tự nhiên 8
BÀI MỞ ĐẦU: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
– Nhận biết được các thiết bị trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
– Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
– Trung thực, cẩn thận trong học tập.
– Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số dụng cụ thí nghiệm: ống đong, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ đựng hoá chất….
– Một số thiết bị điện cơ bản: điện trở, biến trở, điốt, oát kế, ampe kế …
– Một số hình ảnh minh hoạ về dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.
– Phiếu học tập, slide…
– Máy tính, máy chiếu…
2. Học sinh
– Sách giáo khoa, vở ghi …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung:
GV tổ chức trò chơi khởi động: “Đại đoàn kết”
GV chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm tự đặt tên nhóm của mình.
Trong vòng 1 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều dụng cụ thí nghiệm nhất nhóm đó giành chiến thắng.
GV dựa trên kết quả trò chơi của HS dẫn vào bài mới.
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS: ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, lưới amiang …
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 5 nhóm, phát giấy A3, yêu cầu các nhóm đặt tên cho nhóm mình, cử đại diện, thư kí nhóm và nêu quy tắc chơi.
– GV nêu yêu cầu, trong vòng 1 phút các nhóm hãy liệt kê tên các dụng cụ thí nghiệm mà em biết vào giấy A3, kết thúc thời gian, nhóm nào liệt kê nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
– HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc theo nhóm, cử đại diện liệt kê vào giấy A3.
– GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Các nhóm treo sản phẩm của mình lên trên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV tổng kết và chọn ra nhóm giành giải nhất.
GV dẫn dắt vào bài: Vừa rồi cô đã cùng các em liệt kê 1 số dụng cụ có trong PTN, trong tiết học này cô sẽ cùng các em tìm hiểu kĩ hơn cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị này cũng như một số quy tắc an toàn trong PTN, thông qua bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
b) Nội dung:
– HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A. Câu 2: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp? |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
Câu 1:
a) ghép với 2.
b) ghép với 4.
c) ghép với 6.
d) ghép với 1.
e) ghép với 3.
g) ghép với 5.
Câu 2:
Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. – HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1. – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – 2 HS đại diện 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu. – Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. – GV hướng dẫn học sinh sử dụng 1 số dụng cụ thí nghiệm như cốc đong … trực quan bằng dụng cụ đã chuẩn bị. |
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8 1. Một số dụng cụ thí nghiệm a) Dụng cụ đo thể tích Ví dụ: cốc đong, cốc chia vạch … Công dụng: Dùng để đo thể tích chất lỏng. b) Dụng cụ đựng hoá chất Ví dụ: lọ đựng hoá chất, ống nghiệm, mặt kính đồng hồ … Công dụng: Để đựng hoá chất dạng lỏng, rắn. c) Dụng cụ đun nóng Ví dụ: đèn cồn, bát sứ, lưới thép, kiềng đun … Công dụng: – Đèn cồn: dùng để đun nóng. – Bát sứ: dùng để đựng khi trộn các hoá chất rắn với nhau, nung các chất ở nhiệt độ cao,… – Lưới thép: dùng để lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới ngọn lửa đèn cồn, giúp nhiệt toả đều và không làm nứt cốc khi lửa tụ nhiệt tại một điểm. – Kiềng đun: dùng để đặt cố định dụng cụ như cốc, bình tam giác … có chứa hoá chất cần đun nóng. d) Dụng cụ lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất Thìa thuỷ tinh: dùng để lấy từng lượng nhỏ hoá chất rắn cho vào dụng cụ thí nghiệm. Đũa thuỷ tinh: dùng để khuấy khi hoàn tan chất rắn hoặc pha trộn các dung dịch với nhau. e) Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm – Bộ giá thí nghiệm: dùng để cố định các loại ống nghiệm. – Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoá chất thí nghiệm
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được một số hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
b) Nội dung:
– HS làm việc theo nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Liệt kê 5 hoá chất rắn và 5 hoá chất lỏng mà em biết? Câu 2: Trình bày thao tác lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng? Câu 3: Vì sao khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm? |
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
Câu 1:
– 5 hoá chất rắn: zinc (Zn); copper (Cu); sulfur (S); calcium carbonate (CaCO3); sodium chloride (NaCl).
– 5 hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl); nước oxi già (H2O2); dung dịch barium chloride (BaCl2); dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4); hydrochloric acid (HCl) …
Câu 2: Thao tác lấy hoá chất:
– Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn, dạng bột.
– Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.
– Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: dùng ống hút nhỏ giọt.
Câu 3:
Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm (cùng bàn) hoàn thành phiếu học tập số 2. – HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2. – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – 3 HS đại diện 3 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu. – Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. – GV biểu diễn trực quan thao tác lấy hoá chất lỏng và đun hoá chất trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho HS quan sát. |
2. Một số hoá chất thí nghiệm a) Một số hoá chất thường dùng – Hoá chất rắn: một số kim loại như zinc (Zn); copper (Cu), … một số phi kim như sulfur (S), carbon (C), … một số muối như calcium carbonate (CaCO3), sodium chloride (NaCl) … – Hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl); nước oxi già (H2O2); dung dịch barium chloride (BaCl2); dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4) … – Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCl); sulfuric acid (H2SO4), … – Hoá chất dễ cháy nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2), … b) Thao tác lấy hoá chất – Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn, dạng bột. – Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm. – Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: dùng ống hút nhỏ giọt. – Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. |
Hoạt động 4: Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn
a) Mục tiêu:
– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
b) Nội dung:
HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho những việc làm sau: 1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ. 2/ Ngửi, nếm các hoá chất. 3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 4/ Tự tiện sử dụng hoá chất. 5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, … 6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm. 7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất. 8/ Ăn uống trong phòng thực hành. 9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, … 10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự. 11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. 12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường. 13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Hãy sắp xếp các việc làm trên vào hai nhóm: những việc cần làm và những việc không được làm. |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Những việc cần làm |
Những việc không được làm |
1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ. 3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, … 7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất. 9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, … |
2/ Ngửi, nếm các hoá chất. 4/ Tự tiện sử dụng hoá chất. 6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm. 8/ Ăn uống trong phòng thực hành. 10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự. 11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. 12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường. 13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. |
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS không sử dụng SGK, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 3.
– HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3.
– GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– 2 HS đại diện 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.
– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số thiết bị cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8.
b) Nội dung:
– Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thiện phiếu học tập số 4, từ đó lĩnh hội kiến thức.
……………..
Giáo án môn Công nghệ 8
BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
- Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản có dạng khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
- Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
- Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học.
- GV có thể tạo các mô hình đa diện, khối tròn xoay… bằng vật liệu có giá cả hợp lí, dễ chế tác giúp cho HS dễ hiểu hơn.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu
c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi:
Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
HS đưa ra những nhận định ban đầu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Mô tả vật thể bằng các hình vẽ là một cách làm rất hiệu quả, thể hiện một cách đầy đủ hình dáng, cấu tạo và kích thước của vật thể. Sau khi học xong bài này, các em có thể biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ. Chúng ta cùng vào Bài 2: Hình chiếu vuông góccủa khối hình học cơ bản
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hình chiếu, các phép chiếu và đặc điểm tia chiếu tương ứng.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.
c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hình chiếu, câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 và trả lời các câu hỏi: + Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng cách nào? (các phép chiếu) + Hình 2.1 có mấy phép chiếu? (3) Đó là những phép chiếu nào? (Phép chiếu xuyên tâm, vuông góc, song song) + Hình chiếu là gì? + Các điểm A’. B’, C’ trong hình 2.1 được gọi là gì? (Hình chiếu) – GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Khám phá mục I SGK trang 8: Quan sát Hình 2.1 và cho biết tia chiếu ở các phép chiếu khác nhau như thế nào? – GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập bằng cách kẻ bảng:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8. – GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trả lời câu hỏi của GV, trình bày câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu, các phép chiếu. |
I. Khái niệm hình chiếu – Hình chiếu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng hình chiếu. Trả lời Khám phá mục I SGK trang 8:
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc
a) Mục tiêu: Mô tả được một cách đơn giản các yếu tố của phép chiếu vuông góc: mặt phẳng hình chiếu, hướng chiếu tia chiếu, hình chiếu và mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 9 – 10, quan sát Hình 2.2 – 2.4 SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về hình chiếu vuông góc, câu trả lời các câu hỏi Khám phá mục II.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.1 SGK trang 9, quan sát Hình 2.2 và 2.3 SGK và trả lời câu hỏi: + Kể tên các mặt phẳng hình chiếu (H2.2). + Kể tên các hình chiếu (H2.3). – GV giới thiệu: Phương pháp xây dựng hình chiếu này được gọi là phương pháp chiếu góc thứ nhất. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Khám phá mục II. 1 SGK trang 9: Quan sát Hình 2.3 và cho biết: Làm thế nào để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể? * Bố trí các hình chiếu – GV hướng dẫn HS cách để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như hình 2.4a. – GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4, mô tả vị trí của các hình chiếu B và C trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A. – GV lưu ý HS: Trên mặt phẳng giấy vẽ chỉ biểu diễn các hình chiếu như Hình 2.4b với lưu ý bố trí khoảng cách các hình chiếu không xa quá hoặc không gần nhau quá. – GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK trang 10: 1. Quan sát Hình 2.4 và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng 2. Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng? 3. Cho biết vị trí các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với hình chiếu đứng trên mặt phẳng giấy vẽ 4. Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh nào của vật thể? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, Khám phá mục II SGK trang 9 – 10. – GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày câu trả lời cho câu hỏi của GV, Khám phá II SGK trang 9 – 10. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu vuông góc. |
II. Hình chiếu vuông góc 1. Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc – Có 3 mặt phẳng hình chiếu: + Mặt phẳng hình chiếu đứng (thẳng đứng, chính diện) + Mặt phẳng hình chiếu bằng (nằm ngang) + Mặt phẳng hình chiếu cạnh. – Các hình chiếu: + Hình chiếu đứng (từ trước) + Hình chiếu bằng (từ trên) + Hình chiếu cạnh (từ trái) Trả lời câu hỏi Khám phá: Lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải lên các mặt phẳng hình chiếu, nhận được các hình chiếu: + Hình chiếu A: Hình chiếu đứng + Hình chiếu B: Hình chiếu bằng + Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái 2. Bố trí các hình chiếu Vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A như sau: – Hình chiếu B: được đặt bên dưới, theo phương nằm ngang với hình chiếu A. – Hình chiếu C: được đặt ở bên phải, theo phương nằm ngang với hình chiếu A. Trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK 1. + Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng) + Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng) + Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh) 2. Vì khi lập bản vẽ, người ta thể hiện trên mặt phẳng giấy. 3. + Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ + Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng + Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng 4. Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh khuất của vật thể. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của khối đa diện
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số khối đa diện (hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ tam giác đều, khối chóp tứ giác đều) và vẽ hình chiếu vuông góc của chúng.
b) Nội dung: HS đọc nội dung, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, các câu hỏi Khám phá mục III SGK trang 11 – 13.
c) Sản phẩm: HS nhận biết được 3 loại khối đa diện thường gặp, vẽ hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật, trả lời các câu hỏi Khám phá mục III SGK trang 11 – 13.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Khối đa diện – GV có thể tạo mô hình các khối đa diện giúp HS quan sát và hiểu bài dễ dàng hơn. – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1 SGK trang 11 kết hợp quan sát Hình 2.6 và trả lời các câu hỏi: + Khối đa diện là gì? + Kể tên một số khối đa diện thường gặp – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Khám phá mục III.1 trang 11: Quan sát Hình 2.6 và cho biết: 1. Các mặt đáy, mặt bên của các khối đa diện là hình gì? 2. Mỗi khối đa diện có những kích thước nào được thể hiện trên hình? * Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện – GV hướng dẫn HS cách vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện qua ví dụ về hình chiếu của khối hộp chữ nhật: Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng Bước 3: Vẽ hình chiếu cạnh Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ – GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá mục III.2 SGK trang 13: 1. Từ hình chiếu đứng, xác định vị trí hình chiếu bằng như thế nào? 2. Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình gì? Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối hộp? 3. Quan sát Hình 2.8 và cho biết: – Các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều là các hình gì? – Kích thước của hình chiếu cạnh Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày kết quả thực hiện các câu hỏi Khám phá mục III. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức khi vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
III. Hình chiếu vuông góc của khối đa diện 1. Khối đa diện – Khối đa diện là khối hình không gian được bao bởi các mặt là các hình đa giác phẳng. – Các khối đa diện thường gặp là: + Hình 2.6 a: Khối hộp chữ nhật + Hình 2.6 b: Khối lăng trụ tam giác đều + Hình 2.6 c: Khối chóp tứ giác đều Trả lời Khám phá mục III.1: 1. + Khối hộp chữ nhật có hai mặt đáy và bốn mặt bên là hình chữ nhật. + Khối lăng trụ tam giác đều có hai mặt đáy là hai tam giác đều bằng nhau, các mặt bên là hình chữ nhật. + Khối chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh. 2. Những kích thước được thể hiện trên khối đa diện là: + Khối hộp chữ nhật: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. + Khối lăng trụ tam giác đều: chiều dài cạnh đáy, chiều cao lăng trụ. + Khối chóp tứ giác đều: chiều dài cạnh đáy, chiều cao khối chóp. 2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng (Hình 2.7a) + Chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ + Dựa vào hình dạng, kích thước mặt trước vẽ hình chiếu đứng bằng nét mảnh Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng (Hình 2.7b) + Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng + Căn cứ và hình dạng, kích thước mặt đáy để vẽ hình chiếu bằng Bước 3:Vẽ hình chiếu cạnh(Hình 2.7 c) – Kẻ đường phụ trợ nghiêng 45o so với phương ngang. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng và bằng để xác định vị trí hình chiếu cạnh. + Căn cứ vào hình dạng mặt bên trái vẽ hình chiếu cạnh Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ (Hình 2.7d) – Tẩy bỏ nét thừa, đường gióng, đường phụ trợ, tô đậm các nét theo quy định – Ghi kích thước cho bản vẽ. Trả lời các câu hỏi Khám phá mục III.2 SGK trang 13: 1. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng 2.
3.
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
a) Mục tiêu: Nhận biết được hình trụ, hình nón và hình cầu, từ đó có thể vẽ được các hình chiếu của hình trụ, hình nón và hình cầu.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục IV trang 13 – 15 SGK, quan sát các Hình 2. 9 và 2.10, trả lời câu hỏi Khám phá trong mục.
c) Sản phẩm: Vẽ vào vở hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay, các câu trả lời câu hỏi Khám phá mục IV trang 13 – 15 SGK
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Khối tròn xoay – GV có thể tạo mô hình các khối tròn xoay làm dụng cụ trực quan giúp HS hiểu dễ dàng hơn. – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV SGK trang 13 kết hợp quan sát Hình 2.9 và trả lời các câu hỏi: + Khối tròn xoay là gì? + Kể tên một số khối tròn xoay thường gặp – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.1 SGK trang 14: Quan sát Hình 2.9 và cho biết: Khi quay hình chữ nhật, hình tam giác vuông, nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được các khối tròn xoay nào? * Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay – GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao các khối tròn xoay thường chỉ biểu diễn hai hình chiếu? Đó là những hình chiếu nào? – GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu hình chiếu vuông góc của khối trụ Đọc nội dung mục IV.2 SGK trang 14, quan sát Hình 2.10a và trả lời các câu hỏi: Các hình chiếu vuông góc của khối trụ là hình gì? Chúng thể hiện các kích thước nào của khối trụ? + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu hình chiếu vuông góc của khối cầu Đọc mục IV.2 SGK, trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.10b và nêu đặc điểm các hình chiếu của hình cầu. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.2 SGK trang 14: Quan sát Hình 2.10 em hãy cho biết h và d thể hiện kích thước nào của vật thể? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS đọc thông tin mục IV SGK trang 13 – 14, quan sát hình ảnh 2.9, 2. 10 và trả lời câu hỏi Khám phá của mục. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày kết quả. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
IV. Hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay 1. Khối tròn xoay – Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định. – Một số khối tròn xoay thường gặp: + Khối trụ + Khối nón + Khối cầu Trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.1 SGK trang 14: + Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ + Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối tròn + Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu. 2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay – Do tính đối xứng, các khối tròn xoay thường chỉ biểu diễn hai hình chiếu: + Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng + Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh Hình chiếu vuông góc của khối trụ – Nếu hướng chiếu dọc theo đường trục của hình trụ thì hình chiếu thu được là hình tròn. – Nếu hướng chiếu vuông góc với đường trục thì hình chiếu thu được là hình chữ nhật. Các hình chiếu vuông góc của hình cầu – Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là hình tròn, có đường kính bằng đường kính hình cầu. Trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.2 SGK trang 14: + h là chiều cao khối trụ + d là đường kính mặt đáy hình tròn của khối trụ và đường kính hình cầu. |
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
a) Mục tiêu: HS luyện tập về hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản thông qua các bài tập
b) Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm và luyện tập SGK trang 10 – 15.
c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu trắc nghiệm, bài luyện tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
– GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS:
+ Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể
+ Trên mặt phẳng giấy vẽ, các hình chiếu phải đặt đúng vị trí theo quy định
+ Khối đa diện là hình không gian được bao bởi các mặt là các đa giác
+ Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định
– GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
A. Hình chiếu
B. Vật chiếu
C. Mặt phẳng chiếu
D. Vật thể
Câu 2: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:
A. Một hướng
B. Hai hướng
C. Ba hướng
D. Bốn hướng
Câu 3: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng:
A. Hình vuông
B. Hình lăng trụ
C. Hình tam giác
D. Hình chữ nhật
Câu 4: Hình nón có hình chiếu đứng là tam giác cân, hình chiếu bằng là:
A. Tam giác
B. Tam giác cân
C. Hình tròn
D. Đáp án khác
Giáo án môn Lịch sử – Địa lí 8
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
2.Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực nhận thức, tư duy lịch sử:
- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lập bảng thống kê và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng về thành tựu của văn minh Đại Việt.
3. Phẩm chất
- Trung thực, yêu nước, trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế hệ cha ông.
- Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và đất liền).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Hình ảnh SHS, hình ảnh sưu tầm liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến liên quan đến kinh tế, văn hóa, tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b.Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII để HS nhận biết và nêu hiểu biết về địa danh này.
c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:
– GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và cho biết:
+ Những hình ảnh em vừa quan sát nói đến địa danh nổi tiếng nào trong lịch sử?
+ Trình bày một số hiểu biết của em về địa danh này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách báo, internet,…để trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về địa danh nổi tiếng trong lịch sử vừa được quan sát.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá về thông tin HS trình bày:
+ Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời nhà Lê. Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hội An từ năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc.
+ Đầu thế kỷ XVII, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh, sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
+ Thế kỷ XVIII, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.
+ Đầu thế kỷ XX, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập năm 1976, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng. Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, Hội An đã tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam. Tại kỳ họp lần thứ 23, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. Vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt ra sao? Sự chuyển biến về văn hóa và tôn giáo có những biểu hiện như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2, nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII (theo Phiếu học tập số 1).
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.1, 8.2 SHS tr.35, 36 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
– GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII: + Về nông nghiệp: · Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy? · Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại như vậy? + Về thủ công nghiệp: Trình bày tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong trong các thế kỉ XVI – XVIII và nêu nhận xét. + Về thương nghiệp: · Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta lại xuất hiện thêm một số đô thị? Kể tên một số đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong lúc bấy giờ. · Tình hình buôn bán với nước ngoài như thế nào? – GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu trong Đại Việt Sử ký toàn thư SHS tr.35, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,…để hoàn thành Phiếu học tập số 1. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 1. – GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 1. – GV kết luận chung về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII: Kinh tế nước ta phát triển phồn thịnh với các đặc điểm chính sau: + Nông nghiệp đã thực thi nhiều chính sách mới, tuy nhiên vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. + Thủ công nghiệp ngàng càng tăng tiến nhưng không thể chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. + Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động. |
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII |
||
Nông nghiệp |
Thủ công nghiệp |
Thương nghiệp |
– Nông nghiệp Đàng Ngoài: + Thế kỉ XVI – XVII: nông nghiệp bị tác động từ các cuộc xung đột, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. · Khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác. · Đắp đê. + Thế kỉ XVIII: nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. · Ruộng đất bị bỏ hoang. · Vỡ đê. · Mất mùa. è Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ. – Nông nghiệp Đàng Trong: Chính quyền chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách sản xuất nông nghiệp. + Kai hoang lập làng xóm mới. + Diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn. à Kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định. |
– Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, có nhiều làng nghề với sản phẩm nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Đông),… – Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước: mỏ bạc Tuyên Quang, mỏ thiếc Cao Bằng,… |
– Hoạt động trao đổi buôn bán mở rộng trong cả nước. – Chợ, phố xá hình thành. – Xuất hiện thêm một số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế),… – Thế kỉ XVII: thương nhân châu Á, châu Âu đến buôn bán, lập thương điếm (sản phẩm có len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm,…) – Thế kỉ XVIII: hoạt động buôn bán, trao đổi với các nước phương Tây sa sút, chủ yêu buôn bán với thương nhân Trung Quốc, Đông Nam Á. |
Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII
Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) |
Lụa La Khê (Hà Đông) |
Phố Hiến (Hưng Yên) |
Hoạt động 2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.3 SHS tr.36, 37, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII (theo Phiếu học tập số 2).
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc nhóm (4 – 6 HS/nhóm). – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 8.3 SHS tr.36, 37 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 2: Mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
– GV hướng dẫn các nhóm khai thác một số nội dung thảo luận về những chuyển biến của văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII: + Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: · Thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta tồn tại những tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào? Các hình thức sinh hoạt văn hóa này có tác dụng gì? · Các tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào hiện nay vẫn đang được duy trì? + Về chữ viết: · Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ai là người có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ? · Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay? + Văn học: Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVII và đầu thế kỉ XVIII. + Nghệ thuật: Trình bày những nét chính về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật dân gian nước ta trong các giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII. – GV lưu ý các nhóm khai thác thêm tư liệu về việc sử dụng dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt SHS tr.37, tìm hiểu thêm một số hình ảnh, thông tin, tư liệu có liên quan đến những chuyển biến về văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII để hoàn thành Phiếu học tập số 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin SHS kết hợp sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu trên sách, báo, internet,…để hoàn thành Phiếu học tập số 2. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày những chuyển biến về văn hóa của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập số 2. – GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức Phiếu học tập số 2. – GV kết luận chung về những chuyển biến của văn hóa Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII. |
2. Tìm hiểu những chuyển biến về văn hóa Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động. |
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII |
|
Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng |
– Tử tưởng, tôn giáo: + Nho giáo: tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử. + Phật giáo và Đạo giáo: từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng: chùa Tây Phương, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,… + Thiên chúa giáo: Thế kỉ XVI, Thiên chúa giáo được truyền bá vào Đại Việt từ thuyên buôn của giáo sĩ phương Tây. Thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động này ngày càng được gia tăng. Hoạt động của Đạo thiên chúa nhiều lần bị cấm do không hợp với cách cai trị của chúa Trịnh – Nguyễn nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo. – Tín ngưỡng: tín ngưỡng và lễ hội truyền thống được duy trì, thắt chặt tình đoàn kết làng xóm, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. |
Chữ viết |
– Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây (tiêu biểu là A-lếch-xăng đờ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm lại tiếng Việt à chữ Quốc ngữ ra đời. – Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học dễ phổ biến. Lúc đầu chỉ được dùng để truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta đến ngày nay. |
Văn học |
– Văn học chữ Hán: tiếp tục chiếm ưu thế. – Văn học chữ Nôm: phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại thơ, truyện,…(Bạch Vân quốc âm thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tư Dung vãn – Đào Duy Từ,….). – Văn học dân gian: phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại: truyện Nôm, thơ lục bát, thơ song thất lục bát. |
Nghệ thuật |
– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo. – Nghệ thuật sân khấu: phong phú với các loại hình tuồng, chèo, hát ả đào, múa đèn, ảo thuật,… – Nghệ thuật dân gian: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,… |
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 2: XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nắm được những cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- Biết cách trân trọng, giữ gìn tình bạn đẹp.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng:
- Có những hành động xây dựng, giữ gìn và trân trọng tình bạn đẹp.
- Đưa ra các ý tưởng cho việc xây dựng, giữ gìn tình bạn.
3. Phẩm chất:
- Hòa đồng: Sẵn sàng mở lòng, biết cách lắng nghe và làm bạn với mọi người xung quanh.
- Trung thực: Thẳng thắn, tự tin chia sẻ quan điểm của mình về tình bạn.
- Trách nhiệm: HS có ý thức giữ gìn, trân trọng những tình bạn đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8.
- Giấy A0, A4.
- Bút dạ, nam châm dính bảng hoặc băng dính trắng.
2. Đối với học sinh
- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật tìm hiểu về tình bạn.
- Chuẩn bị bài chia sẻ về người bạn tốt của mình với cả lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe và hát bài Cho bạn cho tôi(Ca sĩ Lam Trường).
c. Sản phẩm: HS nghe và hát bài hát Cho bạn cho tôi, chia sẻ cảm nhận về bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát Cho bạn cho tôi (Ca sĩ Lam Trường)
– GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cảm nhận, suy nghĩ gì sau khi nghe bài hát?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận, tham gia hoạt động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS nghe và hát theo bài hát.
– HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình sau khi nghe bài hát Cho bạn cho tôi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung bài mới: Xây dựng và giữ gìn tình bạn đẹp.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp
a. Mục tiêu: HS chia sẻ về biểu hiện của tình bạn đẹp.
b. Nội dung: GV trình bày nội dung, tổ chức HS chia sẻ theo nhóm, thảo luận, hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ được những biểu hiện của tình bạn đẹp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV dẫn dắt: Tình bạn là một thứ tình cảm tự nhiên, cao đẹp luôn được con người giữ gìn, bồi đắp và trân trọng. – GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Theo em, một tình bạn đẹp có những biểu hiện nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trả lời. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS |
1. Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp Gợi ý: – Yêu thương, quý mến nhau – Phù hợp với nhau về quan điểm sống, tính cách – Chân thành, tin cậy – Tôn trọng lẫn nhau – Đồng cảm cho nhau – Giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống – …… |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn
a. Mục tiêu: HS biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.
c. Sản phẩm: HS liên hệ bản thân và đánh giá trung thực.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận về tình huống trong SHS – tr.10: Chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn. – GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Em biết những cách thức nào để xây dựng và giữ gìn tình bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi tình huống. – HS thảo luận nhóm và trình bày câu trả lời ra giấy A0. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV kết luận – Câu hỏi tình huống: Huy và Hoàng đã xây dựng và giữ gìn tình bạn bằng cách: + Có cùng sở thích về rô-bốt, đọc truyện tranh, đam mê đá bóng. + Hai bạn thường xuyên hỗ trợ nhau trong học tập. + Cùng nhau tham gia câu lạc bộ thể thao của trường. + Thường xuyên tâm sự với nhau về những vấn đề trong cuộc sống, những ước mơ, dự định tương lai. |
2. Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn – Luôn quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. – An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn, gặp khó khăn. – Không toan tính, so bì, ganh tị trong tình bạn. – Biết thông cảm, tha thứ cho nhau. – Biết chỉ ra và góp ý cho những hạn chế của bạn để bạn sửa đổi. – Biết chọn bạn bè. – Dành thời gian cho bạn bè. – Tôn trọng bạn bè và bí mật của họ. – Trung thực trong tình bạn. – Biết tha thứ và xin lỗi trong tình bạn. |
Hoạt động 3. Tổ chức hoạt động xây dựng tình bạn đẹp
a. Mục tiêu: HS sử dụng những cách thức xây dựng tình bạn để tham gia vào việc xây dựng tình bạn đẹp.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm: HS biết cách xây dựng tình bạn đẹp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Nhiệm vụ 1: Cùng làm chiếc bánh tình bạn. GV chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ: + Em sẽ dùng những nguyên liệu gì để tạo nên chiếc bánh tình bạn? + Cách tạo ra chiếc bánh tình bạn là gì? – Nhiệm vụ 2: Trò chơi Bạn tả tôi đoán. + GV phổ biến luật chơi: · Chia lớp làm 4 đội chơi. Các đội lần lượt bốc thăm các từ cần phải tả để cho nhóm mình đoán được. · Thời gian giới hạn cho việc diễn tả từ khóa là 30 giây. Khi diễn tả từ khóa, người diễn tả không được nói từ trùng với từ khóa, có thể dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. · Hết 30 giây, nếu nhóm mình không đoán được từ khóa thì các nhóm khác được giành quyền trả lời. · Kết thúc trò chơi, đội nào đoán được nhiều từ khóa nhất thì giành chiến thắng. + Các từ khóa: giúp đỡ, hòa đồng, bình đẳng, bạn thân, sở thích, bí mật, giận dỗi, tha thứ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Làm chiếc bánh tình bạn. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. – HS tham gia trò chơi Bạn tả tôi đoán. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời các nhóm giới thiệu về chiếc bánh tình bạn của nhóm mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. – GV kết luận. |
3. Xây dựng tình bạn đẹp – Biết cách xây dựng tình bạn đẹp là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết. – Quan tâm, chia sẻ, cảm thông, vị tha là cách em thể hiện sự trân trọng và gìn giữ tình bạn. |
4. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS xử lí các tình huống về xây dựng và giữ gìn tình bạn.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống, HS xử lí tình huống.
c. Sản phẩm học tập: HS có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp làm 5 nhóm.
– GV phổ biến từng nhiệm vụ cho từng nhóm: Viết kịch bản, phân công vai diễn và xử lí các tình huống ngay trong vở diễn.
+ Nhóm 1 – Tình huống 1: Em nghe được những thông tin không đúng về bạn mình, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 2 – Tình huống 2: Bạn của em tham gia một cuộc thi và đạt giải cao, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 3 – Tình huống 3: Có người nói với em rằng bạn của em đã nói những điều không tốt về em, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 4 – Tình huống 4: Em và bạn hiểu lầm nhau, em sẽ làm gì?
+ Nhóm 5 – Tình huống 5: Bạn của em gặp chuyện buồn về gia đình, em sẽ làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận nhóm để xây dựng kịch bản tình huống, đóng vai và xử lí tình huống.
– HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tiết sau trình bày sản phẩm trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp vào tiết sau.
– GV gợi ý cách xử lí tình huống:
+ Tình huống 1: Em nghe được những thông tin không đúng về bạn mình, em sẽ làm gì?
→Em sẽ đính chính lại những thông tin đó cho chính xác để tránh ảnh hưởng xấu đến bạn của mình.
+ Tình huống 2: Bạn của em tham gia một cuộc thi và đạt giải cao, em sẽ làm gì?
→ Em sẽ thật lòng chúc mừng bạn và vui mừng cho bạn vì đã đạt giải cao trong cuộc thi.
+ Tình huống 3: Có người nói với em rằng bạn của em đã nói những điều không tốt về em, em sẽ làm gì?
→Em sẽ tin tưởng bạn của mình để tránh người khác chia rẽ quan hệ bạn bè.
+ Tình huống 4: Em và bạn hiểu lầm nhau, em sẽ làm gì?
→Em sẽ cùng bạn thẳng thắn, trung thực nói ra vấn đề để giải quyết, đồng thời cũng xin lỗi nếu mình sai, nếu bạn sai thì sẵn sàng tha thứ cho bạn để tránh vì hiểu lầm không được giải quyết mà rạn nứt tình cảm.
+ Tình huống 5: Bạn của em gặp chuyện buồn về gia đình, em sẽ làm gì?
→ Em sẽ ở bên cạnh bạn hỏi thăm, an ủi bạn để bạn bớt buồn; động viên bạn để bạn có thể vượt qua nỗi buồn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
– Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: Phòng, tránh bắt nạt học đường.
– Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện việc phòng, tránh bắt nạt học đường.
Giáo án môn Mĩ thuật 8
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: THIẾT KẾ TRANG TRÍ BAO BÌ BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được giá trị công năng sử dụng và trang trí của hộp giấy.
- Trình bày được cấu tạo và cách thiết kế, tạo hình hộp giấy.
- Thiết kế, trang trí được sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng.
- Có ý thức sử dụng những vật liệu thân thiết với môi trường.
2. Năng lực
Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học, một trong giao tiếp và hợp tác) thông qua các biểu hiện:
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sưu tầm tranh, ảnh về bao bì bằng giấy.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
- Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để sáng tạo hoạ tiết, cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.
Năng lực riêng:
- Nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được giá trị công năng sử dụng và trang trí của hộp giấy.
- Sáng tạo thẩm mĩ: Lên ý tưởng, thiết kế, trang trí được sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng.
- Phân tích, đánh giá thẩm mĩ: Mô tả được cấu tạo và cách thiết kế, tạo hình hộp giấy. và liên hệ thực tiễn.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS những phẩm chất như: đức tính kiên trì, chăm chỉ, biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm mĩ thuật thông qua một số hoạt động và biểu hiện chủ yếu sau:
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, thực hành đầy đủ, tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm.
- Thẳng thắn đóng góp ý kiến và xây dựng bài; phê phán các hành vi không phù hợp trong học tập và trong cuộc sống.
- Giữ gìn và bảo vệ sản phẩm mĩ thuật của mình làm ra, luôn tôn trọng sản phẩm và sự sáng tạo của bạn cũng như người khác.
- Bước đầu hiểu và có ý thức tôn trọng bản quyền thương hiệu, không vi phạm thương hiệu sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
- Giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ,…
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Mĩ thuật 8.
- Họa phẩm, màu vẽ, bìa, bút, giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số hiểu biết thức tế về bao bì bằng giấy và phân loại bao bì bằng giấy.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về bao bì bằng giấy và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về cách phân loại bao bì bằng giấy.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bao bì bằng giấy và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số bao bì bằng giấy:
– GV yêu cầu HS trả lời:
+ Theo em, bao bì bằng giấy được phân thành mấy nhóm?
+ Em đã sử dụng bao bì bằng giấy trong trường hợp nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát GV trình hình ảnh, vận dụng thực tế cuộc sống để trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi: Tùy thuộc vào sản phẩm, mục đích sử dụng, chất liệu… mà hộp giấy được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau.
+ Theo công dụng: xét về góc cạnh tiếp xúc với sản phẩm, bao bì được chia thành bao bì trong và ngoài.
- Bao bì trong: Là lớp bao bì tiếp xúc trực tiếp tới sản phẩm, có ảnh hưởng gần nhất tới việc bảo quản.
- Bao bì ngoài: Là lớp ngoài cùng nhằm đảm bảo cả về mặt chất lượng và số lượng hàng hoá bên trong. Bao bì ngoài thường cứng cáp, chịu lực cao, để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.
+ Theo số lần sử dụng:
- Bao bì giấy dùng một lần: Là loại được dùng 1 lần và không có khả năng tái sử dụng, như bộ dụng cụ giấy (ly giấy, chén dĩa giấy, ống hút giấy…) hoặc các sản phẩm trang trí tiệc bằng giấy (hoa giấy, cờ giấy…).
- Bao bì dùng nhiều lần: sản phẩm của bao bì có khả năng tái sử dụng nhiều lần ví dụ như túi giấy, hộp cứng quà tặng, hộp cao cấp…
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Thiết kế trang trí bao bì bằng giấy.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát, nhận thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Biết được công năng sử dụng của hộp giấy.
– Nêu được cấu tạo và đặc điểm về hình dáng của hộp giấy.
– Trình bày được một số suy nghĩ, cảm nhận về thông điệp của bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh về hộp giấy SHS tr.19, 20 và trả lời các câu hỏi SHS.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về công năng sử dụng, cấu tạo và đặc điểm về hình dáng của hộp giấy và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về hộp giấy SHS tr.19, 20: – GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh trên, em hãy cho biết: + Công năng sử dụng của hộp giấy. + Cấu tạo và đặc điểm về hình dáng của hộp giấy. – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ của em về thông điệp của bài học này. – GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về hộp giấy: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về công năng, cấu tạo và đặc điểm hình dáng của hộp giấy. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV mở rộng kiến thức: + Hộp giấy và các sản phẩm bao bì từ giấy có thể dễ dàng tái chế, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, không gây ô nhiễm môi trường nên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sản xuất, sử dụng thay vì bao bì ni lông hay nhựa. + Trang trí hộp giấy theo phong cách nghệ thuật hiện đại là xu hướng phổ biến trong mĩ thuật ứng dụng. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Quan sát, nhận thức – Công năng sử dụng của hộp giấy: Hộp giấy được dùng để chứa đựng, bảo quản, trưng bày hay vận chuyển các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. – Cấu tạo của hộp giấy: + Giấy bìa cứng: có cấu tạo bởi một lớp giấy có định lượng cao. + Giấy carton: có cấu tạo với giấy carton 3 lớp, 5 lớp và 7 lớp kết hợp lớp giấy bồi bên ngoài để đảm bảo yêu cầu về in ấn. – Đặc điểm hình dáng của hộp giấy: + Phổ biến với các mặt hàng sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao. + Đựng sản phẩm có mặt ngoài thiết kế chứa đựng hình ảnh sản phẩm, logo thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp rộng rãi đến người tiêu dùng. => Kết luận: Thông điệp của bài học: – Có thể dễ dàng tái chế hộp giấy cũ thành nhiều sản phẩm thông dụng khác. – Cần tích cực sử dụng hộp giấy thay cho hộp nhựa. Hộp giấy vô cùng thân thiện với môi trường vì sản phẩm dễ phân huỷ trong thời gian ngắn. |
Hoạt động 2: Sáng tạo
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nắm được các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.
– Thiết kế, trang trí được sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng.
b.Nội dung:
– GV hướng dẫn các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy.
– GV yêu cầu HS thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích.
c. Sản phẩm: Sản phẩm hộp giấy phù hợp với mục đích sử dụng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm ý tưởng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thảo luận về các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS lắng nghe GV hướng dẫn các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy và thảo luận nhóm đôi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về các bước tìm ý tưởng trang trí sản phẩm hộp giấy. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Thực hành – Tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình 1 – 4 SHS tr.21. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cho biết: Nêu các bước tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các bước tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 3: Thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thức. – GV nêu một số lưu ý trước khi HS thực hành thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích. – GV trình chiếu cho HS tham khảo một số SPMT của HS: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện thiết kế hộp đựng bằng giấy theo hướng dẫn và gợi ý của GV. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS hoàn thành sản phẩm thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá phần luyện tập của HS và chuyển sang nội dung mới. |
2. Sáng tạo 2.1. Tìm ý tưởng – Xác định nội dung, chủ đề. – Chọn hình tượng/ họa tiết chính. – Xác định phương pháp thực hành. 2.2. Thực hành – Tạo hình hộp giấy và trang trí sản phẩm – Bước 1: Vẽ các mặt của hộp lên giấy. – Bước 2: Cắt và tạo hình hộp. – Bước 3: Vẽ trang trí lên hộp giấy. – Bước 4: Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm. 2.3. Luyện tập – Thiết kế hộp đựng bằng giấy theo ý thích – Nên sử dụng loại giấy bìa đề giúp đảm bảo độ bên của hộp giấy. – Trước khi gấp hộp giấy, cần tạo ra các nếp gấp đề định hình các cạnh, mỗi nếp gấp cần gập thật chặt để phân biệt rõ các cạnh. – Có thể trang trí bằng hình thức vẽ, cắt, dán…. lên hộp giấy theo những chủ đề khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THẢO LUẬN
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm, trao đổi, thảo luận với bạn về sản phẩm theo gợi ý SHS.
b. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung SHS.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ về SPMT trước lớp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
– GV hướng dẫn HS trình bày sản phẩm thiết kế hộp đựng bằng giấy trong nhóm.
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận về sản phẩm mĩ thuật thiết kế bằng giấy theo nội dung sau:
+ Ý tưởng và cách sử dụng sản phẩm.
+ Quá trình làm ra sản phẩm hộp giấy.
+ Nhận xét, góp ý về sản phẩm của bạn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm, trưng bày sản phẩm và trao đổi về sản phẩm mĩ thuật thiết kế bằng giấy theo gợi ý SHS.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ trước lớp về các nội dung theo gợi ý SHS.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá phần trao đổi của các nhóm.
– GV chuyển sang nội dung mới.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, thiết kế hộp từ giấy, bìa,…góp phần bảo vệ môi trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thiết kế hộp từ giấy, bìa,…góp phần bảo vệ môi trường.
c. Sản phẩm: Sản phẩm thiết kế hộp từ giấy, bìa,…của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện: Để giảm thiểu rác thải nguy hại từ hộp
nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, em hãy làm những chiếc hộp từ giấy, bìa…. để đựng đồ khi có thể.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, nhu cầu thực tế để làm những chiếc hộp từ giấy, bìa….
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS nộp sản phẩm vào bài học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá.
– GV tổng kết và kết thúc bài học:
+ Hộp giấy có thể được tạo hình bằng cách vẽ các mặt và nhiều kiểu gập khác nhau.
+Hộp giấy có thể được tạo ra từ vật liệu tái chế.
+ Việc sử dụng hộp nhựa là một trong những tác nhân gây nguy hại đến môi trường. Vì thế, cần tích cực sử dụng hộp giấy thay cho hộp nhựa.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Hoàn thành sản phẩm thiết kế những chiếc hộp từ giấy, bìa….
– Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Tìm hiểu nghệ thuật hiện đại thế giới.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ giáo án lớp 8 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án lớp 8 sách Cánh diều (11 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 8 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.