Bạn đang xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Chân trời sáng tạo mang tới đầy đủ các bài soạn trong học kì 1 năm học 2024 – 2025. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Lịch sử – Địa lí của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Đạo đức, Khoa học. Chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Lịch sử – Địa lí lớp 5 trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH,
QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
+ Kể được tên một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
+ Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Tìm, tra cứu hoặc sưu tầm thông tin cơ bản về ý nghĩa Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
+ Khai thác bản đồ để kể tên các quốc gia tiếp giáp, một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định trên bản đồ hệ toạ độ địa lí Việt Nam.
+ Xác định trên bản đồ các quốc gia, biển,… tiếp giáp với Việt Nam.
+ Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
2. Năng lực chung.
– Tự chủ và tự học: hoàn thành công việc theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
– Giao tiếp và hợp tác: tích cực trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
3. Phẩm chất
– Phẩm chất nhân ái: yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu tượng của đất nước
– Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
– Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
– Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
-Bảng con, giấy A4, bút viết,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||
1. Khởi động: – Mục tiêu: Tạo hứng khởi học tập, dẫn dắt vào bài học. – Cách tiến hành: |
||||||||
Cách 1: Bước 1.Giao nhiệm vụ học tập. + GV chia lớp thành 4 nhóm. + GV thông báo chủ đề “Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca” để HS tìm hiểu. + GV vẽ bảng KWL lên bảng, phát cho mỗi nhóm học sinh (HS) bảng KWL.
Bước2.Thựchiện nhiệm vụ. -YC Các nhóm nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến nội dung ở cột K và W. Bước3.Báocáo,thảoluận. -Gv mời các nhóm lên bảng ghi lại những điều đã thảo luận ở bước 2. Bước 4. Kết luận, nhận định. GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào hoạt động 2. Lưuý: ở hoạt động này, HS chỉ điền thông tin vào cột K và W. HS sẽ hoàn thiện cột L ở hoạt động Luyện tập. Cách 2: -GV cho HS xem video và hình ảnh về 2 địa danh trong hình. Yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về các địa danh trong hình |
– HS Chia nhóm 4 – HS lắng nghe chủ đề thảo luận -Các nhóm nhận bảng Các nhóm nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến nội dung ở cột K và W. – Các nhóm lên bảng ghi lại những điều đã thảo luận ở bước 2. – Theo dõi và nhắc lại -HS xem video và hình |
|||||||
2. Hoạt động Khám phá: – Mục tiêu: – Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ. – Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. – Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. – Cách tiến hành: |
||||||||
Hoạt động 1: Tìmhiểuvềvịtríđịalí,lãnhthổ,đơnvịhànhchính,Quốckì,Quốchuy,QuốccaViệtNam. Bước 1.Giao nhiệm vụ học tập. – GV tổ chức lớp học thành thành 3 trạm (mỗi trạm 1 chủ đề). Ngoài ra, ở mỗi trạm có “trạm chờ” để HS chuẩn bị trước khi vào trạm mới. -GV thống nhất nội quy làm việc, quy tắc di chuyển giữa các trạm. – Chủ đề ở các trạm như sau:
Bước2.Thựchiện nhiệm vụ. -GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ -GV phát phiếu học tập Bước3.Báocáo,thảoluận. -GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, bổ sung nội dung liên quan đến vị trí địa lí, lãnh thổ Bước 4.Kết luận, nhận định. GV đánh giá bằng các thông tin trọng tâm. |
– Lớp thành 3 nhóm. -HS theo dõi -Các nhóm hoàn thành phiếu học tập tại mỗi trạm Bước2.Thựchiện nhiệm vụ. -HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm theo quy tắc di chuyển đã được hướng dẫn. -Phiếu học tập trạm một -Phiếu học tập trạm hai – Các nhóm báo cáo |
|||||||
3. Hoạt động Luyện tập – Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với một hoạt động sản xuất ở Việt Nam – Cách tiến hành: |
||||||||
–GV cho HS vẽsơ đồ về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với một hoạt động sản xuất ở Việt Nam -Gọi HS chia sẻ theo kĩ thuật phòng tranh |
-HS thực hiện và trình bày trước lớp |
|||||||
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm – Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phát triển năng lực thực hành và khả năng vận dụng vào thực tiễn.– Cách tiến hành: |
||||||||
-Gv cho HS chơi trò chơi Trắc nghiệm trên ppt -Gv trình chiếu các câu hỏi, học sinh giơ hoa xoay trả lời -GV nhận xét, tuyên dương |
-Hs chơi |
|||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… |
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Lịch sử – Địa lí 5 CTST!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.