Bạn đang xem bài viết Giáo án Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 4 năm 2023 – 2024 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 – 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 4 CTST của mình.
Giáo án Âm nhạc 4 CTST cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí, Tin học để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 4. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo:
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CẢ CHỦ ĐỀ
1. Năng lực
+ Năng lực chung:
- NLC1: Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân khi học bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
- NLC2: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
- NLC3: Biết xác định và làm rõ thông tin trong học tập.
+ Năng lực âm nhạc:
- NLÂN1: Gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.
- NLÂN2: Hát rõ lời và thuộc lời biết thể hiện các nốt ngân dài, biết hát nối tiếp cho bài Bay cao tiếng hát ước mơ.
- NLÂN3: Vận động được cơ thể theo nhịp điệu của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ và tác phẩm Hornpipe.
- NLÂN4: Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát . Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.
- NLÂN5: Nhận biết và thể hiện các kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.
- NLÂN6: Nêu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ timpani . Nhận biết được âm sắc của nhạc cụ khi nghe bản nhạc Hornpipe.
2. Phẩm chất:
- PC1: Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
- PC2: Yêu quý bạn bè, thầy cô,quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
TIẾT 1
KHÁM PHÁ: CÁC ÂM THANH TRONG ĐỜI SỐNG
HỌC BÀI HÁT: BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ
Nhạc và lời: Nguyễn Nam
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
+ Năng lực chung
- NLC1: Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân khi học bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
- NLC2: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
- NLC3: Biết xác định và làm rõ thông tin trong học tập.
+ Năng lực âm nhạc
- NLÂN1: Gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.
- NLÂN2: Hát rõ lời và thuộc lời biết thể hiện các nốt ngân dài, biết hát nối tiếp cho bài Bay cao tiếng hát ước mơ.
2. Phẩm chất:
- PC1: Yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
- PC2: Yêu quý bạn bè, thầy cô,quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh, video…
- Giáo án word soạn rõ chi tiết
- Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rin. VD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.)
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
- Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rin. VD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.)
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt độnghướng dẫn của GV |
Hoạt động học tập của HS |
Hoạt động khởi động(5’) |
|
– Nhắc HS giữ trật tự khi học.Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. – Khởi động giọng theo mẫu sau – GV giới thiệu bức tranh chủ đề và đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu nên những sự vật có thể phát ra âm thanh + Bức tranh nói lên nội dung gì? + Trong bức tranh có những sự vật nào tạo ra âm thanh? – GV dẫn dắt HS vào bài học mới |
– Trật tự, chuẩn bị sách vở, lớp trưởng báo cáo – Thực hiện – Theo dõi, Lắng nghe, ghi nhớ, trả lời câu hỏi + Bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang hòa tấu nhạc cụ ở thành phố, có chú chim Sơn Ca và các Tàu lượn đang lắng nghe các bạn hòa tấu + Âm thanh các nhạc cụ, âm thanh tiếng tàu lượn, khinh khí cầu, còi tàu. – Lắng nghe, ghi nhớ |
Hoạt động khám phá(10’) |
|
NỘI DUNG KHÁM PHÁ: CÁC ÂM THANH TRONG ĐỜI SỐNG – GV kể mẫu chuyện Giấc mơ của Sơn Ca trên nhạc nền – Trả lời các câu hỏi + Nêu lên những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện. + Tìm các âm thanh có trong đời sống không có trong câu chuyện? + Các âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện phát ra như thế nào? |
– Theo dõi, Lắng nghe, ghi nhớ. – Cá nhân trả lời câu hỏi + Âm thanh các nhạc cụ, âm thanh tiếng còi tàu. + Tiếng các phương tiện tham gia giao thông, tiếng người nói ồn ào… + Tiếng kèn phím kêu ti ti, tiếng đàn guitar kêu tinh tinh, tiếng kèn kêu toe toe, tiếng còi tàu kêu o o. |
Hoạt động luyện tập (15’) |
|
– Mô phỏng lại các âm thanh: Tiếng kèn phím kêu ti ti, tiếng đàn guitar kêu tinh tinh, tiếng kèn kêu toe toe, tiếng còi tàu kêu o o. – HD HS đọc tiết tấu – GV mô phỏng các âm thanh có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu và yêu cầu HS lặp lại. Ti ti ti ti ti ti Toe toe toe toe toe toe – Mời các HS khác làm mẫu và cả lớp lặp lại với các âm thanh khác trong câu chuyện. – HD HS mô phỏng các âm thanh theo cách riêng của em. |
– Thực hiện – Thực hiện – Thực hiện – Thực hiện – Thực hiện |
Hoạt động khám phá(10’) |
|
NỘI DUNGHỌC BÀI HÁT: BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ – Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Tác giả Nhạc sĩ Nguyễn Nam tên thật là Phạm Văn Đồng, sinh năm 1953 mất năm 2011 tại Thừa Thiên Huế. Từ những năm 70 ông luôn tích cực tham gia trở thành nhạc sĩ sáng tác trong phong trào văn nghệ của học sinh sinh viên tại Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Bên cạnh đó về sự nghiệp cá nhân nhạc sĩ Nguyễn Nam Tuy không viết nhiều, nhưng khá nhiều ca khúc của ông đã trở nên quen thuộc với thế hệ khán giả Việt Nam như: Tình Ca Cho Em, xa rồi mùa đông, Dòng Sông Và Tiếng Hát Còn Mãi Mùa Đông, Bay Cao Tiếng Hát Ước Mơ. + Tác phẩm Bay cao tiếng hát ước mơ với lời nhạc thật trong trẻo đầy tự hào bài hát là bức tranh tuổi đội thật rực rỡ của các bạn đội viên thiếu nhi thành phố khi được học tập rèn luyện và thực hiện ước mơ của mình – Hát mẫu, sau đó hỏi các câu hỏi + Em hãy chỉ ra những chỗ có nốt ngân dài trong bài hát – Hướng dẫn HS đọc lời ca 2 lời theo tiết tấu của bài Lời 1 Câu 1: Đỏ thắm khăn quàng trên màu cờ. Cuộc đời em là ngàn hoa rực rỡ Câu 2: Đường chúng em đi, đẹp những ước mơ. Tổ quốc thân yêu, ngày đêm trông chờ Câu 3: Bay cao ngàn tiếng hát, xôn xao sóng nước trùng dương Câu 4: Em đi đi giữa tình thương đi giữa mùa xuân ngàn hoa thơm ngát hương + Dạy từng câu nối tiếp – Câu hát 1 GV đàn giai điệu hát mẫu: Đỏ thắm khăn quàng trên màu cờ. Cuộc đời em là ngàn hoa rực rỡ – Đàn bắt nhịp cả lớp hát lại câu 1 – Câu hát 2 GV đàn giai điệu song đàn lại 1 HS hát theo giai điệu: Đường chúng em đi, đẹp những ước mơ. Tổ quốc thân yêu, ngày đêm trông chờ – Đàn bắt nhịp cả lớp hát lại câu 2 – Đàn câu 1+2 cả lớp hát nhẩm sau đó hát đồng thanh – Tổ 1 hát lại câu 1+2 – Câu 3,4 dạy như câu 1, 2 khi hát nối câu 3+4, tổ 2 hát. |
– Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ – Lắng nghe, trả lời các câu hỏi – Đọc lời ca theo hướng dẫn, của GV, ghi nhớ . – Lắng nghe. – Lớp hát lại câu 1. – Lớp lắng nghe, 1 HS hát mẫu. – Lớp hát lại câu 2. – Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. – Tổ 1 thực hiện – Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. |
Hoạt động luyện tập (15’) |
|
– GV cho HS hát cả bài đa dạng các hình thức để các em thuộc bài hát. Sửa những lỗi sai cho HS.(chú ý hát đúng giai điệu các tiếng luyến,các tiếng có cao độ ngân dài. Hát đúng sắc thái vừa phải, tự hào, trong sáng của bài. Hát đúng cấu trúc của bài). – GV đặt câu hỏi Nội dung bài hát nói về điều gì?. Hãy nói lên mong ước của em về thế giới? |
– Lắng nghe những chú ý hát thêm với các hình thức. – 2,3 HS trả lời theo cảm nhận |
Hoạt động vận dụng |
|
– GV chia lớp thành các nhóm và phân công các đoạn mỗi nhóm 1 câu hát: Nhóm 1 hát câu 1,3. Nhóm 2 hát câu 3,4 – Hỏi lại HS tên bài hát vừa học? Tác giả? – Dặn HS về ôn lại bài vừa học, chuẩn bị bài mới, làm bài trong VBT. Chia sẻ với bạn về cảnh đẹp ở miền quê mà em biết. |
– Thực hiện theo HDGV – 1 HS Trả lời: Bay cao tiếng hát ước mơ. Nhạc và lời Nguyễn Nam – Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. |
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 4 năm 2023 – 2024 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.