Bạn đang xem bài viết Giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhân nghĩa, đạo đức luôn là quan niệm ngàn đời của cha ông ta. Câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm nhằm khuyên răn con người sống thanh liêm, dù có thiếu thốn cũng không tha hóa. Đề bài “giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm” sẽ được chúng tôi hướng dẫn giải qua một số gợi ý bên dưới. Mời các em học sinh cùng theo dõi ngay nhé.
Giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm
Bài số 1
Ca dao tục ngữ Việt Nam đa dạng và có tính nhân văn rất cao, khuyên dạy con người về nhiều mặt của cuộc sống, một trong số đó là câu nói quen thuộc “đói cho sạch rách cho thơm”.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh gần gũi với đời sống biểu lộ tư tưởng, quan điểm người dân lao động. Mượn các hình ảnh “đói” và “rách”nói lên hoàn cảnh thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống. “Sạch” và “thơm” thể hiện lối sống trong sạch, trung thực và biết giữ gìn phẩm chất con người trước những cám dỗ của vật chất. Câu tục ngữ có tính khuyên dạy rất cao đó là phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách của con người trước hoàn cảnh khác nhau.
Thời xưa, xã hội tồn tại rất nhiều điều bất công, nhân dân ta bị bóc lột nặng nề với nhiều hình thức, bị coi thường, khinh rẻ. Dù có nghèo và đói khổ đến đâu thì con người vẫn trung thực, sống có phẩm giá. Người dân lao động dựa vào ý chí, niềm tin, nỗ lực, phấn đấu. Quan niệm sống trong sạch không tham lam thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn mà người xưa để lại cho con cháu muôn đời.
Trong sạch, giữ mình có danh dự, đó chính là đạo lí. Điều đó thể hiện trong cách sống cao thượng trọng phẩm giá, nhân cách của bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến…Quan niệm sống cao đẹp để lại cho con cháu làm bài học giá trị muôn đời khuyên dạy con cháu nên biết sống trong sạch, không tham lam vật chất.
Bài số 2
Dân tộc Việt Nam từ xa xưa đến nay có nhiều truyền thống tốt đẹp,những câu tục ngữ hữu ích có ý nghĩa quan trọng làm bài học quý giá trong cuộc sống hàng ngày như câu “đói cho sạch rách cho thơm” là ví dụ điển hình về lối sống trong sạch, giữ gìn nhân phẩm con người.
Câu tục ngữ để lại nhiều bài học,khuyên dạy mỗi người về cách sống, sống làm sao để trở thành một người có ích, sống thanh cao, dù nghèo đói nhưng cũng phải biết sống lương thiện, không tham lam vật chất mà làm điều bất lương. “ Đói cho sạch rách cho thơm” nghĩa đen của nó muốn nói dù cho mình sống nghèo đói thì cũng phải sống trong sạch, thơm tho. Ý nghĩa sâu xa mà câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” muốn nói đến đó là thể hiện cách sống của con người, khuyên con người cần phải sống lương thiện, giữ phẩm chất và khuyên răn con người đừng nên tham lam của cải vật chất mà đánh mất nhân phẩm, phẩm giá của con người.
Vật chất là thứ để con người tồn tại, đạo đức thứ theo con người mãi mãi, nó gắn bó, phẩm chất sẽ quyết định cuộc đời chúng ta. Nhân dân ta xưa có câu ” trăm năm bia đá cũng mòn”, bia đá sẽ mòn nhưng phẩm chất đạo đức sẽ không bao giờ mất đi, ông cha ta đúng không sai. Khi chúng ta sống ngay thẳng, ngẩng cao đầu để nói chuyện với mọi người. “ Cây ngay không sợ chết đứng” cũng hệt như câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm, tất cả đều gắn bó và tạo niềm tin cho con người dám đứng lên sóng ngày tháng và trong sạch trong tính cách, nhân phẩm.
Câu tục ngữ là bài học sâu sắc cho con người nó như kim chỉ nam,bí kíp sống học tập và noi theo. Tục ngữ giá trị của nó thì không bao giờ bị hao mòn, giá trị của nó đúng đắn và để lại với muôn đời, giá trị cao quý cũng để lại cho người đọc những bài học sâu sắc cho con người về cuộc sống. Giáo dục cách sống dù đói khổ, nhưng vẫn phải sống đúng đắn, sống có đạo đức, trong sạch và vươn lên tạo niềm tin cho cuộc sống, không bao giờ khuất phục và bị cám dỗ bởi điều xấu, mỗi chúng ta cần phải có những niềm tin trong cuộc sống.
Mỗi người chúng ta luôn phải biết cách điều chỉnh hành vi và thái độ với cuộc sống, không để nó cám dỗ, sống đúng đắn, có trách nhiệm chúng ta sẽ làm được những điều tốt hơn cho cuộc sống này.
Ngoài những người biết coi trọng những giá trị sống, biết sống thanh liêm trong sạch thì có những người chỉ vì những lợi ích vật chất trước mắt mà bán đi đạo đức như các hành vi trái đạo đức, pháp luật làm tổn hại đến gia đình và xã hội đó là các hành vi buôn ma túy, cướp của, giết người …họ đều bán rẻ đi đạo đức, nhân phẩm của mình vì vật chất, về lâu dài những hành động đó không chỉ làm hủy hoại đạo đức mà còn gây ảnh hưởng ghê gớm đến xã hội.
Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” luôn là bài học sống đúng đắn, có giá trị đúng cho mọi hoàn cảnh, đây cũng là kim chỉ nam hành động để mỗi chúng ta sống giữ mình trước cám dỗ từ xã hội, sống có ích để tạo nên những giá trị tốt đẹp hơn. Câu tục ngữ cũng muốn nhắn nhủ đến những người đang gặp khó khăn, thử thách hãy giữ vững niềm tin, nhân phẩm của mình để vượt qua những khó khăn, thử thách thật sự trước mắt, từ đó đạt được thành công.
Trên đây là hai bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm sẽ giúp các em tham khảo khi viết văn giải thích. Bài viết tham khảo làm tư liệu khi làm bài tập làm văn trên lớp. Chúc các em học sinh đạt điểm cao.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.