Bạn đang xem bài viết Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án phụ đạo Ngữ văn 11 (Cả năm) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm mang tới đầy đủ các bài soạn theo chương trình SGK, giúp thầy cô xây dựng giáo án tăng cường môn Ngữ văn 11 theo chương trình mới.
Giáo án dạy thêm Văn 11 Kết nối tri thức gồm 451 trang được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học, rất đẹp mắt. Hi vọng thông qua giáo án này thầy cô có nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án cho mình chỉn chu nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trọn bộ giáo án dạy thêm Văn 11 Kết nối tri thức, mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải tại đây. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo rất nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án dạy thêm Văn 11 Kết nối tri thức (Cả năm)
Ngày soạn 20/8/2023
ĐỀ BÀI ÔN TẬP SỐ 1,2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
– Củng cố và nâng cao kiến thức đã học về NLXH
2. Kĩ năng
– Rèn kĩ năng làm bài đọc- hiểu văn bản, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
– Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
3. Năng lực
– Năng lực phân tích, năng lực tự chủ và sáng tạo
B. THIẾT KẾ BÀI HỌC
I. Chuẩn bị của G và H
1. Giáo viên: + Đọc SGK, TLTK
+ Sưu tầm các dạng đề bài và câu hỏi hợp lí, đa dạng
+ Xây dựng hệ thống đáp án chính xác, khoa học
2. Học sinh: hệ thống hóa kiến thức chung về đọc hiểu và NLXH
II. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: G phát đề cho H
Mục tiêu: H xác định được phần kiến thức để áp dụng làm bài, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu
Hình thức: cá nhân
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm):
Đọc văn bản:
Mùa xuân ơi
Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm
Tháng ba sương khói như lòng
Tôi thả tình tôi trên một dòng sông
Chiều đồng giao nhức màu hoa bèo tím
Mặc năm tháng ngày đêm
Kí ức xanh một vùng bến bãi
Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải
Dáng con đò gầy như dáng chị tôi
Vàng đi nắng ơi
Cho nỗi buồn tôi rạng ngời hy vọng
Tôi mặc lòng tôi lang thang đầu con sóng
Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình
Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh
Cho bài hát hoài niệm về quê cũ
Dẫu tháng năm chưa bao giờ yên ngủ
Và trong tôi hoa gạo vẫn nhọc nhằn
Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm
Nỗi đau đáu của một người viễn xứ
Ngày đang mới trong một chiều đã cũ
Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh
(Trích: Tự tình tháng ba, Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết, NXB Văn học 2003, tr.16 – 17)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là
A. Phong cách ngôn ngữ hành chính
B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2. Các phương thức biểu đạt của văn bản là:
A. Tự sự, nghị luận
B. Nghị luận, biểu cảm
C. Biểu cảm, tự sự
D. Thuyết minh, nghị luận
Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ.
B. Hiện đại.
C. Tự do.
D. Tám chữ.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Dáng con đò gầy như dáng chị tôi”?
A. Nhân hóa
B. Đối lập
C. So sánh
D. Ẩn dụ
Câu 5. Trong đoạn thơ, tháng ba được miêu tả như thế nào?
A. Sương mù
B. Mưa rào
C. Sương khói
D. Gió lùa
Câu 6. Màu hoa bèo trong đoạn thơ trên được miêu tả là:
A. Màu đỏ
B. Màu vàng
C. Màu xanh
D. Màu tím
Câu 7. Kí ức xanh trong bài thơ nghĩa là gì?
A. Kí ức tươi đẹp
B. Kí ức đau thương
C. Kí ức xanh biếc
D. Kí ức giàu sức sống
Câu 8. Con đò trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Dáng đầy đặn
B. Dáng thon gọn
C. Dáng mập mạp
D. Dáng tròn trịa
Câu 9(1,0 điểm): Ý nghĩa của câu “Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm” trong đoạn thơ là gì?
Câu 10 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ trong đoạn trích
II. LÀM VĂN (4,0 điểm): cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ trên?
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) :
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
“Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều lĩnh được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
– Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
– Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
(Chí Phèo –Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.151)
Câu 1: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo là
A. Lên án xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.
B. Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ.
C. Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?
A. Vì đánh bạc.
B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
C. Vì giết người trong làng.
D. Vì bị Lí Kiến ghen tuông
Câu 3: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo
Câu 4: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?
A. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,…của con người.
B. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo
.C. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một
xã hội “bằng phẳng, thân thiện”.
D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí
Phèo.
Câu 5: So với tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc đương thời, Chí Phèo đóng góp phần độc đáo của mình ở chỗ
A. Miêu tả bi kịch bần cùng hóa của người nông dân.
B. Nói về những thủ đoạn cướp đất, giật nhà của lũ cường hào với dân lành.
C. Nói về tai họa bị tha hóa mất nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân.
D. Người nông dân là nạn nhân của hoàn cảnh
Câu 6: Cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí đã có những thay đổi như thế nào?
A Nhận thức được thế giới xung quanh
B Nhận thức về bản thân mình
C Hồi tưởng về quá khứ và hi vọng về tương lai
D Tất cả các đáp án trên
Câu 7 Đoạn văn không sử dụng phương thức biểu đạt nào sau đây
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 8 (0.5điểm): Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” là gì?
Câu 9 (1.0 điểm): Ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm “Chí Phèo”có gì đặc sắc?
Câu 10 (1.0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo ( Nam Cao)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên.
Hoạt động 2:chữa phần đọc hiểu
Mục tiêu: kĩ năng trả lời câu hỏi bài đọc hiểu
G lần lượt gọi H chữa các câu hỏi, chỉnh sửa và bổ sung
Hoạt động của G và H |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 2: chữa phần đọc hiểu Mục tiêu: kĩ năng trả lời câu hỏi bài đọc hiểu G lần lượt gọi H chữa các câu hỏi, chỉnh sửa và bổ sung G cho H suy nghĩ làm bài tập phần đọc hiểu G gọi hai học sinh lên bảng làm bài Cho các H khác ở dưới nhận xét và bổ sung, hoàn chỉnh bài tập |
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU ĐỀ 1: 1D, 2C, 3C, 4C, 5C, 6D, 7A, 8B. Câu 9: Ý nghĩa của câu “Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm” là: Tác giả đã rời xa quê hương để tìm kiếm những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc nhằm giữ gìn trân trọng những kí ức xanh của mình và cả một vùng bến bãi. Nó cũng thể hiện tinh thần phiêu lưu, tìm kiếm và khao khát vươn tới những điều mới mẻ đầy ý nghĩa Câu 10: + Yêu mến thiết tha, gắn bó sâu nặng, đau đáu nhớ nhung về một miền quê lam lũ mà thơ mộng. + Đó là tình cảm đẹp đẽ của một con người có ý thức về cội nguồn; tình cảm ấy được thể hiện chân thành, sâu sắc và xúc động. ĐỀ 2: Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: D Câu 7: C Câu 8: Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ). Tác dụng: – Cụ thể hóa cảm xúc một cách sinh động, gợi cảm. Câu 9: Ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm “Chí Phèo” Trong tác phẩm của Nam Cao ngôn ngữ không chỉ là công cụ, là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật. Đó là giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu chuyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở… Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Câu 10: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo ( Nam Cao) * Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn. * Ý nghĩa: – Về nội dung: + Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo + Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng + Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo. + Là biểu tượng của tình người ấm áp. + Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt. + Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn. – Về nghệ thuật: + Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật. + Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người. + Là biểu tượng của tình người ấm áp. + Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt. + Thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn. HS có trả lời theo suy nghĩ về giá trị của thời gian đảm bảo sự thuyết phục với người đọc, người nghe. |
Hoạt động 3: Phân tích đề, lập dàn ý
Mục tiêu: kĩ năng phân tích đề lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
Hình thức: kết hợp nhóm/ cá nhân
Hoạt động của G và H |
Nội dung cần đạt |
G gọi 2 H lên bảng phân tích đề Cho H nhận xét và hoàn chỉnh G yêu cầu H viết trọn vẹn phần mở bài G? Trong phần thân đoạn văn nghị luận xã hội cần phải bảo đảm những yêu cầu nào? G? Với đề bài này cần phải làm như thế nào? |
II. PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý 1. Phân tích đề – Nội dung NL: – Thao tác lập luận: phân tích, bình luận, so sánh – phạm vi dẫn chứng: 2. Lập dàn ý 2.1.Đề số 1 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải lí giải được sự lựa chọn của bản thân. Có thể trình bày theo các hướng sau: – Giới thiệu: Bài thơ “Tự tình tháng ba” của Bình Nguyên là một tác phẩm thơ miêu tả cảm xúc của tác giả về quê hương và tuổi thơ. Tác phẩm để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc bởi sự tinh tế và sâu sắc trong cảm nhận của nhà thơ về những giá trị tinh thần của cuộc sống. – Về nội dung: Bài thơ là bức tranh chân thật về quê hương và tuổi thơ. Những hình ảnh về cánh đồng, dòng sông, hoa cải, hoa cà và con đò…được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc, tạo một không gian đậm chất quê hương. Tác giả còn diễn tả những hồi ức, cảm xúc của mình về quê hương và tuổi thơ, qua đó thể hiện tâm trạng bồi hồi, xúc động, nhưng cũng tràn đầy hi vọng. Những cảm xúc đó được diễn tả một cách chân thật tạo nên một bài thơ đầy cảm hứng, ý nghĩa – Về mặt nghệ thuất: Bài thơ có nhiều đặc sắc, tác giả đã sử dụng hình ảnh đậm chất thiên nhiên và giàu sắc thái biểu cảm để tạo một bức tranh tuyệt đẹp về quê hương và tuổi thơ. Các từ ngữ được sử dụng rất tinh tế và đặc sắc phản ánh tình cảm chân thật và sâu sắc của tác giả. Ngoài ra còn có sự phối hợp hài hòa giữa các hình tượng tạo nên cảnh sống động và tươi sáng. Điều này giúp cho bạn đọc có thể dễ dàng cảm nhận và hình dung được những cảnh vật mà tác giả muốn diễn tả. 2.2.Đề số 2 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Nam Cao là một nhà tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Dù trong đề tài người trí thức hay người nông dân, ông luôn tìm thấy và nhận ra những điểm sáng trong tâm hồn những kiếp người khốn khổ. Truyện ngắn “Chí Phèo” lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách lần đầu (1941), Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Năm 1946, khi in trong tập “Luống cày”, tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo”.Đây là tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện. 2. Thân bài: * Khái quát chủ đề của truyện Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao nói về một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, đồng thời khẳng định tính lương thiện của họ ngay trong khi bị mất cả nhân hình, nhân tính. * Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật + Bát cháo hành và tình thương yêu chăm sóc chân thành của thị Nở tiếp tục đánh thức tính người trong Chí Phèo (cử chỉ quệt mồ hôi cười, thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thị như với mẹ, nhận ra hiền và ác…). Chí khao khát được làm người lương thiện, được sống lương thiện (Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! và niềm tin thị Nở sẽ mở đường, mọi người sẽ thấy hắn không làm hại được ai, sẽ lại nhận hắn vào xã hội bằng phẳng, thân thiện…) và khát khao hạnh phúc (lời nói với thị Giá cứ…, Hay là… , cảm giác nhẹ người, vẻ mặt rất phong tình, cười nghe thật hiền…) tình tiết hấp dẫn; giọng điệu đan xen biến hóa; ngôn ngữ sống động, điêu luyện mà gần gũi, tự nhiên… + Nhân vật Chí Phèo được khắc họa qua các phương diện nghệ thuật: cách miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; tạo tình huống truyện độc đáo với các tình tiết hấp dẫn; giọng điệu đan xen biến hóa; ngôn ngữ sống động, điêu luyện mà gần gũi, tự nhiên * Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện Nam Cao phát hiện và miêu tả người nông dân với phẩm chất tốt đẹp và bản chất lương thiện ngay khi tưởng như họ bị biến thành quỷ dữ. + Đánh giá cách nhìn mang tính phát hiện về người nông dân: Nhà văn đã khơi những nguồn chưa ai khơi bằng sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám; bằng trái tim nhân đạo, giàu tình yêu thương con người và niềm tin vào bản chất lương thiện của người lao động ngay cả khi họ bị cướp nhân hình lẫn nhân tính; bằng biệt tài diễn tả phân tích tâm lí nhân vật. * Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống . Qua đây, nhà văn muốn nhắn nhủ chúng ta hãy tin vào con người, vào bản chất tốt đẹp của con người. Chúng ta hãy cùng nhau xây đắp phần người trong mỗi cá nhân ngày càng bền vững, mạnh mẽ. Chúng ta sống trên đời cần có sự quan tâm, chia sẻ và tình cảm yêu thương giữa con người với con người. Chính tình yêu và tình thương sẽ làm giảm bớt sự hận thù, giữ gìn và nuôi dưỡng nhân tính thậm chí có sức mạnh cảm hóa con người. 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận |
………….
Tải file tài liệu để xem trọn bộ Giáo án dạy thêm Văn 11 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án phụ đạo Ngữ văn 11 (Cả năm) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.