Bạn đang xem bài viết Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023 KHBD môn Giáo dục địa phương (Hà Nội, Vĩnh Long, Thanh Hóa) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023 bao gồm đầy đủ các bài soạn trong cả năm học 2022 – 2023 của Thanh Hóa, Hà Nội, Vĩnh Long. Qua đó, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Bộ giáo án Giáo dục địa phương 6 được biên soạn rất chi tiết, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 6 của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Kế hoạch giáo dục, bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6. Mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Thanh Hóa
Tiết 1,2, 3, 4:
CHỦ ĐỀ 1
BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THÀNH NHÀ HỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này HS sẽ
- Biết được thành nhà Hồ là di tích lịch sử cấp quốc gia và là di sản văn hóa thế giới.
- Hiểu và tự hào về di tích
- Bỏa tồn và phát huy giá trị di sản.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức và tư duy: Khai thác và sử dụng được thông tin một số tư liệu lịch sử của di sản trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử di sản: Tìm kiếm và sưu tầm đuợc tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Năng lực sử dụng khai thác tranh ảnh và tưu liệu lịch sử.
b. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng năng lực hợp tác để cùng trả lời các vấn đề đặt ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các vấn đề được đặt ra.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ trong tìm hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Giáo dục ý thức và tìm hiểu lịch sử để biết được trên đất nước ta có những di sản nào nào cần được giữ gìn và phát huy
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và có ý thức trong tìm hiểu di sản..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tình huống tâm thế cho học sinh hào hứng khám phá nội dung bài học. Học sinh nâng cao năng lực quan sát đánh giá tranh ảnh di sản.
b. Nội dung: Cho học sinh quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm:
Các ảnh chụp những hình ảnh về khai quật và tìm những tư liệu lịch sử di sản thành nhà Hồ. Những hoạt động đó góp phần giúp cho con người hiểu rõ về lịch sử và di sản dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
Quan sát các hình ảnh và cho biết đây là những hình ảnh liên quan di sản nào?
….
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Vĩnh Long
CHỦ ĐỀ 1
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH LONG
Thời gian thực hiện: (6 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được dạng địa hình, các khu vực địa hình chính ở tỉnh Vĩnh Long và những thuận lợi, khó khăn của dạng địa hình, các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế – xã hội.
- Nêu được tên, đặc điểm phân bố của một số loại khoáng sản chính ở tỉnh Vĩnh Long.
- Nêu được một số biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí dạng địa hình, các khu vực địa hình chính và khoáng sản theo hướng bền vững.
2. Về năng lực:
– Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. (Đọc tài liệu, xem video về khoáng sản ở Vĩnh Long, hoàn thành phiếu học tập…).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm trong hoạt động tìm hiểu địa hình và hoạt động vận dụng.
– Năng lực Địa lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, tranh ảnh về địa hình và hoạt động khai thác khoáng sản để thực hiện nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức về địa hình và khoáng sản của tỉnh Vĩnh Long.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên (Cụ thể là bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường của địa phương nơi học sinh đang sống).
- chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào cuộc sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác hoàn thành các yêu cầu học tập của giáo viên và của nhóm giao cho.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
- Một số hình ảnh về địa hình, khoáng sản của Vĩnh Long
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Long
- Sưu tầm hình ảnh về địa hình, hình ảnh khai thác khoáng sản, sản phẩm từ khoáng sản của Vĩnh Long
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Học sinh xác định vị được trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam và vị trí địa lí của tỉnh Vĩnh Long.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung: GV giới thiệu bản đồ, học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm:
- Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
- Tiếp giáp với các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ
d) Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu và yêu cầu học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long em hãy:
- Xác định vị trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?
– HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. GV quan sát, theo dõi, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một vài học sinh trình bày nội dung trả lời, mời những bạn có kết quả khác bổ sung.
– Đánh giá: GV kết luận, đưa ra nhận xét dựa trên số lượng, mức độ hiểu biết của HS đưa ra dẫn dắt vào bài mới: Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Với vị trí như vậy, tỉnh Vĩnh Long có địa hình như thế nào? Có những nguồn khoáng sản nào thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh…? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề đó.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Địa hình tỉnh Vĩnh Long
a) Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm về địa hình.
- HS biết được các dạng địa hình chính của tỉnh Vĩnh Long
b) Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh, đọc thông tin tài liệu, làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập.
c) Sản phẩm:
- Đặc điểm địa hình Vĩnh Long
- Các khu vực địa hình chính
d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, đọc thông tin tài liệu mục I, làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập.
…..
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Hà Nội
Tuần: 1
Ngày soạn: 05/9/…….
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HS HÀ NỘI
Tiết 1: BÀI 1: THANH LỊCH, VĂN MINH – NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
– Học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh. Những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội. Ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
2. Về năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
3. Về phẩm chất:
– Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Tư liệu, bài viết tham khảo về người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
– Tranh ảnh, băng hình… về người Hà Nội thanh lịch, văn minh…
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi.
c) Sản phẩm:
- HS dựa vào hình ảnh.
- GV có thể chuẩn bị sẵn một số phần thưởng nhỏ để động viên HS: tràng pháo tay, điểm số, cái bút…
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi – đáp nhanh”, GV đưa ra yêu cầu mỗi bạn Hs kể về một hành vi giao tiếp, ứng xử của mình với mọi người xung quanh.
- Bước 2: Một vài HS lần lượt kể những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội.
- Bước 3: Gv khen ngợi Hs tham gia trò chơi và dẫn vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh?
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.
- Phương pháp: sử dụng phương tiện trực quan.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.
b) Nội dung: HS khai thác thông tin trong câu chuyện để thực hiện yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức 1
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
NV 1: Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập + HS đọc và trao đổi nội dung truyện đọc: “Chuyến tàu khuya” Sách học sinh lớp 8, 9 bài 1. + Cách ứng xử của các em nhỏ với nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên được biểu hiện qua những chi tiết nào? + Nhân vật “tôi” đã có suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của các em nhỏ trong truyện? + Em có nhận xét gì về cách ứng xử ấy? + Qua những hành vi giao tiếp và ứng xử của các em nhỏ trong câu chuyện trên, em hiểu thế nào là người thanh lịch, văn minh? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + GV hỗ trợ, gợi ý Hs thực hiện nhiệm vụ. + Hs trả lời câu hỏi. + Hs khác nhận xét, bổ sung. + HS tự do trình bày quan niệm về thanh lịch, văn minh. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. + GV tóm tắt và khái quát lại. |
1. Thanh lịch, văn minh? – Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, lịch sự, trong sáng, nhã nhặn. – Người thanh lịch, văn minh là người biết học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu: HS biết được quan niệm về “người Hà Nội” và biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Phương pháp: Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Kĩ thuật: Động não…
b) Nội dung: HS khai thác, tìm hiểu thông tin về quan niệm về “người Hà Nội” và biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức 2
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
NV 2: Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập + Gv chia lớp thành 4 nhóm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + HS trình bày kết quả sưu tầm (tranh, ảnh, tư liệu, bài viết…) về những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay: trang phục, ăn uống, nói năng đi đứng, giao tiếp, ứng xử. + Hs lên thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 3: GV nhận xét |
2. Thanh lịch, văn minh-Nét đẹp của người Hà Nội. a. Quan niệm về “người Hà Nội” “Người Hà Nội” là người sống ở tại Hà Nội, có hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh. b. Biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. – Trong cách ăn uống – Trong cách nói năng – Trong trang phục – Trong cách sắp xếp nơi ở – Cách đi đứng, ngồi nằm – Trong giao tiếp, ứng xử |
…..
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023 KHBD môn Giáo dục địa phương (Hà Nội, Vĩnh Long, Thanh Hóa) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.