Bạn đang xem bài viết Giáo án Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 12 Điện – Điện tử, Lâm nghiệp – Thủy sản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 12 KNTT của mình.
Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức cả năm bao gồm Công nghệ 12 Điện – Điện tử, Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 12 Kết nối tri thức. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức:
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 12 Lâm nghiệp – Thủy sản Kết nối tri thức
BÀI 1. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức và năng lực công nghệ
– Trình bày được vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
– Nêu được các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
– Nêu được những yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.
2. Năng lực chung
– Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
– Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lâm nghiệp.
3. Phẩm chất
– Có ý thức trân trọng các sản phẩm lâm nghiệp.
– Có ý thức tìm hiểu về vai trò, triển vọng của lâm nghiệp và các ngành nghề trong lâm nghiệp.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Tranh ảnh, video về vai trò, triển vọng của lâm nghiệp và các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
– Máy chiếu projector, máy tính xách tay.
– SGK và SGV Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản.
– Phiếu học tập dùng cho hoạt động hình thành kiến thức mới.
Phiếu học tập số 1. Triển vọng của lâm nghiệp
Triển vọng của lâm nghiệp |
Giải thích |
|
Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. |
||
Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. |
||
Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng. |
Phiếu học tập số 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp |
Những vấn đề cần lưu ý |
Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài. |
2. Đối với học sinh
SGK Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản; các tài liệu liên quan đến nội dung của bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Thông qua các câu hỏi gần gũi với thực tiễn đời sống, giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về lâm nghiệp, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về lâm nghiệp (triển vọng, ngành nghề trong lâm nghiệp) nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ (GV) |
Thực hiện nhiệm vụ (HS) |
|
Nhiệm vụ 1: GV nêu câu hỏi giúp HS tái hiện kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Một số câu hỏi có thể sử dụng: Câu 1. Nêu một số vai trò của lâm nghiệp đối với con người và môi trường mà em biết. Câu 2. Lâm nghiệp có vai trò như thế nào đối với gia đình, địa phương em? |
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV: Cung cấp gỗ, thuốc chữa bệnh, điều hoà không khí, nơi vui chơi,… |
|
Nhiệm vụ 2: GV nêu câu hỏi để kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Một số câu hỏi có thể sử dụng: Câu 3. Theo em, lâm nghiệp có triển vọng như thế nào? Câu 4. Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn gì để phát triển lâm nghiệp? |
Thảo luận nhóm, đưa ra các câu trả lời theo suy luận hoặc không có câu trả lời. |
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vai trò của lâm nghiệp
a) Mục tiêu
Giúp HS nhận thức được vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường. b) Sản phẩm
HS ghi được vào vở vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.
– Vai trò đối với đời sống:
+ Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu; nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản;…
+ Tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
+ Vai trò tín ngưỡng.
– Vai trò đối với môi trường sinh thái: Như SGK.c) Nội dung và cách thức tiến hành
Chuyển giao nhiệm vụ (GV) |
Thực hiện nhiệm vụ (HS) |
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1, quan sát Hình 1.2 trong SGK để trả lời câu hỏi trong mục Khám phá. |
Nghiên cứu nội dung mục I.1, quan sát Hình 1.2 trong SGK, liên hệ thực tiễn ở địa phương và trả lời câu hỏi (nội dung câu trả lời như mục sản phẩm, HS liên hệ thực tiễn ở địa phương). |
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2, nêu vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường sinh thái. |
Nghiên cứu nội dung mục I.2 trong SGK và trả lời câu hỏi của GV (nội dung câu trả lời như mục I.2 trong SGK). |
Nhiệm vụ 3 (củng cố nội dung I): Yêu cầu HS quan sát hình ảnh/video liên quan đến vai trò của lâm nghiệp (do GV sưu tầm) và yêu cầu HS nêu vai trò của lâm nghiệp ứng với từng hình ảnh/video. |
Quan sát hình ảnh/video do GV cung cấp, kết hợp với kiến thức vừa được hình thành ở nhiệm vụ 1 và 2 để thực hiện yêu cầu của GV. |
….
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 12 Điện – Điện tử Kết nối tri thức
BÀI 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
− Khái niệm kĩ thuật điện.
− Vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống.
2. Năng lực
− Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện.
− Hiểu và tóm tắt được vị trí và vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống.
− Hiểu được những triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho con người.
− Vận dụng những hiểu biết kiến thức, kĩ năng đã học về kĩ thuật điện trong đời sống.
3. Phẩm chất
− Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu khái niệm, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện.
− Trách nhiệm trong việc sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU – SGK Công nghệ 12.
– Video dạy học.
– Tranh ảnh dạy học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tạo tâm thế cho HS bước vào bài học.
b) Tổ chức thực hiện- GV giao nhiệm vụ sau:
Nội dung: HS được yêu cầu quan sát Hình 1.1 SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy tưởng tượng, nếu không có điện, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?
– HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Khi không có điện cuộc sống của chúng ta sẽ:
– Không có đèn để chiếu sáng.
– Không có quạt để làm mát khi trời nóng.
– Không có tủ lạnh để lưu trữ, bảo quản thức ăn,…
– GV tổ chức báo cáo, thảo luận: Chọn 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, GV gợi ý giúp HS nêu thêm được sự cần thiết của điện năng trong đời sống của con người. ∗ Ngoài ra, GV có thể tổ chức như sau:
– GV kết luận: Điện năng là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho sự phát triển của con người bên cạnh các nguồn năng lượng khác như: quang năng, nhiệt năng,… Từ khi điện năng ra đời đến nay đã tạo ra rất nhiều ngành nghề cho con người trong đó có ngành kĩ thuật điện. Vậy để tìm hiểu kĩ thuật điện là gì, có vị trí, vai trò và triển vọng phát triển trong đời sống và sản xuất như thế nào, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về khái niệm kĩ thuật điện
a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm kĩ thuật điện.
b) Tổ chức thực hiện
– GV giao nhiệm vụ như sau:
Nội dung: HS được chia làm nhóm đôi yêu cầu đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ khám phá: Quan sát Hình 1.2 SGK và phân nhóm các thành phần, thiết bị điện theo vai trò của chúng trong hệ thống điện.
– HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách và quan sát hình và sắp xếp các hình vào đúng nhóm của chúng. GV quan sát, nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sản phẩm
Câu trả lời của HS:
Các hình được chia thành 3 nhóm:
– Nhóm 1: sản xuất điện gồm các hình: d, e, k.
– Nhóm 2: truyền tải và phân phối điện gồm các hình: hình b, c. – Nhóm 3: sử dụng điện gồm các hình: a, g, h, i.
….
>> Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 12 Điện – Điện tử, Lâm nghiệp – Thủy sản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.