Bạn đang xem bài viết Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 (Bài 1, 2, 3, 4, 5) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức được biên soạn kỹ lưỡng theo sách Công nghệ chăn nuôi bài 1, 2, 3, 4, 5 với cách trình bày khoa học các bài trong năm học giúp thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 11 của mình. Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức – Bài 1
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.
2. Năng lực
Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vị trí, vai trò và triển vọng của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Năng lực riêng:
– Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.
3. Phẩm chất
– Có ý thức tìm hiểu vị trí, vai trò và triển vọng trong chăn nuôi.
– Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
– Tranh, ảnh, video.
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
– SHS Công nghệ chăn nuôi 11.
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về vai trò của chăn nuôi đối với con người, trồng trọt, xuất khẩu, chế biến,…
– Các hình ảnh, video, câu hỏi về thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, triển vọng của chăn nuôi sẽ kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú trong bài học.
b. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SHS tr.7 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của chăn nuôi trong đời sống con người và nền kinh tế; những công nghệ đang được ứng dụng; triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập:
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò của chăn nuôi.
+ Có những công nghệ cao nào đang được ứng dụng trong chăn nuôi.
+ Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có triển vọng như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế:
● Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein.
● Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
● Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
+ Công nghệ cao đang được ứng dụng trong chăn nuôi:
● Công nghệ cấy truyền phôi.
● Công nghệ thụ tinh nhân tạo.
● Công nghệ gene.
● Công nghệ cảm biến.
● Công nghệ internet kết nối vạn vật.
● Công nghệ thông tin và truyền thông.
● Công nghệ vi sinh.
+ Triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0:
● Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
● Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
● Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
● Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Vai trò và triển vọng của chăn nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò của chăn nuôi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và đối với một số lĩnh vực liên quan trong nền kinh tế.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I kết hợp quan sát Hình 1.1 trong SHS và trả lời câu hỏi.
– GV rút ra kết luận về vai trò của chăn nuôi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của chăn nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I kết hợp quan sát Hình 1.1 SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người, trồng trọt, công nghệ, xuất khẩu,…. – GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Nêu các vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương em. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục I quan sát Hình 1.1 SHS và trả lời câu hỏi. – HS rút ra kết luận về vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương theo hướng dẫn của GV. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: – Vai trò của chăn nuôi: + Hình a: cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. + Hình b: cung cấp thực phẩm cho con người. + Hình c: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. + Hình d: cung cấp phân bón cho trồng trọt. – GV rút ra kết luận về vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang hoạt động mới. |
1. Tìm hiểu về vai trò của chăn nuôi Các vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương em: + Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein. + Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. + Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và ý nghĩa của các thành tựu đó với chăn nuôi.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II kết hợp quan sát các hình ảnh trong SHS tr.8-10 và trả lời câu hỏi.
– GV rút ra kết luận về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
………………..
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức – Bài 2
Xem thêm trong file tải về
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức – Bài 3
Xem thêm trong file tải về
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức – Bài 4
Xem thêm trong file tải về
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức – Bài 5
BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vật nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Năng lực riêng:
- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, nhân giống vật nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về nhân giống vật nuôi đã học ở môn Công nghệ lớp 7.
b. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SHS tr.28 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp nhân giống vật nuôi, mục đích của phương pháp chọn giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập :
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh em vừa quan sát mô tả phương pháp chọn phối cùng giống hay phương pháp chọn phối khác giống? Mục đích của cách chọn phối này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Đây là hình ảnh mô tả phương pháp chọn phối khác giống.
+ Mục đích của phương pháp này:
- Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có với yêu cầu.
- Giữ được và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Nhân giống vật nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:
giống thuần chủng, nhân giống thuần chủng vật nuôi.
– GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I.2 trong SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi: Mục đích của việc nhân giống thuần chủng vật nuôi là gì? Phương pháp này thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? Vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội?
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: + Giống thuần chủng (giống thuần) là gì? + Nhân giống thuần chủng là gì? – GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin về giống lợn Móng Cái SGK tr.28 và trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về giống lợn này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I.2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. + Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? – GV chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS thực hiện phần Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,…để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cặp đôi, hoạt động nhóm để tìm hiểu về mục đích của nhân giống thuần chủng. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. – GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng 1.1.Khái niệm giống thuần chủng – Giống thuần chủng (giống thuần): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. – Nhân giống thuần chủng: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo. 1.2. Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng – Mục đích của nhân giống thuần chủng: + Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. + Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. + Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. – Một số đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng: lợn ỉ, lợn cỏ, gà Hồ, gà Tre,… |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Lai giống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm lai giống; nêu được các phương pháp lai, hiểu được sơ đồ lai tạo các giống vật nuôi.
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.1 trong SGK, kết hợp phân tích hình 5.3, yêu
cầu HS nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ.
– GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục II.2 trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Có những phương pháp lai nào? Mục đích của các phép lai đó là gì?
– GV yêu cầu HS về nhà lấy ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương mình và tìm thêm các ví dụ thực tiễn của các phương pháp lai còn lại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm lai giống; các phương pháp lai, hiểu được sơ đồ lai tạo các giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm lai giống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1, SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ. + Mục đích của lai giống là gì? – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin II.1 kết hợp quan sát hình 5.3 để trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số phương pháp lai Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin mục II.2, kết hợp quan sát hình 5.4 – 5.7 SHS tr.29 – 32 và thực hiện nhiệm vụ: + Có những phép lai nào? + Mục đích của những phép lai đó là gì? – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tại nhà, lấy ví dụ những công thức lại kinh tế ở địa phương mình và tìm thêm các ví dụ thực tiễn của các phương pháp lai còn lại. Bước 2: HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục II.2, kết hợp quan sát sơ đồ về các phương pháp lai để trả lời câu hỏi. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về các một số phương pháp lai. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
2. Tìm hiểu về Lai giống 2.1. Tìm hiểu về khái niệm lai giống – Lai giống: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau. – Mục đích của lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. – Đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai (hình 5.3): bố mẹ khác giống, đời con sinh ra không còn là những cá thể thuộc giống thuần mà là con lai mang các đặc tính di truyền được kết hợp từ cả hai giống bố và mẹ. 2.2. Tìm hiểu một số phương pháp lai * Phương pháp lai kinh tế – Khái niệm: là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao. – Mục đích: thu các sản phẩm thịt, trứng, sữa,.., không để làm giống. – Bao gồm các phương pháp lai: + Lai kinh tế: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F, đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống. + Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống. * Phương pháp lai cải tạo – Khái niệm: là phương pháp dùng một giống để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. – Mục đích: cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp; giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chống chịu bệnh tật của giống địa phương. * Phương pháp lai xa Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm trong Phiếu bài tập.
c.Sản phẩm: HS chọn được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS trả lời trong vòng 5 phút.
Trường THPT:………… Lớp:………………………… PHIẾU BÀI TẬP BÀI 5: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Thời gian: 5 phút Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Giống thuần chủng (giống thuần) là giống có đặc tính di truyền: A. Không ổn định. B. Đồng nhất. C. Ổn định và đồng nhất. D. Không đồng nhất và ổn định. Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích của nhân giống thuần chủng? A. Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. B. Để thu các sản phẩm thịt, trứng, sữa. C. Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. D. Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. Câu 3: Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ: A. Nhiều giống khác nhau. B. Duy nhất một giống. C. Giống có ưu thế nổi trội hơn. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 4: Lợn Móng Cái có đặc điểm nào sau đây? A. Dễ nuôi, đẻ nhiều. B. Chịu đc kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt. C. Chất lượng thịt thơm ngon. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Đâu là phương pháp lai kinh tế đơn giản? A. Lợn đực Yorkshire cho phối giống với lợn nái Móng Cái tạo ra con lai F1 sau đó cho con cái F1 lai với con đực Landrace tạo ra con lai F2 B. Lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái Ri, vịt trống Anh Đào với vịt mái cỏ. C. Lai giữa ngựa cái và lừa đực cho con lai là con la. Câu 6: Phương pháp dùng một giống (giống đi cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất là: A. Phương pháp lai kinh tế đơn giản. B. Phương pháp lai kinh tế phức tạp. C. Phương pháp lai cải tạo. D. Phương pháp lai xa. Câu 7: Sơ đồ dưới đây minh họa phương pháp lai nào? A. Phương pháp lai cải tiến. B. Phương pháp lai cải tạo. C. Phương pháp lai xa. D. Phương pháp lai kinh tế phức tạp. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thức tế về nhân giống vật nuôi để hoàn thành nhanh Phiếu bài tập.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV thu Phiếu bài tập và mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
C |
B |
A |
D |
B |
C |
A |
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
– GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất phép lai kinh tế phù hợp với mục đích sản xuất.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS về nhà phân tích từng phép lai, từ đó xác định công thức nào có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Giải thích vì sao.
c. Sản phẩm: HS lựa chọn được phép lai chính xác là giữa gà trống Rhode island với gà mái Ri và giải thích được lựa chọn của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà: Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
– GV hướng dẫn HS:
+ Phân tích từng phép lai.
+ Xác định công thức nào có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra.
+ Giải thích vì sao.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất phép lai kinh tế phù hợp với mục đích sản xuất.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS nộp sản phẩm vào bài học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học:
+ Các phương pháp nhân giống vật nuôi.
+ Phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
– Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập và hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng SHS tr.32.
– Làm bài tập Bài 5 – Sách bài tập Công nghệ chăn nuôi 11.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6 – Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 (Bài 1, 2, 3, 4, 5) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.