Bạn đang xem bài viết Giáo án lớp 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (7 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án lớp 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 12 theo chương trình mới dễ dàng hơn.
Giáo án lớp 12 Kết nối tri thức cả năm gồm 7 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Tin học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 – 2025:
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Anh 12 Global Success
UNIT 1: LIFE STORIES WE ADMIRE
Lesson 1: Getting started – The diary of Dang Thuy Tram
I. OBJECTIVES
By the end of this lesson, Ss will be able to:
1. Knowledge
– Gain an overview about the topic Life stories we admire;
– Gain vocabulary to talk about famous people’s life stories;
– Get to know the language aspects: Past simple vs. Past continuous.
2. Competences
– Develop communication skills and creativity;
– Be collaborative and supportive in pair work and teamwork;
– Actively join in class activities.
3. Personal qualities
– Be proud and respectful of famous people in Viet Nam and in the world;
– Develop self-study skills.
II. MATERIALS
– Grade 12 textbook, Unit 1, Getting started
– Computer connected to the Internet
– Projector / TV
– hoclieu.vn
Language analysis
Form |
Pronunciation |
Meaning |
Vietnamese equivalent |
1. surgeon (n) |
/ˈsɜːdʒən/ |
a doctor who is trained to perform surgery |
bác sĩ phẫu thuật |
2. resistance (n) |
/rɪˈzɪstəns/ |
the act of using force to oppose somebody/something |
sự chống lại |
3. enemy (n) |
/ˈenəmi/ |
a country or group that you are fighting a war against |
quân địch |
4. soldier (n) |
/ˈsəʊldʒə(r)/ |
a member of an army, especially one who is not an officer |
người lính |
5. devote (sth to sth) |
/dɪˈvəʊt/ |
to give an amount of time, attention, etc. to something |
cống hiến |
Assumption
Anticipated difficulties |
Solutions |
Students are reluctant to work in groups. |
– Encourage students to work in pairs and in groups so that they can help each other. – Provide feedback and help if necessary. |
Students may lack vocabulary to deliver a speech. |
– Explain expectations for each task in detail. – Continue to explain task expectations in small chunks (before every activity). – Provide vocabulary and useful language before assigning tasks. – Encourage students to work in groups so that they can help each other. |
III. PROCEDURES
1. WARM-UP (5 mins)
a. Objectives:
– To stir up the atmosphere and activate students’ knowledge on the topic;
– To set the context for the listening and reading part;
– To enhance students’ skills of cooperating with teammates.
b. Content:
– Game: Who is this?
c. Expected outcomes:
– Students can describe and guess the names of some famous people.
d. Organisation:
Game: Who is this? (PPT slides) – Teacher divides the class into two teams. – Teacher prepares the pictures of 7 famous people. – Teacher gives instructions for the game: + One student from each group comes and sees a picture. Students use their own words to describe the person so that their teammates can say the famous person’s name. + If the answer is correct, the team gets one point. + If the answer is incorrect, the chance to answer is transferred to the other team. + The team having more points is the winner of the game. |
– Students work in groups. – Students look at the picture that the teacher shows them and give descriptions of the famous figure. – Other students try to guess the name. |
7 famous people: 1. Barack Obama 2. Dang Thuy Tram 3. Steve Jobs 4. Nelson Mandela 5. Vo Nguyen Giap 6. Pelé 7. Michael Jackson |
e. Assessment
– T observes and gives feedback.
2. ACTIVITY 1: PRESENTATION (5 mins)
a. Objectives:
– To provide students with new words related to the topic;
– To help students be well-prepared for the listening and reading tasks.
b. Content:
– Vocabulary pre-teaching
c. Expected outcomes:
– Students can identify some new words related to the topic.
d. Organisation
TEACHER’S ACTIVITIES |
STUDENTS’ ACTIVITIES |
CONTENTS |
Vocabulary pre-teaching – Teacher introduces the vocabulary. – Teacher explains the meaning of the new vocabulary by pictures. – Teacher checks students’ understanding with the “Rub out and remember” technique. – Teacher reveals that these five words will appear in the reading text and asks students to open their textbook to discover further. |
– Students listen to the teacher’s explanation and guess the words. – Students write down the new words in their notebook. |
New words: 1. surgeon (n) 2. resistance (n) 3. enemy (n) 4. soldier (n) 5. devote (sth to sth) |
e. Assessment
– Teacher checks students’ pronunciation and gives feedback.
– Teacher observes students’ writing of vocabulary in their notebooks.
….
Kế hoạch bài dạy môn Văn 12 Kết nối tri thức
BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT (11 tiết)
ĐỌC
VĂN BẢN 1
XUÂN TÓC ĐỎ CỨU QUỐC
(Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
– Chỉ ra và phân tích được một số nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện: khả năng bao quát hiện thực đời sống; góc độ quan sát, nhân vật và hệ thống sự kiện; cách miêu tả nét đặc thù của ngôn ngữ nhân vật;… thể hiện qua đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
– Nhận biết và phân tích được tính chất trào phúng, giá trị hiện thực của tiểu thuyết Số đỏ, một kiệt tác hoạt kê của Việt Nam trong thế kỉ XX, thể hiện qua đoạn trích.
– Vận dụng được những kĩ năng sau khi học xong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc để đọc hiểu những văn bản cùng thể loại và thực hiện nhiệm vụ thực tiễn.
2. Phẩm chất
Có thái độ phê phán tình trạng loạn chuẩn khi đánh giá các hiện tượng đời sống và nhìn nhận con người, hướng tới việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV Ngữ văn 12, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, một số tư liệu ảnh, video clip liên quan đến tác giả Vũ Trọng Phụng, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu
Huy động kiến thức đã có của HS về đặc điểm của tiểu thuyết, tạo tâm thế đọc hiểu văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
b. Nội dung
Hãy nói về một chi tiết trong đoạn trích hoặc trong tiểu thuyết Số đỏ mà em ấn tượng nhất và lí giải vì sao.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
Chia sẻ của HS về một chi tiết ấn tượng nhất trong đoạn trích hoặc tiểu thuyết Số đỏ.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1– 2 – 3 – 4. GV cho HS chia sẻ cảm nhận về một chi tiết ấn tượng và nhận xét về câu trả lời của HS. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
a. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu
Chỉ ra và phân tích được một số nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện: khả năng bao quát hiện thực đời sống; góc độ quan sát, nhân vật và hệ thống sự kiện; cách miêu tả nét đặc thù của ngôn ngữ nhân vật;… thể hiện qua đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
b. Nội dung
Tập trung làm rõcác vấn đề Câu chuyện và sự kiện –Tình huống và nhân vật trào phúng– Người kể chuyện và điểm nhìn – Ngôn ngữ – Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng qua các nhiệm vụ cụ thể.
Vấn đề 1.Câu chuyện và sự kiện Văn bản kể câu chuyện gì? Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. Vấn đề 2.Tình huống và nhân vật trào phúng 1. Xác định tình huống của đoạn trích. Tình huống nào là chính? Vì sao? 2. Theo lời tác giả: “Số đỏ tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong một xã hội đang tư sản hoá cuối mùa”. Sự “dị dạng của con người” thể hiện như thế nào qua các nhân vật trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc? 3. Phân tích nét đặc sắc của cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng. Vấn đề 3. Ngôi kể và điểm nhìn Xác định ngôi kể, điểm nhìn đã được nhà văn lựa chọn và ý nghĩa của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện thực theo khám phá và quan niệm của nhà văn. Vấn đề 4.Ngôn ngữ Nêu nhận xét khái quát về sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ở đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. Vấn đề 5.Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng thể hiện như thế nào qua đoạn trích? |
c. Sản phẩm
Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở. Vấn đề 1.Câu chuyện và sự kiện – Câu chuyện: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc -Sự kiện chính: + Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt:Sân quần Rollandes Varreau của Hà thành đã ghi được một chỗ rẽ cho lịch sử thể thao khi giá vào cửa là ba đồng hạng bét nhưng người xem cũng trên ba nghìn. Tất cả mọi người đều đã thua và họ đều hi vọng vào Xuân Tóc Đỏ. Tất cả các quan chức cấp cao của hai nước đã an toạ nhưng Tổng cục thể thao Bắc Kì đang lo sốt vó khi không thấy hai nhà đương kim Hải và Thụ. Cuối cùng, để chữa cháy họ mời quán quân Xiêm La đấu với Xuân Tóc Đỏ. + Diễn biến kịch tính của “ván quần” giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La: Trong trận đấu, Xuân đã chiếm được ưu thế hơn so với quán quân Xiêm. Điều đó khiến vua Xiêm tức giận và doạ dẫm chiến tranh sẽ nổ ra nếu Xuân thắng, ông Giám đốc chính trị Đông Dương đã phải tìm ông Văn Minh để bảo Xuân Tóc Đỏ nhường quán quân Xiêm La. + Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và sự tung hô của dân chúng: Xuân nghe vậy thì nhường bàn cuối khiến công chúng, khán giả sững sờ. Ban đầu họ có vẻ đả đảo Xuân nhưng với với sự lẻo mép, khôn lỏi của mình, Xuân đã thuyết phục quần chúng bằng tài diễn thuyết. Hắn tỏ vẻ trịch thượng và tự cho rằng mình đã bỏ qua lòng tự trọng mà cứu đất nước. Lúc này, quần chúng lại coi hắn như người hùng cứu quốc thực thụ và tán tụng, ngợi ca. Vấn đề 2.Tình huống và nhân vật trào phúng 1. Tình huống – Tình huống 1: Hai nhà quán quân cũ là Hải và Thụ mất tích, dẫn đến nguy cơ trận chung kết quần vợt phải hoãn, đồng thời cũng tạo cơ hội cho Xuân Tóc Đỏ được ra sân tỉ thí với quán quân Xiêm La. – Tình huống 2: Xuân Tóc Đỏ thắng điểm quán quân Xiêm La, vô tình đẩy hai nước Việt, Xiêm đến miệng hố chiến tranh – một tình trạng nguy cấp phải giải quyết kịp thời. – Tình huống 3: Đông đảo khán giả đả đảo Xuân, đòi được giải thích, buộc Xuân và ông bầu Văn Minh phải biện xảo để xoay ngược thế cờ. Trong ba tình huống nêu trên, tình huống chính là tình huống 2. Bởi vì, tình huống này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kịch tính và bước ngoặt của toàn bộ sự kiện được kể, nó liên quan chặt chẽ đến cao trào của sự kiện, nói lên “số đỏ” của nhân vật Xuân, phơi bày toàn bộ sự bịp bợm của màn kịch đang diễn ra. |
2. Nhân vật trào phúng – Tên gọi: ông TYPN, Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ, cô Tuyết, nhân vật đám đông,…: tên nhân vật độc đáo, mang ngụ ý, gây ấn tượng mạnh, gắn với ngoại hình, đặc điểm, tính cách đặc biệt,… kích thích sự tò mò, hứng thú của người đọc. – Hành động: + Nhân vật Xuân: “kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hi vọng vào Xuân” – không được tác giả giới thiệu một cách trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của nhân vật khác nhưng ta có thể thấy mọi người đều đang rất mong chờ, hi vọng và trao trọn niềm tin cho nhân vật này. Điều đó cho thấy đây là một nhân vật có quyền lực, tài giỏi vô cùng nên mới được trao niềm tin để cứu vớt lại danh dự của một gia đình. + Ông Văn Minh: sung sướng vì người của mình được đại diện cho Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc, trước nhà vô địch Xiêm La vì như vậy sẽ làm tăng danh dự cho bản thân. + Vua Xiêm: “lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo”; “Vua Xiêm tức thì lôi trong túi áo ra cái bản đồ Ấn Ðộ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại” – thể hiện rõ nét cơn thịnh nộ của vua Xiêm khi đứng trước bàn thắng của Xuân Tóc Đỏ, lối miêu tả cường điệu càng nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của sự kiện. + Ông Giám đốc chính trị Đông Dương “sau khi tai nghe một hiệu lệnh của quan Toàn quyền, tức thì bỏ khán đài, chạy xuống sân đi tìm ông bầu của Xuân Tóc Đỏ” – Hành động của quan chức đã tạo ra một bức tranh hài hước và mỉa mai về tình hình cứu quốc, cứu quốc bằng phương án nhường đối thủ, đây là một lối suy nghĩ hèn nhát, thiển cận. + Nhân vật đám đông: “Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn”; “rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hoá ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần bằng thuốc phiện không có giấm thanh, hút vào phổi”; “công chúng còn đứng lại, đông nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân” – Gợi khung cảnh hỗn loạn, đầy nghịch lí qua ngôn ngữ châm biếm, mỉa mai xen lẫn cường điệu để mô tả trạng thái “thôi miên, lên đồng”, ở đây là cả một cộng đồng xã hội bị một cá nhân, tổ chức lôi kéo “dắt mũi”. – Lời nói: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!”; “Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kì to tát nó khiến ta phải đành nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La!”; “Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích rất rõ. Vậy xin thiên hạ hãy bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua”; “A bas Xuân! A bas Xuân! Des explications” – mang màu sắc châm biếm, mỉa mai xen lẫn cường điệu, phê phán,… |
||||||||||
– Bằng ngòi bút trào phúng, lối viết “ngấu nghiến”, nhịp điệu dồn dập, giọng văn phảng phất thái độ khinh miệt, nhà văn đã tạo ra những nhân vật dị biệt, khác lạ từ tên gọi đến tính cách. Họ đại diện cho một xã hội lố lăng, kệch cỡm, “chó đểu” thời bấy giờ. 3. Cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng + Nội dung: đề cập đến những hậu quả của một xung đột Việt – Xiêm và nhấn mạnh rằng cuộc chiến sẽ kéo theo nạn đói và thảm hoạ cho nhân loại. + Ngôn từ: “Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kì to tát nó khiến ta đành phải nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La”; “Mi đã biết đâu cái lòng hi sinh cao thượng vô cùng”, “điểm cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải là chỉ nghĩ đến mình…” – chứa đầy các yếu tố đối nghịch, hội tụ các mối tương quan xã hội phức tạp. Chúng xung đột và hoà hợp với nhau một cách kì dị, phản ánh đúng bản chất kì dị của xã hội đương thời. + Giọng điệu: kiêu ngạo, hùng biện, bề trên,… – bản chất khôn lỏi, cơ hội của Xuân. + Hành động: nó vỗ vào ngực (tự cao, tự mãn, đề cao bản thân); nó đấm tay xuống không khí (sự kiên định); nó giơ cao tay lên (sự quyết tâm);… – Cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện có dáng dấp của một màn hài kịch, thể hiện rõ cảm quan của Vũ Trọng Phụng về hiện thực. Xã hội đảo điên đã tạo cơ hội cho Xuân – một kẻ “hạ lưu” vô học nhưng láu cá – đã chui sâu, leo cao và đạt được cơ hội “thăng tiến” khó ngờ. Theo ông, tất cả những gì đang diễn ra trong xã hội đều là một tấn trò não nuột, xen lẫn bi và hài. Vấn đề 3. Ngôi kể và điểm nhìn – Ngôi kể và điểm nhìn: Đoạn trích được kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài. – Ý nghĩa: + Tạo điều kiện bao quát toàn cảnh sự việc, đẩy nhanh nhịp độ kể và làm nổi bật tính chất “hề” của toàn bộ những gì được kể. + Tuy chọn điểm nhìn bên ngoài để miêu tả, tái hiện sự việc nhưng vị trí đặt điểm nhìn lại luôn được dịch chuyển, soi chiếu ở nhiều góc khác nhau (bao quát, cụ thể, xa, gần,…) để người đọc thấy được bức tranh tổng thể về những gì đang diễn ra: từ cảnh náo nhiệt trên sân vận động đến cảnh rỉ tai ám muội giữa các “đấng” tai to mặt lớn trong ban tổ chức sự kiện; từ cảnh rừng người hò reo đến cảnh đặc tả từng động tác tay, chân đầy “biểu cảm” của nhân vật chính – Xuân Tóc Đỏ. – Mô tả và đánh giá hiện thực từ nhiều góc độ, phê phán và chỉ ra những vấn đề xuất hiện trong thời buổi “cũ – mới tranh nhau”, “Á – Âu xáo trộn”, mớ hỗn độn tạp nham mà tác giả cho rằng đó là “cái xã hội đen tối, thối nát”. Điểm nhìn toàn tri giúp nhà văn vạch trần những mảng tối trong hiện thực đồng thời thể hiện sự khinh bỉ đối với xã hội lúc bấy giờ. |
||||||||||
– Như vậy, việc lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn tuỳ thuộc đặc điểm của đối tượng được miêu tả, thể hiện. Đây là sự lựa chọn phù hợp, có ý đồ nghệ thuật rõ ràng. Vấn đề 4.Ngôn ngữ – Sự tương đồng: Thể hiện rõ sắc thái mỉa mai, trào phúng, mặc dù ở lời nhân vật, sự mỉa mai không mang tính chủ động. Do được đặt trong bối cảnh “hề” nên ngay cả khi lời nhân vật thể hiện tâm trạng hoảng hốt (lời nhân vật Văn Minh) hay lâm li, phấn khích (lời nhân vật Xuân Tóc Đỏ), thì tính chất mỉa mai vẫn được bộc lộ rất rõ, hoà điệu với tính chất mỉa mai trong lời người kể chuyện. – Sự khác biệt:
Vấn đề 5.Phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng – Ý thức phơi bày những mặt trái, mặt nhố nhăng của hiện thực luôn thường trực. Trong con mắt của ông, xã hội đương thời đầy rẫy những biểu hiện tha hoá, suy đồi, dường như vô phương cứu chữa. – Sắc sảo trong việc xây dựng những chân dung biếm hoạ, luôn tìm thấy những chi tiết độc đáo có thể lột trần chân tướng của sự vật, hiện tượng và con người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. – Thể hiện một khả năng tưởng tượng, hư cấu đặc biệt khi liên tiếp dựng lên những tình huống phi lí, những mẫu nhân vật quái dị với hành động và ngôn ngữ khác thường. Tuy nhiên, mọi sự tưởng tượng, hư cấu của ông đều dựa trên nền tảng hiện thực. – Để tăng cường khả năng bao quát hiện thực cho trang viết, nhà văn dụng công trong việc hư cấu nên các tình huống – sự kiện có sự góp mặt của đủ hạng người trong xã hội; sử dụng bối cảnh lịch sử và xã hội thực tế; ngôn từ sắc bén, mô tả tinh tế để thể hiện sự nhạy bén trong việc quan sát và phê phán xã hội thông qua các biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ, ẩn dụ,…; giọng văn đanh thép, mỉa mai để tố cáo sự thối nát của xã hội đương thời; sử dụng kiểu liên hệ so sánh đầy tính bất ngờ nhắm tới nhiều đối tượng cùng một lúc. |
d. Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS luân phiên đọc văn bản. Nhắc HS chú ý những chi tiết làm nổi rõ tình huống đặc biệt đã khiến mọi nhân vật lộ rõ bản chất; chọn được giọng điệu thích hợp khi đọc – thể hiện những sắc thái riêng của ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện;… Sau đó, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ.
Bước 1. GV giao nhiệm vụnhư mục Nội dung.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. GVquan sát, điều hành lớp.
Bước 3 – 4. GV tổ chức thảo luận và kết luận.
– GV tổ chức cho HS sắp xếp các sự kiện để tạo thành nội dung văn bản. GV chọn 1 HS trình bày tại chỗ, khuyến khích HS nhận xét; GV kết luận như mục Sản phẩm.
– HS được yêu cầu làm việc theo cặp đôi. GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá về các tình huống được các em nêu lên, có thể dựa vào một số tiêu chí sau (được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi): Tình huống đó liên quan như thế nào đến cao trào của sự kiện? Tình huống đó nói lên được điều gì về “số đỏ” của nhân vật Xuân? Tình huống đó đóng vai trò quyết định ra sao đối với việc phơi bày toàn bộ sự bịp bợm của màn kịch đang diễn ra? để xác định tình huống chính. HS trình bày, nhận xét. GV kết luận như mục Sản phẩm. GV yêu cầu HS đọc kĩ cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng – một cảnh thuộc cao trào của đoạn trích và của cả tác phẩm Số đỏ. Thông qua việc tìm hiểu nét đặc sắc của cảnh này, HS sẽ cảm nhận được sâu hơn về sự “điên rồ” của một chế độ xã hội đang trên đường băng hoại, đồng thời cũng hiểu rõ sức mạnh của tiểu thuyết trong việc làm chuyển biến nhận thức của độc giả về các vấn đề bức thiết của cuộc sống. HS trình bày, GV kết luận như mục Sản phẩm.
– GV tuỳ thực tế lớp học chia HS thành các nhóm 4 – 6. Các nhóm lên trình bày sản phẩm. GV cho HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá các nhóm. GV kết luận như mục Sản phẩm. Sau đó, các nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.
– GV hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi. Mỗi cặp đôi chọn một đoạn văn bản có cả lời nhân vật, lời kể và đóng vai, đọc thành tiếng, từ đó nhận thấy sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. GV tổ chức cho 3 cặp đôi trình bày. GV kết luận như mục Sản phẩm.
– GV hướng dẫn HS tư duy. Tổ chức thảo luận với quy mô toàn lớp học. Sau khi HS trao đổi, GV tổng hợp và kết luận như mục Sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu
Nhận biết và phân tích được tính chất trào phúng, giá trị hiện thực của tiểu thuyết Số đỏ, một kiệt tác hoạt kê của tiểu thuyết Việt Nam trong thế kỉ XX, thể hiện qua đoạn trích.
b. Nội dung
Câu 1. Nêu chủ đề và giá trị hiện thực của đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
Câu 2.Hãy tìm những dấu hiệu của tiểu thuyết hoạt kê được thể hiện qua đoạn trích.
Câu 3. Hãy nêu cách đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết hoạt kê.
c. Sản phẩm
Câu 1 – Chủ đề:Đoạn trích thể hiện sự tha hoá về nhân cách của những kẻ đại diện cho xã hội “chó đểu”; sự xuống cấp của cả hệ thống, một chế độ xã hội đang trên đường băng hoại đầu thế kỉ XX trước cơn xoáy Âu hoá ở Việt Nam. – Giá trị hiện thực: + Vũ Trọng Phụng dựng lên bức tranh về xã hội thượng lưu thông qua cuộc tỉ thí quần vợt. + Bức tranh hiện thực về một cộng đồng xã hội thượng lưu lố lăng, kệch cỡm,… Câu 2 Những dấu hiệu của tiểu thuyết hoạt kê được thể hiện qua đoạn trích là: – Phản ánh được bức tranh đời sống rộng lớn với đủ thành phần xã hội và các sự kiện chằng chéo, phức tạp. – Từ một vài sự việc, nhân vật cụ thể, nhà văn giúp độc giả hình dung được bức tranh rộng lớn về các quan hệ và tính cách phức tạp trong xã hội. – Làm chuyển biến nhận thức của độc giả về các vấn đề bức thiết của cuộc sống. – Xây dựng các tình huống và chân dung trào phúng. – Ngôn ngữ trào phúng. – Bối cảnh trào phúng. Câu 3 Cách đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết hoạt kê: Đọc và xác định đề tài; câu chuyện và hệ thống sự kiện; tình huống và thế giới nhân vật; ngôi kể và điểm nhìn; ngôn ngữ; kết nối để xác định chủ đề, giá trị của văn bản; nhận xét về phong cách của nhà văn. |
Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS như mục Nội dung.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. GV quan sát, điều hành lớp.
Bước 3 – 4. GV tổ chức thảo luận và kết luận.
Câu 1. GV gọi HS trình bày. GV kết luận như mục Sản phẩm.
Câu 2. GV lưu ý HS đọc lại phần Tri thức ngữvăn trong SGK, HS hoàn thành phiếu học tập đểnhận diện được các dấu hiệu của tiểu thuyết hoạt kê thể hiện qua đoạn trích.
PHIẾU HỌC TẬP | ||
STT | Dấu hiệu của tiểu thuyết hoạt kê | Biểu hiện trong văn bản |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 | ||
… |
GV gọi HS trình bày. GV kết luận như mục Sản phẩm.
Câu 3. GV định hướng, hướng dẫn HSxác định cách đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết hoạt kê. GV gọi HS trình bày. GV kết luận như mục Sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Vận dụng được những kĩ năng sau khi học xong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc để đọc hiểu tiểu thuyết và thực hiện nhiệm vụ thực tiễn.
b. Nội dung
Câu 1. Đọc hiểu văn bản cùng thể loại: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng) theo các bước đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết hoạt kê.
Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu ấn tượng của em về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua học đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
c. Sản phẩm
Câu 1 Bản trình bày trước lớp, đọc hiểu văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng) và: – Xác định đề tài. – Nêu câu chuyện và hệ thống sự kiện. – Phân tích được tình huống và thế giới nhân vật. – Xác định được ngôi kể, điểm nhìn và ý nghĩa. – Phân tích được ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. – Xác định chủ đề, giá trị của văn bản. – Nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Câu 2 Đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại. |
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV giao nhiệm vụvề nhà cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp sản phẩm vào buổi học tới.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HS có nhiều cách triển khai. Tuy nhiên, cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức:
– Nội dung: Nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại:
+ Nêu khái quát ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết.
+ Nêu những ấn tượng cụ thể về khả năng của tiểu thuyết.
+ Đánh giá về khả năng của tiểu thuyết.
– Hình thức: Đảm bảo quy cách một đoạn văn với độ dài khoảng 150 chữ.
Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV khuyến khích sự xung phong hoặc chỉ định 1 – 2 HS trình bày ở đầu buổi học tới (có thể lấy điểm đánh giá quá trình).
Bước 4. GV nhận xét,đánh giá về bài trình bày của HS.
….
Kế hoạch bài dạy môn Tin học 12 Kết nối tri thức
BÀI 1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ ỨNG DỤNG
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
– Một số ứng dụng điển hình của AI.
2. Năng lực
– Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
– Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.
3. Phẩm chất
– Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong Tin học.
– Có khả năng phân tích và nhận biết cách thức hoạt động của các ứng dụng AI.
– Rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung trong học tập.
– Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
– GV: SGK, SBT, Slide máy tính, máy chiếu.
– HS: SGK, vở ghi, máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. MỞ ĐẦU
Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV dẫn dắt vào bài học: Em đã nghe nói nhiều về Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (AI – Artificial Intelligence). Hãy nêu một vài ví dụ về ứng dụng của AI mà em biết?
– HS trả lời câu hỏi.
– GV chiếu slide cho HS thấy được một số hình ảnh về ứng dụng của AI, thuyết trình cho các hình ảnh và video trên slide.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. KHÁI NIỆM VỀ AI
Hoạt động 1. Tìm hiểu về AI
a) Mục tiêu: HS có khái niệm về AI, HS có thể chỉ ra và lấy được nhiều ví dụ hơn về AI.
b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của GV và HS |
1. KHÁI NIỆM VỀ AI AIlàkhảnăngcủamáytínhcóthểlàmnhữngcôngviệcmangtínhtrítuệcủaconngườinhưđọcchữ,hiểutiếngnói,dịchthuật,láixehaykhảnănghọcvàraquyếtđịnh… Một số đặc trưng cơ bản của AI nói chung: Khảnănghọc:Khảnăngnắmbắtthôngtintừdữliệuvà điềuchỉnhhànhvidựatrênthôngtinmới. Khảnăngsuyluận:Khảnăngvậndụnglôgicvàtrithứcđểđưaraquyếtđịnhhoặckết luận. Khảnăngnhậnthức:Khảnăngcảmnhậnvàhiểubiếtmôitrườngxungquanhthôngquacáccảmbiếnvàdữliệuđầuvào. Khảnănghiểungônngữ:Hiểuvàxửlíngônngữtựnhiêncủaconngười, baogồmcảviệc hiểuvănbảnvàtiếngnói. Khảnănggiảiquyếtvấnđề:Khảnăngtìmracáchgiảiquyếtcáctìnhhuốngphứctạpdựatrênthôngtinvàtrithức. Phân chia AI theo chức năng 1)Trítuệnhântạohẹp hayTrítuệnhântạoyếu,đượcthiếtkếđểthực hiệnmột nhiệmvụcụthể. |
GV dẫn dắt vào vấn đề bằng cáchnhắclạicâuchuyệncổtích Alibaba: Alibaba đọc câu thần chú “Vừng ơi! Mở ra!” và “Vừng ơi! Đóng lại” để cửa hàng tự động mở ra hay đóng lại. GV chuyển giao NV1: Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ GV:Chia lớp thành 4 nhóm HS để thảo luận và đặt câu hỏi: ? Theo em AI thường được nhắc đến ở đâu và khi nào người ta gắn cho một máy móc nào đó có khả năng AI? HS:Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệmv ụ: HS: Thảo luận theo nhóm. GV: Quan sát và trợ giúp HS. |
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của GV và HS |
2)TrítuệnhântạotổngquáthayTrítuệnhântạomạnh,cókhảnăngtựhọc,tựthíchnghivàthựchiệnđượcnhiềucôngviệcgiốngnhưconngười. Ghi nhớ: AIlàkhảnăngcủamáytínhcóthểlàmnhữngcôngviệcmangtínhtrítuệcủaconngườinhưđọcchữ,hiểutiếngnói,dịchthuật,láixehaykhảnănghọcvàraquyếtđịnh,…MụctiêucủaviệcpháttriểnứngdụngAIlànhằmxâydựngcácphầnmềmgiúpmáytínhcóđượcnhữngđặctrưngtrítuệnhư khảnăng học,suyluận,nhậnthức,hiểungônngữ và giảiquyếtvấn đề.Mọi ứngdụngAItrongthựctếđềucầncósựkếthợpởcácmứcđộkhácnhaucủanhữngđặctrưngtrítuệnêutrên. Câu hỏi củng cố kiến thức 1. Hãy nêu một số đặc điểm chính của AI 2. Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI hay không? Trả lời: Câu1.Một số đặc trưng của AI là khả năng học, suy luận, nhận thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết vấn đề. Câu2.Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả đều có khả năng thực hiện các nhiệm vụ này, cụ thể: – Dịch máy: Tự động dịch văn bản từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ, khả năng suy luận và khả năng học hỏi. – Kiểm tra lỗi chính tả: Tự động phát hiện và sửa các lỗi chính tả trong văn bản. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ và khả năng phân tích. Vì vậy, các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI, vì chúng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Ví dụ, các phần mềm dịch máy có thể mắc lỗi trong trường hợp văn bản có chứa các từ ngữ mới, hoặc các cấu trúc câu phức tạp. Các phần mềm kiểm tra lỗi chính tả cũng có thể mắc lỗi trong trường hợp văn bản có chứa các lỗi ngữ pháp tinh tế. Đây cũng là các ví dụ minh họa cho “AI hẹp/AI yếu”, đồng thời cũng phần nào cho thấy sự hạn chế của AI trong giai đoạn hiện tại. |
Bước3:Báo cáo, thảo luận: HS: Các nhóm HS đại diện trả lời đưa ra chính kiến của nhóm. Các nhóm HS nhận xét nhau. GV:Điều khiển hoạt động của của các nhóm HS. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chia sẻ về câu trả lời của các nhóm. GV chuyển giao NV2: Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Đặt câu hỏi ? Qua các ví dụ và tìm hiểu SGK các em có thể cho biết khái niệm về AI, khả năng (đặc trưng nói chung) của AI và theo em AI có thể phân chia như thế nào? HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Tìm hiểu SGK. GV: Quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV:Gọi HS lần lượt trả lời, nhận xét câu trả lời. HS: Trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức. |
2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA AI
a) Mục tiêu: HS nêu được các ví dụ về ứng dụng AI trong đời sống hàng ngày.
b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của GV và HS |
2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA AIHệ chuyên gia MYCIN Là một hệ chuyên gia trong lĩnh vực y học Các tri thức cơ bản của MYCIN bao gồm khoảng 600 luật suy diễn. Các luật này thực chất là các mệnh đề dạng “nếu có các triệu chứng A1, A2,… thì có kết luận B”. Đặc trưng: – Khả năngsuy luận –Khảnănggiảiquyết vấnđề Robot và kĩ thuật điều khiển Các robot thông minh được coi là ứng dụng điển hình của AI trong lĩnh vực điều khiển. Nhiều loại robot công nghiệp được trang bị kĩ thuật Học máy để thích ứng và hoạt động trong môi trường sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ cơ khí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Một số robot có hình dạng tương tự con người, được tạo ra để chứng minh khả năng của kĩ thuật robot thay vì hướng vào ứng dụng cụ thể. Một số ví dụ: Đây là robot Asimo (xuất hiện lần đầu vào năm 1986) hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI như tự động điều khiển (có khả năng di chuyển bằng hai chân), nhận dạng hình ảnh (có thị giác máy để “nhìn thấy”), nhận dạng tiếng nói (biết chào hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên). |
Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ GV: Trình chiếu slide liên quan đến ứng dụng của AI và đặt câu hỏi? ?1. Em hãy giới thiệu các ứng dụng khác với các mô tả ngắn gọn về chức năng của ứng dụng đó, Với mỗi ứng dụng AI, cần yêu cầu HS nêu được những đặc trưng nào của AI đã được thể hiện trong ứng dụng đó. ?2.Em hãy truy cập các ứng dụng Google Assistant, thực hiện một số yêu cầu và cho biết kết quả; hoặc tìm hiểu robot thông minh Atlas hoặc Valkyrie cho biết những khả năng của các loại robot đó? HS:Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: |
…
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức
Bài 1: TĂNGTRƯỞNGVÀPHÁTTRIỂNKINHTẾ
(5tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
– Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
– Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
– Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.
2. Năng lực
– Điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; Phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
– Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế − xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Tài liệu
SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế pháp luật 12.
2. Học liệu
Video cho hoạt động khởi động (nếu có), phiếu học tập sử dụng cho bài luyện tập số 1.
3. Thiết bị
Bảng nhóm, giấy A0, bút dạ, bút màu, máy tính, máy chiếu,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. MỞ ĐẦU (10’)
a) Mục tiêu:
TIẾT 1
– Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học.
– Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
b) Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 − 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.
GV cũng có thể khởi động bằng cách cho HS xem một đoạn video về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong năm qua ở nước ta và trả lời câu hỏi: Hãy nêu suy nghĩ của em về kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta năm qua.
– HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân, chuẩn bị câu trả lời ra giấy.
– GV mời 1 − 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến.
– GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK.
Gợi ý câu trả lời:
Biểu đồ cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 − 2020 có xu hướng ngày càng giảm. Điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta trong giai đoạn trên đã có sự phát triển, bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách xã hội, quan tâm hỗ trợ đến các hộ nghèo giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no hạnh phúc, xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
2. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (35’)
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
b) Tổ chức thực hiện:
– GV triển khai lần lượt từng chỉ tiêu tăng trưởng: giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin trên?
2/ Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người.
3/ Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này.
4/ Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021?
5/ Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người.
– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập.
– GV mời 1 − 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến.
– GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận:
1/ Thông tin trên thể hiện tốc độ tăng trưởng năm 2022 so với 2021 và các năm trong giai đoạn 2011 − 2020 tăng cao.
2/ GDP phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. GDP/người phản ánh cụ thể hơn so với GDP, đồng thời phản ánh mức sống tương đối của người dân ở quốc gia đó. Một quốc gia có GDP không lớn, nhưng GDP/người có thể lớn hơn quốc gia khác (so sánh giữa Singapore và Trung Quốc).
3/ Năm 2022, các chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam đều tăng so với năm 2021, phản ánh năng lực của nền kinh tế và mức sống tương đối của người dân được tăng lên.
4/ Quy mô của nền kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng so với năm 2021.
5/ GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. GNI/ người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, thể hiện cụ thể hơn sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).
+ Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là thước đo sản lượng quốc gia (giá trị tạo ra ở trong nước), đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
• Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người): là thước đo lượng hàng hoá, dịch vụ trung bình một người dân của quốc gia có thể có, phản ánh cụ thể hơn quy mô sản lượng của quốc gia so với chỉ tiêu GDP, đồng thời phản ánh mức sống tương đối của người dân ở quốc gia đó trong một thời kì nhất định.
• Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, thể hiện đầy đủ hơn sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế so với chỉ tiêu GDP (vì có tính thêm yếu tố ngoài lãnh thổ quốc gia).
• Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người): là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, thể hiện cụ thể hơn sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, được dùng để so sánh kết quả tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời cũng được dùng làm thước đo về sự gia tăng mức thu nhập, mức sống của người dân giữa các quốc gia.
+ Mức tăng các chỉ số tăng trưởng của thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc cần so sánh thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng tỉ lệ phần trăm thay đổi của các chỉ số tăng trưởng từ thời kì này sang thời kì khác.
Lưu ý: Do có sự biến động của giá cả (lạm phát) nên khi so sánh cần tính các chỉ tiêu GDP, GNI của năm hiện tại theo giá của năm gốc cần so sánh.
– GV chốt kiến thức về khái niệm và một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo SGK.
….
Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 12 Kết nối tri thức
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và quốc phòng.
2. Năng lực
– Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
– Sử dụng được bản đồ để xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta. Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với KT-XH, AN- QP, hình thành nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.
– Đọc được bản đồ hành chính châu Á, bản đồ tự nhiên nước ta từ atlat địa lý.
– Cập nhật được những thông tin chính xác và thời sự về chủ quyền lãnh thổ nước ta trên biển Đông.
3. Phẩm chất
– Yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
– Chăm chỉ, sống trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Bản đồ tự nhiên Việt nam
– Bản đồ các nước Đông Nam Á
– Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển Quốc tế 1982
– Atlat Việt Nam.
– Bài giảng, phiếu học tập và giấy A2 (hoặc bảng nhóm)
2. Chuẩn bị của học sinh
– Sách giáo khoa Địa lí 12 KNTT&CS.
– Bảng phụ, bút viết
– Atlat Địa lí Việt Nam, sách bài tập, vở ghi bài. Bút màu các loại.
– Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức
STT |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
1 |
|||
2 |
|||
3 |
|||
4 |
* Hoạt động học tập:
1. Hoạt động : Khởi động – mở đầu
a) Mục đích: HS trả lời được 12 câu hỏi kiến thức về Việt Nam.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng kiến thức SGK và những hiểu biết của bản thân.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh 2 nhóm – đội chơi trò chơi TÔI TÀI GIỎI- BẠN CŨNG THẾ
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội có 5 học sinh đại diện trả lời.
- Các đội lần lượt chọn câu hỏi.
- Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
- Thời gian: 10 giây/1 câu.
Đội có số điểm lớn nhất => chiến thắng
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
Câu 1. Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng do nhạc sĩ nào sáng tác?
Đáp án; Văn Cao
Câu 2. Tác phẩm quốc huy Việt Nam của họa sĩ tài danh nào sáng tác
Đáp án: Bùi Trang Chước.
Câu 3. Sông gì tên một loài hoa
Ngàn năm đỏ sắc phù sa sớm chiều?
Đáp án: Sông Hồng.
Câu 4. Ai là người soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Đáp án: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 5. Sông nào danh tiếng lẫy lừng
Ba lần giặc đến, ba lần thây phơi
Địch sang, sông thét sóng gào
Cọc ngầm dựng sẵn đâm tàu giặc tan?
Đáp án: Sông Bạch Đằng.
Câu 6. Bốn bình trước, bốn bình sau
Nhanh tìm 8 tỉnh kể mau khen tài
Đáp án: Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận. Hòa Bình, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Bình
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận và trả lời: HS các đội chơi trả lời câu hỏi, GV thông báo đáp án.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí nước ta
a) Mục đích: HS trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; Xác định được hệ tọa độ của nước ta.
b) Nội dung: HS 4 nhóm quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu ở phiếu học tập, nhóm nào nhanh hơn của GV.
I. VỊ TRÍ ĐỊA L Í VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1 Vị trí Việt Nam a. Vị trí địa lí – Vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, trên đất liền tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, chung Biển Đông với nhiều quốc gia. – Phạm vi lãnh thổ phần đất liền được xác định bởi các điểm cực: + Điểm cực Bắc: khoảng vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam: khoảng vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây: khoảng vĩ độ 102°09’B tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông: khoảng vĩ độ 109°28’B tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. b. Vị trí Việt Nam có các đặc điểm nổi bật + Nằm ở khu vực Đông Nam Á – nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về nền văn hoá và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. + Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong). + Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải; nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau. + Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,… và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. |
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi: Quan sát bản đồ, xác định vị trí địa lí của Việt Nam?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
….
Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 12 Kết nối tri thức
BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Thời gian thực hiện: 2 tiết
– Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.
– Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.
– Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
– Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.
– Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội.
2. Về năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
– Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…), biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu về Liên hợp quốc.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được bối cảnh lịch sử và quá trình thành lập của Liên hợp quốc; mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc; vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân cũng như đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích về vai trò của Liên hợp quốc.
3. Về phẩm chất
– Có ý thức trân trọng vai trò của Liên hợp quốc đối với hoà bình, an ninh, phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
– Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá, giải thích những vấn đề về lịch sử thế giới, kết nối quá khứ với hiện tại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Kế hoạch dạy học biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, bám sát các yêu cầu cần đạt của Chương trình.
– Bản đồ thế giới.
– Tư liệu lịch sử: các hình ảnh, tư liệu về sự thành lập và phát triển của Liên hợp quốc (đã có trong SGK, có thể phóng to qua máy chiếu).
– Phiếu học tập cho HS.
2. Học sinh
– SGK, SBT Lịch sử 12 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, MỞ ĐẦU BÀI HỌC
a) Mục tiêu
– HS hình dung các nội dung sẽ tìm hiểu về tổ chức Liên hợp quốc.
– Tạo tâm thế, kích thích được sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, quan sát Hình 1, đọc thông tin trong phần Mở đầu và dựa vào hiểu biết của mình để lần lượt trả lời các câu hỏi:
– Tổ chức này được thành lập trong bối cảnh nào?
– Vì sao Liên hợp quốc trở thành tổ chức toàn cầu lớn nhất thế giới?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào thông tin trong phần Mở đầu và hiểu biết của mình về Liên hợp quốc để trả lời các câu hỏi ở các mức độ khác nhau.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Với mỗi câu hỏi, GV gọi 2 – 3 HS trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung thêm ý hiểu của mình.
* Bước 4. Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và dẫn dắt, gợi mở vào nội dung bài học mới: Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế; đảm bảo quyền con người và phát triển văn hoá, xã hội ở các quốc gia. Vậy tổ chức này được thành lập trong bối cảnh nào? Nguyên tắc hoạt động như thế nào? Vai trò của tổ chức trong thực tiễn lịch sử ra sao?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc
a) Mục tiêu
– Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.
– Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc
b) Tổ chức thực hiện
Mục a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử hình thành Liên hợp quốc
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục để thực hiện nhiệm vụ:
Nêu bối cảnh lịch sử hình thành Liên hợp quốc.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS khai thác thông tin trong mục và mục Em có biết để thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi 2 – 3 HS trình bày phần trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Bước 4. Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét phần làm việc của HS và chốt kiến thức về bối cảnh lịch sử hình thành Liên hợp quốc: Thế giới bước vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai: những chuyển biến quan trọng trên các chiến trường chính, thắng lợi của phe Đồng minh chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về quá trình hình thành Liên hợp quốc
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức HS thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm khai thác thông tin, hình ảnh trong mục để thực hiện nhiệm vụ: Nêu quá trình thành lập Liên hợp quốc.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm HS khai thác thông tin, hình ảnh và thông tin mở rộng trong mục để thảo luận và thống nhất nội dung trình bày.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Bước 4. Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét phần làm việc của nhóm HS và chốt kiến thức về quá trình hình thành Liên hợp quốc: Một số sự kiện chính dẫn đến sự thành lập Liên hợp quốc được quyết định tại các hội nghị quan trọng diễn ra vào các năm: 1942, 1943, 1945,…).
– Ngày 1 – 1 – 1942, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), đại diện 26 nước chống phát xít, trong đó có Liên Xô, Mỹ, Anh đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc. Bản tuyên bố này đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.
– Từ năm 1943, các nước đã thoả thuận được một số điểm cơ bản về cơ cấu Liên hợp quốc, Đại hội đồng, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an,…
– Cuối năm 1943: Hội nghị các ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh đã họp ở Mát-xcơ-va, chuẩn bị những điều kiện cho cuộc gặp gỡ ở Tê-hê-ran. Sau đó, Hội nghị Tê-hê-ran diễn ra, ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.
– Tháng 2 – 1945: Hội nghị tổ chức ở I-an-ta đã quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. Từ ngày 25 – 4 – 1945 đến ngày 26 – 6 – 1945, một Hội nghị được tổ chức ở Xan Phran-xi-xcô với sự tham gia của đại diện 50 nước, thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
– Ngày 24 – 10 – 1945, sau khi được Quốc hội các nước phê chuẩn, Hiến chương bắt đầu có hiệu lực và ngày này được coi là ngày Liên hợp quốc chính thức thành lập.
Mục b. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, khai thác thông tin và các tư liệu trong mục để thực hiện yêu cầu: Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự như sau:
– HS làm việc cá nhân: đọc thông tin trong mục và tư liệu, tìm ra những từ khoá, cụm từ thể hiện mục tiêu của Liên hợp quốc: duy trì hoà bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị; thúc đẩy hợp tác; là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế,…
– Sau đó, cặp đôi thảo luận, thống nhất về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi 2 – 3 đại diện cặp đôi trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Bước 4. Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại các nội dung cơ bản về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động:
– Mục tiêu của Liên hợp quốc: (1). Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; (2). Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới; (3). Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ; (4). Liên hợp quốc đóng vai trò là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên. Trong đó, mục tiêu duy trì hoà bình và an ninh quốc tế được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác.
– Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: Theo Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc:
+ Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
+ Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước;
+ Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế;
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
* Bước 5: Mở rộng
GV cho HS liên hệ thêm về những hoạt động của Việt Nam nhằm tham gia gìn giữ hoà bình thế giới với cương vị là một thành viên của Liên hợp quốc.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc
a) Mục tiêu
– Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
– Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.
– Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia cả lớp thành 6 nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh và tư liệu trong mục để tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc:
– Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
– Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và nâng cao đời sống người dân.
– Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự như sau:
– Từng HS làm việc cá nhân đọc thông tin trong mục, quan sát hình ảnh, khai thác tư liệu và ghi ra giấy những nội dung chính về vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực mà nhóm mình được giao nhiệm vụ.
– Sau đó, thảo luận, thống nhất với các bạn trong nhóm, thống nhất cách trình bày.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
– GV gọi đại diện 3 nhóm HS (mỗi nhóm trình bày một vai trò) để trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Bước 4. Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét phần làm việc của HS và chốt lại các nội dung cơ bản về vai trò của Liên hợp quốc:
– Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế: góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay; triển khai hoạt động gìn giữ hoà bình ở nhiều khu vực trên thế giới; soạn thảo và xây dựng hệ thống công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang; thúc đẩy quá trình giành độc lập dân tộc, góp phần gia tăng số lượng thành viên Liên hợp quốc.
– Thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và nâng cao đời sống người dân: phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế; thực hiện nhiều dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và hỗ trợ cho công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các nước đang phát triển; góp phần hỗ trợ cho công tác xoá đói, giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh,… ở nhiều khu vực trên thế giới.
– Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội: nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người; thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, xã hội.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu
HS củng cố, hệ thống lại được bối cảnh ra đời, quá trình hình thành, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc, từ đó rèn luyện được năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
b) Tổ chức thực hiện
Câu 1. Lập bảng tóm tắt bối cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV cho HS làm việc cá nhân trên lớp để thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng tóm tắt bối cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hệ thống hoá lại thông tin trong SGK cũng như nội dung bài học để hoàn thành bảng tóm tắt.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức cho HS tự đánh giá lẫn nhau về bảng tóm tắt bằng bảng kiểm sau:
BẢNG KIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU VỀ BẢNG TÓM TẮT
STT |
Nội dung |
Đánh giá (CóhoặcKhông) |
1 |
Hình thức bảng sạch sẽ, đúng nội dung. |
|
2 |
Đúng, đủ các đề mục về bối cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. |
|
3 |
Nội dung trình bày đúng, đầy đủ về bối cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. |
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS.
Câu 2. Lập sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về vai trò của Liên hợp quốc trên các lĩnh vực.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ: Lập sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về vai trò của Liên hợp quốc trên các lĩnh vực.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ trên lớp, dựa vào những kiến thức đã học trong bài để lập sơ đồ tư duy theo ý tưởng riêng của mình.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi 2 – 3 HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các HS khác phản biện, đặt câu hỏi và bổ sung (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
– HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích vì sao góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay là đóng góp quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Từ đó, góp phần phát triển năng lực nhận thức, tư duy lịch sử cho HS.
– HS sưu tầm được tư liệu từ các nguồn để viết bài giới thiệu, chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam. Thông qua đó, HS được rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, phát triển năng lực tự học, tự tìm hiểu lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức vào việc lí giải một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
b) Tổ chức thực hiện
Câu 1. Có ý kiến cho rằng: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để bày tỏ quan điểm của mình về nhận định: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ này ở nhà, dựa vào kiến thức đã học và tư liệu sưu tầm từ sách, báo, internet để đưa ra quan điểm cùng những lập luận để chứng minh cho quan điểm của mình.
– HS có thể trình bày bằng bài viết có kèm hình ảnh minh hoạ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS sẽ báo cáo kết quả làm việc trước lớp vào buổi học sau theo yêu cầu của GV.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức
– GV nhận xét phần làm việc của HS và chốt kiến thức cho HS.
– Lưu ý: Câu hỏi này mang tính mở vì vậy việc đánh giá, chốt kiến thức của GV cũng nên mang tính mở.
Gợi ý: Đóng góp trong lĩnh vực duy trì hoà bình, an ninh quốc tế để ngăn ngừa chiến tranh thế giới là đóng góp quan trọng nhất của Liên hợp quốc, nhờ đó các quốc gia, dân tộc có được môi trường hoà bình để ổn định và phát triển. Biểu hiện:
+ Liên hợp quốc góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế mà minh chứng rõ nét là Liên hợp quốc đã triển khai nhiều phái bộ gìn giữ hoà bình để giúp chấm dứt xung đột, khôi phục hoà bình, hỗ trợ công cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên. Với những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hoà bình Nô-ben vào năm 1988, sau đó Liên hợp quốc và Tổng Thư kí Kô-phi An-nan được tặng giải thưởng này vào năm 2001.
+ Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Công ước Cấm vũ khí hoá học (1993) và Công ước Cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước Cấm vũ khí hạt nhân (2017),… tạo ra khuôn khổ pháp lí cho việc ngăn chặn phổ biến, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này.
Câu 2. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet và chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS làm việc cặp đôi ở nhà, thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet và chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:
– Từng HS dựa vào gợi ý của GV và tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo hoặc internet để tìm ra những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.
– Cặp đôi HS chia sẻ với nhau về những chia sẻ, đóng góp mà mình tìm hiểu được, sau đó thống nhất kết quả làm việc.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Cặp đôi HS sẽ báo cáo kết quả làm việc trước lớp vào buổi học sau theo yêu cầu của GV.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức
GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS và gợi ý một số nội dung cơ bản.
Gợi ý:
– Liên hợp quốc có vai trò rất đặc biệt đối với Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập chính thức, Liên hợp quốc đã hỗ trợ về nhân đạo và tài chính rất lớn, đặc biệt là việc khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề về nghèo đói, y tế, thực phẩm, nhất là với trẻ em và nhi đồng,…
– Các chương trình và tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc như Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đóng góp rất cần thiết và quan trọng.
– Liên hợp quốc là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các viện trợ nhân đạo của các nước khác. Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Việt Nam thông qua Hội nghị các nước tài trợ, giúp Việt Nam gắn kết với các nước tài trợ, từ đó huy động các nguồn vốn tối đa cho Việt Nam. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ phát triển nhanh.
….
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 12 Kết nối tri thức
BÀI 1. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức và năng lực công nghệ
– Trình bày được vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
– Nêu được các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
– Nêu được những yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.
2. Năng lực chung
– Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
– Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lâm nghiệp.
3. Phẩm chất
– Có ý thức trân trọng các sản phẩm lâm nghiệp.
– Có ý thức tìm hiểu về vai trò, triển vọng của lâm nghiệp và các ngành nghề trong lâm nghiệp.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Tranh ảnh, video về vai trò, triển vọng của lâm nghiệp và các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
– Máy chiếu projector, máy tính xách tay.
– SGK và SGV Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản.
– Phiếu học tập dùng cho hoạt động hình thành kiến thức mới.
Phiếu học tập số 1. Triển vọng của lâm nghiệp
Triển vọng của lâm nghiệp |
Giải thích |
|
Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. |
||
Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. |
||
Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng. |
Phiếu học tập số 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp |
Những vấn đề cần lưu ý |
Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài. |
2. Đối với học sinh
SGK Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản; các tài liệu liên quan đến nội dung của bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Thông qua các câu hỏi gần gũi với thực tiễn đời sống, giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về lâm nghiệp, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về lâm nghiệp (triển vọng, ngành nghề trong lâm nghiệp) nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ (GV) |
Thực hiện nhiệm vụ (HS) |
|
Nhiệm vụ 1: GV nêu câu hỏi giúp HS tái hiện kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Một số câu hỏi có thể sử dụng: Câu 1. Nêu một số vai trò của lâm nghiệp đối với con người và môi trường mà em biết. Câu 2. Lâm nghiệp có vai trò như thế nào đối với gia đình, địa phương em? |
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV: Cung cấp gỗ, thuốc chữa bệnh, điều hoà không khí, nơi vui chơi,… |
|
Nhiệm vụ 2: GV nêu câu hỏi để kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Một số câu hỏi có thể sử dụng: Câu 3. Theo em, lâm nghiệp có triển vọng như thế nào? Câu 4. Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn gì để phát triển lâm nghiệp? |
Thảo luận nhóm, đưa ra các câu trả lời theo suy luận hoặc không có câu trả lời. |
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vai trò của lâm nghiệp
a) Mục tiêu
Giúp HS nhận thức được vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường. b) Sản phẩm
HS ghi được vào vở vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
– Vai trò đối với đời sống:
+ Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu; nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản;…
+ Tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
+ Vai trò tín ngưỡng.
– Vai trò đối với môi trường sinh thái: Như SGK.c) Nội dung và cách thức tiến hành
Chuyển giao nhiệm vụ (GV) |
Thực hiện nhiệm vụ (HS) |
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1, quan sát Hình 1.2 trong SGK để trả lời câu hỏi trong mục Khám phá. |
Nghiên cứu nội dung mục I.1, quan sát Hình 1.2 trong SGK, liên hệ thực tiễn ở địa phương và trả lời câu hỏi (nội dung câu trả lời như mục sản phẩm, HS liên hệ thực tiễn ở địa phương). |
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2, nêu vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường sinh thái. |
Nghiên cứu nội dung mục I.2 trong SGK và trả lời câu hỏi của GV (nội dung câu trả lời như mục I.2 trong SGK). |
Nhiệm vụ 3 (củng cố nội dung I): Yêu cầu HS quan sát hình ảnh/video liên quan đến vai trò của lâm nghiệp (do GV sưu tầm) và yêu cầu HS nêu vai trò của lâm nghiệp ứng với từng hình ảnh/video. |
Quan sát hình ảnh/video do GV cung cấp, kết hợp với kiến thức vừa được hình thành ở nhiệm vụ 1 và 2 để thực hiện yêu cầu của GV. |
….
>> Tải file tài liệu để xem giáo án lớp 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án lớp 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (7 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.