Bạn đang xem bài viết Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều (Cả năm) Giáo án lớp 1 năm 2020 – 2021 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm, có cả bản soạn ngang và chia cột. Nhờ đó thầy cô dễ dàng tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình nhanh hơn. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Giáo dục thể chất cả năm.
I. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều chia cột
Bài Quan tâm, chăm sóc ông bà
I. Mục tiêu:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.
- Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
- Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.
II. Chuẩn bị:
– GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1:
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”.
– HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy:
GV | HS | ||
* Khởi động: Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học. Phương pháp kĩ thuật: Trò chơi, đàm thoại. * Sản phẩm mong muốn: – HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà. * Cách tiến hành: |
|||
– Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà” – Giáo viên đặt câu hỏi. + Khi nào em thấy bà rất vui? + Tuần vừa qua, em đã làm những việc gì đem lại niềm vui cho ông bà? Gv: Khen ngợi học sinh. Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà. Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới, Ghi tựa |
– HS Hát. – Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà. -HS chia sẻ trước lớp – Hs lắng nghe. – Hs lắng nghe. |
||
Hoạt động 1: Khám phá vấn đề. – Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà. – Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi. – Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà. – Cách tiến hành: |
|||
– GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà? – GV hỏi: + Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà? + Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? – GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. *Kết luận:Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà. |
– HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi. – Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình. – Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu. Tranh 3: Bạn mời ông uống nước. Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp. Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà. – HS suy nghĩ trả lời cá nhân. – HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. – HS lắng nghe. |
||
Hoạt động 2.Luyện tập: Mục tiêu:
– Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp. – Sản phẩm mong muốn: – Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. – HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. – Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. – Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà. |
|||
a. Em chọn việc nên làm. – GV chia HS thành các nhóm (4 HS). – Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng. Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông. Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà. Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm. Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà. – GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận. – GV yêu cầu các nhóm lên chia sẻ kq thảo luận – Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung. – Y/C hs đưa ra ý kiến : + Việc nào nên làm?Vì sao? + Việc nào không nên làm? Vì sao? – GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS. *Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà. |
– HS ngồi theo nhóm (4 HS). – HS quan sát rồi thảo luận theo nhóm 2 phút. – Các nhóm chia sẻ – HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).(tranh 1, 2, 3, 5) – HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4). – Các nhóm chia sẻ – HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5: Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông. Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà. Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà. – Không nên chọn việc làm ở tranh 4. Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm. – Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung. – HS lắng nghe, ghi nhớ, |
||
b. Chia sẻ cùng bạn – GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? – Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút). – Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút). – Đại diện ba nhóm lên chia sẻ trước lớp. – Yêu cầu các nhóm nhận xét. – GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà. |
– HS suy nghĩ cá nhân. – HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình. – HS chia sẻ – Nhận xét. |
||
Hoạt động 3. Vận dụng: – Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. + Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà. – Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống. – Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. + Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà. |
|||
a. Đưa ra lời khuyên cho bạn. – GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang. – GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK – GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn. – GV gọi đại diện nhóm chia sẻ. – Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét. – Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất. *GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy. |
– HS lắng nghe. – HS quan sát. – HS thảo luận nhóm đôi. – HS chia sẻ. – HS nhận xét |
||
b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. |
|||
– GV đưa tình huống. + Tình huống 1: Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà? + Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà? – GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống. Nhóm 1, 2: Tình huống 1. Nhóm 3, 4: Tình huống 2. – Đai diện 2 nhóm lên chia sẻ 2 tình huống. – Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. *GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,… * Tổng kết: GV chiếu câu thông điệp: Quan tâm chăm sóc ông bà Biết ơn, hiếu thảo – em là cháu ngoan. Gọi vài HS đọc – Nhận xét tiết học. – Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ. |
– Hs sinh quan sát, lắng nghe. – HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao. – HS lên đóng vai – Quan sát, nhận xét. _ Học sinh lắng nghe. 2-3 HS đọc câu thông điệp Cả lớp đọc đồng thanh. – HS lắng nghe, ghi nhớ. |
…….
II. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều soạn ngang
CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
– Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
– Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
– Thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
– Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử
Học sinh: Sách giáo khoa, VBT
III. Các hoạt động dạy học.
A. Khởi động
– HS hát tập thể bài hát “Đi học” – Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.
– Thảo luận lớp:
+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?
+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?
– GV giới thiệu bài mới.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường
Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.
Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?
– Một số HS nêu ý kiến cá nhân.
– GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.
– GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?
– HS nêu ý kiến.
– GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
– HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
– Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4,
– GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.
Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.
Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.
Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.
Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.
Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.
Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.
Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.
Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.
– GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?
+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?
+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?
– HS làm việc theo nhóm đôi – GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.
– GV kết luận:
+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.
+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.
+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu:
– HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy.
– HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh.
– Một số HS nêu tình huống.
– GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tinh huống.
– HS làm việc theo cặp.
– Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó.
– GV tổng kết các ý kiến và kết luận:
+ Tình huống – 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học.
+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học.
Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy?
Những điều nào em chưa thực hiện?
Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy?
– HS suy nghĩ, tự đánh giá.
– HS chia sẻ tự đánh giá với bạn ngồi bên cạnh.
– GV mời một số HS chia sẻ trước Lớp.
– GV tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong Lớp học tập theo các bạn đó.
Hoạt động 3: Cam kết thực hiện Nội quy
Mục tiêu: HS thể hiện được cam kết thực hiện Nội quy lớp học mà các em đã xây dựng.
Cách tiến hành:
– GV treo bản Nội quy lên trên bảng và hỏi: Đây là bản Nội quy của trường, Lớp mình mà chúng ta đã vừa tìm hiểu. Thực hiện bản Nội quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội quy này không? Chúng ta có thể thể hiện quyết tâm thực hiện nội quy bằng cách nào?
– GV hướng dẫn HS cách thể hiện cam kết thực hiện nội quy.
– HS lần lượt đi lên phía trên lớp học và ấn hình bàn tay hoặc ngón tay có mực màu của mình lên xung quanh bản Nội quy.
– GV khen ngợi cả lớp và chúc cả Lớp luôn giữ đúng cam kết thực hiện nội quy.
D. Vận dụng
Vận dụng trong giờ học: GV tổ chức cho HS:
Cùng bạn tập xếp hàng khi ra, vào Lớp.
Cùng bạn tập chào khi thầy cô giáo ra, vào Lớp.
Vận dụng sau giờ học: GV hướng dẫn HS:
– Hằng ngày nhớ thực hiện nội quy nhà trường, lớp học.
– Nhắc nhở khi thấy bạn em chưa thực hiện nội quy.
E. Tổng kết bài học
– HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
– GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Nội quy trường, lớp học là những quy định để giúp học sinh tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
– GV cho HS cùng đọc theo GV lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 6.
– GV yêu cầu 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên.
– GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
CHỦ ĐỀ: SINH HOẠT NỀN NẾP
BÀI 2. GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
– Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
– Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.
– Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử
Học sinh: Sách giáo khoa, VBT
III. Các hoạt động dạy học.
A. Khởi động
– GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?
– HS chia sẻ cảm xúc và lí do thích hay không thích căn phòng.
– GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ hai vì rất gọn gàng, sạch sẽ.
– GV giới thiệu bài học mới.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”
Mục tiêu:
– HS trình bày được nội dung câu chuyện.
– HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.
Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh trong từng tranh.
– HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo tùng tranh.
– GV kể lại nội dung câu chuyện theo tranh: Buổi sáng, chuông đồng hồ reo vang báo đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm lát nữa. Đến khi tỉnh giấc, Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo đồng phục, nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tim hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong lớp lắng nghe cô giảng bài.
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”.
+ Vì sao bạn Minh đi học muộn?
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?
– HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
– GV kết luận: sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền đẹp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp
Mục tiêu:
– HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?
– HS làm việc theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước Lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.
– GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh:
Tranh 1: Treo quần áo lên giá, lên mắc áo.
Tranh 2: xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc.
Tranh 3: xếp giày dép vào chỗ quy định.
Tranh 4: xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định (tủ, hộp).
Tranh 5: Treo hoặc cất chổi vào chồ quy định.
Tranh 6: sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà.
GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là đế đồ dùng vào đúng chồ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cặp sách, giá sách, góc học tập; quần áo sạch gấp và để vào tủ; quần áo bẩn cho vào chậu/túi đế giặt; quần áo đang dùng treo lên mắc áo; giày dép xếp vào chỗ quy định; mũ nón treo lên giá.
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
– HS biết phân biệt hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS: QST và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:
+ Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?
+ Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?
+ Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
– GV nêu nội dung các bức tranh:
Tranh 1: Vân đang tưới cây. Khi nghe bạn gội đi chơi, Vân vứt luôn bình tưới xuống đường đi và ra ngõ chơi cùng các bạn.
Tranh 2: Trong giờ học, Trà gạt giấy vụn xuống sàn lớp học.
Tranh 3: Tùng xếp gọn đồ chơi vào hộp trước khi đứng dậy vào ăn cơm cùng bố mẹ.
Tranh 4: Ngọc sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.
– HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận:
+ Tình huống 1: Việc vứt bình tưới trên đường, làm đường đi bị vướng và ướt, bình tưới dễ bị hỏng. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Vân nên cất bình tưới vào chỗ quy định trước khi đi chơi.
+ Tình huống 2: Việc gạt giấy xuống sàn làm lớp bẩn, mất vệ sinh, chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Trà nên nhặt giấy vụn và thả vào thùng rác của trường/lớp.
+ Tình huống 3: xếp gọn đồ chơi trước khi ăn vừa bảo vệ đồ chơi, vừa không làm vướng đường đi bong phòng, phòng trở nên gọn gàng. Việc làm của Tùng đáng khen. + Tình huống 4: sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn học giúp Ngọc học tốt, giữ gìn sách vở không thất lạc. Đó là việc em nên làm hằng ngày.
Vì vậy trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng
Mục tiêu:
– HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
– HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí.
– Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.
– Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng. Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.
– GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu:
– HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.
– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp?
+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
– HS làm việc theo nhóm đôi. Một sổ nhóm HS chia sẻ trước lớp.
– GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện.
D. Vận dụng
*Vận dụng trong giờ học: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách.
*Vận dụng sau giờ học:
– HS thực hiện tự gấp, cất chăn, chiếu, gối vào đúng chỗ sau giờ ngủ trưa.
– Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học ở nhà
E. Tổng kết bài học
– HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
– GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi.
– GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học
…..
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều (Cả năm) Giáo án lớp 1 năm 2020 – 2021 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.