Bạn đang xem bài viết Giáo án dạy hè từ lớp 1 đến lớp 5 Giáo án dạy hè 2024 Tiểu học tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án dạy hè từ lớp 1 đến lớp 5 mang tới các bài soạn môn Toán, Tiếng Việtkhối Tiểu học, giúp thầy cô xây dựng giáo án dạy hè 2024 nhanh chóng, tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.
Giáo án dạy hè lớp 1 lên lớp 5 bao gồm các tiết Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Toán, giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong quá trình xây dựng giáo án dạy hè cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giáo án dạy hè lớp 1 lên lớp 2
1. Luyện đọc: Cái trống trường em
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: trống, trường, ngẫm nghĩ, nghiêng đầu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Thể hiện tình cảm thân ái, gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học.
- Giáo dục HS yêu thích trường lớp, quý mến bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
* GV đọc mẫu lần 1:
* HD luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
Trong bài có những tiếng nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: trống, trường, ngẫm nghĩ, nghiêng đầu.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Luyện đọc câu.
- Mỗi HS đọc 1 dòng thơ theo hình thức nối tiếp. (2 vòng)
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh thi đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ương, iêng:
- Tìm tiếng trong bài có vần ương, iêng.
- Nói câu chứa tiếng có vần ương.
d. Tìm hiểu bài đọc:
- Mùa hè cái trống có làm việc không?
- Bạn học sinh xưng hô và trò chuyện với cái trống như thế nào?
- Mùa hè cái trống làm bạn với ai?
- Tìm những từ ngữ tả tình cảm, hoạt động của cái trống?
- Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh đối với ngôi trường?
- GV chốt nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm thân ái, gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học.
- Học sinh đọc lại bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về chuẩn bị bài sau: Đẹp mà không đẹp.
2. Chính tả: Cái trống trường em
I. Mục tiêu:
- Nghe viết lại chính xác, không mắc lỗi hai khổ thơ cuối trong bài: Cái trống trường em.
- Biết cách trình bày một bài thơ 4 chữ.
- Điền đúng l/n; nghỉ/nghĩ vào chỗ chấm.
II. Đồ dùng dạy học: – Bảng phụ viết nội dung bài chính tả và bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới.
a. Giới thiệu bài:- GV nêu yêu cầu giờ học và nêu tên bài. Học sinh đọc lại tên bài.
b. Hướng dẫn học sinh viết bài.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- 2, 3 học sinh đọc bài.
- Học sinh tìm những tiếng khó viết: lặng im, mừng, Kìa, Giọng vang, ….
- GV cho học sinh phân tích các tiếng khó sau đó viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét bài viết.
c. Bài tập.
Bài 1: Điền l hay n vào chỗ chấm?
…..ặng im bệnh …..ặng
…..ặng trĩu …..ặng lẽ
Bài 2: Điền nghỉ hay nghĩ vào chỗ chấm?
….. ngơi ….. ngợi
suy ….. ….. hè
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về luyện viết chính tả.
3. Luyện viết: Chữ hoa: C, S, L
I. Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu viết đúng được chữ hoa: C, S, L cỡ nhỏ.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng học tập: – Bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới.
a. GT bài: Học sinh đọc nội dung bài viết. GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát chữ mẫu.
- Nhận xét về số lượng các nét, kiểu nét. GV hướng dẫn quy trình viết.
- Học sinh viết bảng con. Nhận xét.
c. Hướng dẫn viết vở.
- Học sinh đọc nội dung bài viết.
- GV hướng dẫn viết vở.
- GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về luyện viết.
4. Toán: Phép cộng các số với 1, 2 (không nhớ)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
– Hệ thống lại các phép tính đã học trong các bảng cộng trong năm học hình thành các phép cộng với 1; 2 (không nhớ).
– Biết cộng các số tròn chục, các số có hai chữ số.
– Biết giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng học tập: – Phiếu ghi bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh thành lập các phép tính cộng với 1; 2
1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 + 1 = 4 4 + 1 = 5 5 + 1 = 6 |
6 + 1 = 7 7 + 1 = 8 8 + 1 = 9 9 + 1 = 10 |
1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 3 + 2 = 5 4 + 2 = 6 |
5 + 2 = 7 6 + 2 = 8 7 + 2 = 9 8 + 2 = 10 |
– HS luyện học thuộc lòng
c. Luyện tập
Bài 1: Tính:
7 + 1 = 1 + 7 = |
8 + 2 = 2 + 8 = |
40 + 20 = 20 + 40 = |
30 + 10 = 10 + 30 = |
15 + 40 = 7 + 42 = |
Bài 2: Số?
5 + ….. = 7 2 + ….. = 9 |
50 + ….. = 70 70 + ….. = 90 |
10 + ….. = 50 30 + ….. = 50 |
15 + ….. = 16 ….. + 40 = 50 |
34 + ….. = 36 ….. + 50 = 52 |
Bài 3: Lan có 5 nhãn vở. Hải có 2 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu nhãn vở?
Bài 4: Bình có 15 viên bi. Tuấn cho Bình thêm 1 chục viên bi. Hỏi Bình có tất cả bao nhiêu viên bi?
Bài 5: Cường có 40 viên bi, An có 20 viên bi, Hùng có 10 viên bi. Hỏi cả ba bạn có bao nhiêu viên bi?
Bài 6: Trả lời câu hỏi:
a) Số liền sau của 48 là bao nhiêu?
b) Số liền sau của 65 là bao nhiêu?
c) Số liền sau của 79 là bao nhiêu?
d) Số nào có số liền sau là 45?
3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn dò HS. Giao BTVN:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
7 + 2 8 + 1 |
40 + 20 37 + 21 |
13 + 2 1 + 14 |
Bài 2: Số?
20 + ….. = 30 40 + ….. = 50 |
23 + ….. = 43 50 + ….. = 62 |
….. + 12 = 34 ….. + 45 = 55 |
Bài 3: Bảo có 30 viên bi. Mai cho Tuấn thêm 1 chục viên bi. Hỏi Bảo có tất cả bao nhiêu viên bi?
Giáo án dạy hè lớp 2 lên lớp 3
Toán
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
(Dạy 3 tiết)
A. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về phép cộng, phép trừ.
HS hiểu và làm được bài tập.
B. Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
II. Bài mới:
a. Kiến thức cần ghi nhớ
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết? (Số hạng, số bị trừ, số trừ)
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.)
b. HS làm bài tập
Bài 1: Tính nhanh: a, 26+ 17 + 23 + 14 b, 46+ 82 + 18 + 54 c, 37 – 5 + 37 – 7 – GV khái quát Bài 2: Tìm x a, x + 36 = 72 b, x – 45 = 37 c, x + 32 = 18 + 45 d, 76 – x = 28 – GV yêu cầu HS nêu thành phần chưa biết trong phép tính là gì? nêu cách tìm? Bài 3: Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm a,25 + 36 …. 17 + 48 b,74 – 36 …. 83 – 37 c,56 – 19 …. 18 + 19 Bài 4: (Dành cho HSKG) Tìm một số biết số đó cộng với 45 thì bằng 62 Tiết 2 Bài 5: Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm a, x + 32 …. 41 + x b,56 – y …. 45 – y c,x – 26 …. x – 21 Bài 6: (Dành cho HSKG) Tìm một số biết số đó trừ đi 26 thì bằng 38 Bài 7: Đúng ghi Đ sai ghi S 25 + 48 = 73 76 – 29 = 57 57 – 28 = 29 |
– HS nêu cách làm. – 2 HS trả lời miệng. – Lớp nhận xét. – HS nêu thành phần chưa biết trong phép tính. – HS làm ra nháp. – HS làm vào vở. – GV hướng dẫn HS đưa về dạng tìm thành phần chưa biết. – HS lên bảng. – GV hướng dẫn HS đưa về dạng tìm thành phần chưa biết. |
Tiết 3
Bài 8: Điền số thích hợp vào ô trống:
a) + 35 = 89
b) 45 – = 28
40 + = 89
100 – = 39
86 = + 0
– 27 = 72
– Yêu cầu HS làm bài ra nháp rồi lên bảng:
Bài 9 : Tìm x
a. x – 21 = 33 – 21
b. 78- x = 42 + 24
c. x + 25 = 100 – 25
d. 89 – x = 28
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm rồi đại diện lên bảng:
Bài 10:
– Yêu cầu HS làm vào vở. Viết thêm 2 số vào dãy số sau: a. 9; 12 ; 15; 18; ….; …. b. 4; 8 ; 16; ….; …. c. 100; 200 ; 300; 400; ….; …. d. 110; 120 ; 130; 140; ….; …. |
HS làm vào vở. …, 21, 24. …, 32, 64. …,500, 600. …, 150, 160. |
III. Củng cố: Khái quát nội dung bài
IV- Dặn dò: Về nhà làm BT 11 (Phần C, D dành cho HSKG)
Tìm x:
A, x + 12 = 46 C, x + 26 = 12 + 17
B, 42 + x = 87 D, 34 + x = 86 – 21
Giáo án dạy hè lớp 3 lên lớp 4
Chính tả (Phân biệt tr/ch)
Bài viết
Mưa
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr/Ch.
- Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ch.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Vở, bảng con. Sổ tay chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3. Bài mới:
*Giới thiệu:
*Hướng dẫn phân biệt ch/tr
– Giáo viên giới thiệu cho HS một số quy tắc viết với ch/tr.
- Từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình viết với ch: cha, chú, cháu , chắt…
- Từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết với ch: cái chạn, cái chõng, cái chai, cái chăn, cái chày…
Ngoại lệ: cái tráp.
– Viết bằng tr với từ đồng nghĩa viết bằng gi : trai- giai, giả-trả ,giời-trời…
– ch thường kết hợp sau nó với oa, oà, oe, uê loắt choắt.
– ch láy với phụ âm đứng trước hoặc sau.trừ 4 trường hợp: trọc lốc, trụi lụi, trót lọt…
– Từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều đi với tr…
* Vận dụng làm bài tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống ch/tr
a) chẻ hay trẻ: …lạt ; ….trung, ….con, ….củi
b) cha hay tra: …mẹ, …hạt,….hỏi,….ông.
Học sinh làm bài, chữa bài, giáo viên chốt bài làm đúng.
Bài 2: Điền vào chỗ trống ch hay tr:
-…e già măng mọc -….a…..uyền con nối
-….ên kính dưới nhường -….ín bỏ làm mười.
…ó….eo mèo đậy -Vụng ….èo khéo trống
*Học sinh làm bài chữa bài như bài tập 1.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại khái quát kiến thức cơ bản.
- – Nhận xét tiết học.
- Về học bài và ôn lại quy tắc viết với ch, tr.
Luyện từ và câu
Nghệ thuật so sánh
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được, nhớ lại các cách so sánh.
- Vận dụng làm các bài tập có liên quan.
- Giáo dục học sinh yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống bài tập
- Nháp vở.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài cũ
3. Bài mới
* Hướng dẫn học sinh ôn tập:
Bài 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật này(trong từng cặp so sánh) có điểm gì giống nhau?
a) Sương trắng viền quanh núi Sự vật được so sánh: sương-khăn
Như một chiếc khăn bông Giống: trắng –xốp
b) Trăng ơi từ đâu đến *Sự vật: trăng-mắt cá
Hay từ biển xanh diệu kì Giống nhau: tròn
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
c) Bà em ở làng quê *Lưng-dấu hỏi
Lưng còng như dấu hỏi Giống nhau:Có hình đường cong
Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây:
a) Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như…
b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như…..
c) Tán lá bàng xoè ra giống….
d) Cành bàng trụi lá trông như……
– Học sinh làm vào vở.
– Một số học sinh trình bày bài làm của mình.
– Giáo viên và học sinh nhận xét.
– Giáo viên khen những học sinh so sánh hay.
Bài 3: Viết lại các câu văn sau sao cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
a) Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b) Con sông quê em quanh co uốn khúc.
c) mặt biển phẳng lặng mênh mông.
d) Tiếng mưa rơi ầm ầm xáo động cả một vùng quê yên bình.
– Giáo viên chấm chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài và làm bài tập vở bài tập Tiếng Việt.
….
Toán
Ôn về đo độ dài, đo khối lượng, giải toán về nhiều hơn ít hơn.
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng đã học. Nhớ lại các bước giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Vận dụng làm nhanh chính xác các bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống bài tập.
- Nháp, vở.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết kí hiệu đề-ca-mét, héc –tô- mét
1dam=…m 1hm=…m 1hm=…dam
3. Bài mới
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
4dam =….m 1km=…hm =….dam =….m
6 dam=….m 3km=….hm=….dam=….m
8dam=…m 7km=…hm =…dam=….m
5dam=….m 9km=…hm=…dam=…m
Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 2: Viết vào chỗ chấm:
1km=…m 6m=….dm 7 dm=…cm
7hm=…..m 4m=….cm 8dm=….mm
5dam=…m 9m=…mm 6cm=…mm
Nêu cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
Bài 3: Đổi các đơn vị sau;
4m 3dm =….dm 8dm 7cm =…cm
5m 5cm =…cm 6 dm 8mm =…mm
9m 7cm =…cm 7cm 6mm=…mm
Bài 4: Viết số thích hợp
1kg =…g 5kg =….g 3kg=…g 7kg=…g
Bài 5: Tấm vải đỏ dài 32 m. Tấm vải trắng dài hơn tấm vải đỏ là 7 m. Hỏi hai tấm vải dài dài bao nhiêu mét?
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
– Yêu cầu học sinh làm vào vở.
– 1 học sinh lên bảng chữa bài.
– GV và cả lớp nhận xét.
Bài 6: Anh cân nặng 36 kg và nặng hơn em 7 kg. Hỏi em nặng bao nhiêu kg?
Bài 7: Em cao 125 cm.Em thấp hơn anh 23 cm. Hỏi anh cao bao nhiêu cm?
Yêu cầu học sinh làm hai bài tập trên vào vở.
GV thu chấm và chữa bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhắc kiến thức ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Bài tập về nhà:
Bài 1: Xe to chở được 950 kg xi măng và chở được nhiều hơn xe nhỏ 250kg xi măng. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu kg xi măng?
Bài 2: Một quầy hàng hôm qua bán được 183m vải và bán ít hơn hôm nay 15m. Hỏi cả hai hom quầy hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Giáo án dạy thêm hè lớp 4 lên lớp 5
Tuần 1
Thứ ba ngày….. tháng …. năm 20….
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc viết các số trong hệ thập phân.
- Dãy số tự nhiên và các đặc điểm của nó.
- So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. ổn định tổ chức
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
* HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1:Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu:
Mẫu: 2345 = 2000 + 300 + 40 + 5.
13 579; 20 468 ; 45 037 ; 39 405 ; 68 040 ; 50 006.
Bài tập 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) Số gồm 11 chục và 11 đơn vị.
– Viết số: ……………………………………
– Đọc số: ……………………………………
b) Số gồm 23 trăm và 45 đơn vị.
– Viết số: ……………………………………
– Đọc số: ……………………………………
Bài tập 3:Viết:
a) Số lớn nhất có 10 chữ số.
b) Số lớn nhất có 10 chữ số khác nhau.
c) Số bé nhất có 10 chữ số.
d) Số bé nhất có 10 chữ số khác nhau.
Bài tập 4:
a) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
111 234 ; 121 111 ; 99 375 ; 89 753 ; 9 999 ; 12 345.
b) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
89 897 ; 98 798 ; 678 954 ; 459 876 ; 59 876.
Bài tập 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
a) Trong các số: 475 ; 340 ; 785 ; 106 ; 335 ; 1 760 ; 5 147.
– Các số chia hết cho 5 là: ……………………………….
– Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: …………………….
– Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: …………………….
b) Trong các số 741; 567 ; 656 ; 3 249 ; 4 986 ; 5 133 ; 9 234.
– Các số chia hết cho 3 là: ……………………………….
– Các số chia hết cho cả 3 và 9 là: …………………….
– Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: …………………….
* GV chấm và chữa bài cho HS.
C. Củng cố, dặn dò:
– HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
Dặn HS ôn bài và làm bài trong: Ôn tập hè.
____________________________________________
Toán
Ôn tập: Phép cộng số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS: Ôn tập về phép cộng số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất phép cộng, tìm số hạng chưa biết trong phép cộng…, giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
– Nêu các bước thực hiện phép cộng.
– HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
– HS làm các bài tập sau:
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:
21 567 + 43 897 6 792 + 240 854
9 761 + 56 973 50 505 + 950 909
975 032 + 87 321 150 287 + 950 995
– GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con.
– GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính.
+ Bài 2: Tìm x, biết:
a) x + 327 = 98 765 b) x + 435 = 467 + 108
c) 98 653 + x = 21 564 + 78 650
– GV gọi HS lên bảng làm.
– HS làm vào vở.
– GV chữa bài.
+ Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 2009 + 3901 + 1991 + 1099
b) 51980 + 19699 + 10301 + 18020
c) 2035 + 1728 + 2965
d) 1234 + 5678 + 766 + 322
+ Bài 4:Một xã có 16745 người. Sau một năm số dân tăng thêm 89 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 88 người. Hỏi:
a) Sau 2 năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
b) Sau 2 năm số dân của xã đó có bao nhiêu người?
– GV chấm và chữa một số bài làm của HS.
C. Củng cố, dặn dò:
– Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS
Ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
Giáo án dạy hè môn Toán lớp 5 lên 6
Buổi 1: ÔN LUYỆN VỀ SỐ TỰ NHIÊN – CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ TỰ NHIÊN
PHẦN I: NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
1. Các số 0,1,2,3,4 … là các số tự nhiên
Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
2. Dùng 10 chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 để viết số và trong hệ tự nhiên.
3. Phân tích cấu tạo số trong hệ tự nhiên.
4. Các số chẵn có tận cùng: 2,4,6,8,0
5. Các số lẻ có tận cùng là: 1,3,5,7,9
6. Hai số tự nhiên chẵn hoặc lẽ hơn kém nhau 2 đơn vị
7. Phép cộng và tính chất của phép cộng.
* Phép cộng:
a. Tính giao hoán: a + b = b + a
b. Tính chất kết hợp (a + b) + c
c. Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
d. Tìm số hạng chưa biết: a + x = b => x = b – a
8. Phép trừ và tính chất của phép trừ.
a. Trừ đi số 0: a – 0 = a
b. Số bị trừ = số trừ: a – a = 0
c. Tìm số bị trừ số trừ chưa biết:
x – a = b => x = b + a (số bị trừ = hiệu + số từ)
a – x = d => x = a – d (số bị trừ trừ đi hiệu)
9. Phép nhân và tính chất của phép nhân.
A x b = c (a; b là thừa số, c là tích)
a. Tính chất giao hoán: a x b = b x a
b. Tính chất kết hợp: (a b) . c = a (b . c)
c. Tính chất nhân 1: a . 1 = 1 . a = a
d. Nhân với số 0: a 0 = 0 . a = 0
e. Nhân 1 số với tổng (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
a (b+c) = a . c + b.c
f. Tìm thừa số chưa biết:
a x = b => x = b : a
10. Phép chia và tính chất của phép chia:
Tính chất:
a. Chia cho 1: a : 1 = a
b. Số bị chia và số chia bằng nhau: a : a = 1
c. Số bị chia = 0: 0 : a = 0
11. Phép chia hết và phép chia có dư:
a : b = q => a = b q
a : b = q dư r => a =b q + r
Nếu r = 0 thì => a chia hết cho b
Nếu r 0 thì => a không chia hết cho b
* Tìm số bị chia và số chia chưa biết.
x : a = b => x = b a
b : x = q => x = b : q
PHẦN II: BÀI TẬP
Bài 1: Thực hiện phép tính
a. 638+780 . 5 – 369 : 9
= 638 + 780 – 41
= 1418 – 41
= 1377
b. (273 + 485) . 16 – 483 : 3 . 4
= 758 . 16 – 161 . 4
= 12128 – 644
= 11474
c. 779 : 41 . 16. (435 – 249)
= 19 . 16 . 186
= 304 . 186
= 56544
Bài 2: Tính nhanh:
a. 325 . 6 + 6 . 560 + 115
= (325 + 560 + 115) . 6
= 1000 . 6
= 6000
b. 133 : 7 + 154 : 7 413 : 7
= (133 + 154 + 413) : 7
= 700 : 7
= 100
….
>> Tải file định dạng Doc hoặc PDF để tham khảo toàn bộ Giáo án dạy hè từ lớp 1 đến lớp 5
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án dạy hè từ lớp 1 đến lớp 5 Giáo án dạy hè 2024 Tiểu học tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.