Bạn đang xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý 9 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học 2024 – 2025. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý 9 KNTT của mình.
Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Ngữ văn. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 Kết nối tri thức:
Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Kết nối tri thức
CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 1. NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
– Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.
– Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao trên lớp và ở nhà.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi trong các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
– Năng lực tìm hiểu lịch sử: quan sát tranh, ảnh, lược đồ; khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu để tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1945.
– Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: biết khai thác tranh, ảnh, tư liệu, bảng số liệu, kết hợp đọc thông tin trong SGK để nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; trình bày những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu ấn tượng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
3. Phẩm chất.
Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ đó nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt; đồng thời tránh ngộ nhận, phủ nhận quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để đạt được trong giai đoạn này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
– Lược đồ nước Nga Xô viết chống thù trong, giặc ngoài (1918 – 1920).
– Computer, projector hoặc smart tivi, internet…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu.
a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để định hướng vào bài học mới.
– Phương án 2: GV nêu vấn đề: Trong lịch sử thế giới, Liên Xô là nước đầu tiên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội song hiện nay không còn tên gọi Liên Xô nữa. Vì sao Liên Xô được thành lập? Liên Xô được thành lập khi nào và đạt được thành tựu gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kì đầu? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những vấn đề đó.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS suy nghĩ để trả lời.
* Bước 3: Báo cáo thảo luận.
– GV gọi 2 – 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
– GV nhận xét phần trình bày của HS. GV không chốt đúng sai mà chỉ định hướng vào bài học mới.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922
a) Mục tiêu
HS nêu được những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô được thành lập.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm (4 – 6 HS mỗi nhóm) để thực hiện yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922. HS có thể trình bày sản phẩm bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng tóm tắt.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm HS thảo luận thực hiện yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
– Các nhóm báo cáo sản phẩm.
– Gợi ý bảng tóm tắt:
TÌNH HÌNH NƯỚC NGA XÔ VIẾT TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1922 |
|
Nội dung |
Nét chính |
Khó khăn |
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917), quân đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,…) đã câu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết. |
Biện pháp |
Từ năm 1919, Nhà nước Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến (quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động bắt buộc,.) và kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt. |
Thang 3 – 1921, Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản là bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chính sách thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga,.. |
|
Kết quả |
Nước Nga Xô viết đã từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân được cải thiện. |
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét và chốt kiến thức, những phần HS đã làm tốt GV chốt để HS ghi bài, những phần HS chưa trình bày được thì GV bổ sung và nhấn mạnh thêm.
* Bước 5: Mở rộng.
– GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Mười?
– GV hướng dẫn để HS nêu được: nhờ sự ủng hộ của nhân dân, lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ để bảo vệ chế độ mới, Hồng quân chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc, các chính sách của Đảng Bôn-sê-vích phù hợp đã đem lại nhiều kết quả tích cực.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945
a) Mục tiêu
HS trình bày được những thành tựu và nêu được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
– GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ học tập:
+ Nhóm 1, 3: Khai thác thông tin trong SGK để hoàn thành Phiếu học tập dưới đây.
PHIẾU HỌC TẬP |
|
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Xã hội, văn hoá, giáo dục |
+ Nhóm 2, 4: Nêu một số hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
– Nhiệm vụ 1: HS thảo luận hoàn thành Phiếu học tập.
– Nhiệm vụ 2: HS thảo luận tìm ra hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
– Báo cáo sản phẩm:
+ Nhiệm vụ 1: GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày Phiếu học tập đã hoàn thành và gọi thành viên của nhóm 3 góp ý, bổ sung.
+ Nhiệm vụ 2: GV gọi đại diện nhóm 2 báo cáo, nhóm 4 góp ý bổ sung.
– Gợi ý sản phẩm:
+ Nhiệm vụ 1:
NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925 – 1941) |
|
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Chính trị |
– Nhà nước Liên bang Xô viết được thành lập. – Chính quyền Xô viết được củng cố. |
Kinh tế |
Trở thành cường quốc công nghiệp: sản xuất công nghiệp chiếm 70% tổng sản phẩm quốc dân, sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới. |
Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn. |
|
Xã hội, văn hoá, giáo dục |
Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ |
Xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố. |
|
Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học – nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn. |
+ Nhiệm vụ 2: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót như: nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,…
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo tiêu chí sau:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM SẢN PHẨM
STT |
Tiêu chí |
Điểm |
|
1 |
Nội dung |
Nêu được đủ thành tựu tiêu biểu và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước năm 1941 |
4 điểm (thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm) |
Bố cục mạch lạc, lô gíc. |
1 |
||
2 |
Hình thức |
Đúng, đủ tên các thành tựu, hạn chế. |
1 |
Có sử dụng hình ảnh minh hoạ. |
1 |
||
3 |
Báo cáo |
Trình bày rõ ràng, tự tin. |
1 |
Trả lời được câu hỏi thêm của GV hoặc bạn học. |
1 |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý 9 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.