Bạn đang xem bài viết Giải thích câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý (3 mẫu) Những bài văn hay lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn một số bài văn hay lớp 7: Giải thích câu Dĩ hòa vi quý. Đây là một tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho chúng ta có thể có thêm nhiều cách viết văn lập luận hay hơn.
Dĩ hòa vi quý là một trong những câu tục ngữ mà ông cha ta để lại muốn dạy chúng ta nên sống hòa thuận với mọi người xung quanh. Sau đây, xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Giải thích câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý.
Giải thích câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý – Mẫu 1
Trong kho tàng đồ sộ bởi ca dao, tục ngữ của dân tộc, câu tục ngữ “dĩ hòa vi quý” vẫn được nhắc đến nhiều, câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa những điều quý báu mà ta hoàn toàn có thể tiếp thu được, nó là những bài học quý báu, những kinh nghiệm để con người mọi thời đại hướng vào để rèn luyện tính cách, nhân cách của bản thân để trở thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng, được mọi người tôn trọng, yêu mến.
Câu tục ngữ mới đọc, ta cảm thấy nó hơi khó hiểu, vì được viết theo chữ Nho của người xưa, nó mang rất nhiều ý nghĩa. Ta hiểu đơn giản, Với từng chữ “Dĩ” được dịch hiểu là sự lấy, còn “hòa” là sự hòa nhã, khiêm tốn, hài hòa, “vi” ở đây có nghĩa là làm, “quý” ở đây muốn nói đến là thứ quan trọng nhất. Trong câu tục ngữ, ta thấy có sự xoay quanh những câu chuyện trong cuộc sống, những điều gần gũi với ta, áp dụng luôn trong cách ứng xử của người-người với nhau. Toàn câu “Dĩ hòa vi quý” có nghĩa là nên biết lấy sự hòa hợp với nhau làm trọng.
Con người ta sống luôn cần sự giao tiếp để duy trì, mở rộng các mối quan hệ trong xã hội, tối thiểu cũng có quan hệ với người thân, tiếp cận giữa người và người thường hay va chạm nhau. Trong các cuộc nói chuyện, cách làm việc,.. không ai đảm bảo mình có thể vừa ý mọi người, ai cũng có tính cách riêng, có những quan điểm, do khác chính kiến, khác quan điểm, khác lối sống,v.v….vì chẳng ai vẹn toàn, nên có một điều sẽ không tránh khỏi là dễ gây ra những phức tạp, những xáo trộn nhất định trong xã hội. Câu nói muốn nhắc nhở chúng ta phải biết hòa nhã trong mỗi trường hợp, biết kiềm chế, tiết chế cảm xúc, cái “tôi” của bản thân để phù hợp, để có thể hiểu người khác, lắng nghe người khác nhiều hơn trong mọi việc. Điều đó vừa khó nhưng cũng dễ nếu ta hiểu được giá trị to lớn của nó, như câu “một điều nhịn chín điều lành”, nó sẽ không gây thiệt cho bất cứ ai, nó mang nhiều lợi ích hơn bạn tưởng, giúp bạn trở nên là người biết cư xử lịch thiệp hơn, trưởng thành hơn trong mắt người khác.
Cùng nghĩa với câu “thêm bạn, bớt thù” của người xưa, cho thấy phương châm đối nhân xử thế này hoàn toàn đúng, đáng khen ngợi. Nhưng có lẽ mỗi chúng ta phải hiểu được câu nói không phải muốn bạn hoàn toàn để người khác lấn át đi chính kiến của bản thân mình trong mỗi công việc của mình, của xã hội mà không biết bảo vệ nó. Cũng không phải là người mà coi sự hòa thuận, yên ổn là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuề xòa, “ba phải”, không phân biệt phải trái, tốt xấu.Nếu như vậy, ta làm sao có thể sống được trong xã hội phức tạp này, làm sao ta có thể thành công…
Chỉ là khi cần thì ta phải “cơm sôi nhỏ lửa”, “chồng giận thì vợ bớt lời”, chúng ta không hề muốn người khác bị tổn thương bởi những lời ta nói, ta muốn đưa ra những ý kiến của bản thân, bảo vệ nó, nhưng cũng cần xem xét thái độ của người khác, không cần quá cương quyết vì bất cứ vấn đề gì cũng chỉ là tương đối không gì là tuyệt đối,. Nếu cứ nhất mực phải đưa mình thắng trong các cuộc trao đổi thông thường,… thì sớm muộn gì cũng xảy ra những chuyện không hay, gây ra sự bất hòa, đánh mắng, chia lìa, từ mặt nhau…, tất cả chỉ vì một chuyện nhỏ không đáng.
Có thể thấy vấn đề này không còn là vấn đề của một cá nhân mà nó còn được nâng lên thành quan điểm sống của xã hội. Ngay khi nhìn lại các cuộc chiến tranh trong lịch sử, đất nước ta đã nêu cao tinh thần hòa bình, luôn là sự đàm phán trước, thương lượng trước khi phải đi đến biện pháp không mong muốn là phải để cho chiến tranh xảy ra, khi mọi biện pháp kia không thể giải quyết sự tham lam, độc chiếm của kẻ thù, muốn xóa sổ đi đất nước ta, dù biết điều đó sẽ thành thảm họa tồi tệ với đất nước, với các thế hệ sau. Có nhiều vấn đề đã được giải quyết bằng biện pháp “dĩ hòa vi quý” trong cách cai trị một đất nước: “Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng.” (Tứ Thư – Luận Ngữ), kết quả đã gây tầm ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, làm biến đổi những con người đó, làm thay đổi bộ mặt xã hội tốt lên.
Câu nói đã một lần nữa cho ta nhìn lại về những phương châm đối nhân xử thế tốt đẹp trong cuộc sống, là một cầu nối để về với cội nguồn văn hóa của tổ tiên, góp phần thay đổi những tư tưởng xấu của con người ngày nay. Mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ nên biết tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.
Giải thích câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý – Mẫu 2
Dễ dàng nhận thấy được chính sự vận động hối hả của cuộc sống cuốn ta vào guồng quay với vô vàn các mối quan hệ phức tạp trong gia đình, xã hội. Ta cũng như thấy được câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý” trong ứng xử chính là cách để bạn luôn giữ được sự cân bằng trong các mối quan hệ ấy như thế nào.
“Dĩ hòa vi quý” chính là câu tục ngữ luôn được hiểu nôm na có nghĩa là thái độ của người luôn biết coi trọng và dường như ta cũng như đã lấy sự hòa thuận, êm ấm là mối quan tâm hàng đầu của mỗi con người chúng ta.
Thực sự ta như thấy được rằng sự ‘dĩ hòa vi quý” càng không phải là cách sống xu nịnh, ba phải mà như đã dạy cho mỗi người biết cách chủ động làm ôn hòa các mối quan hệ. Đồng thời hướng cho chúng ta đến cách giải quyết không gây thù chuốc oán, căng thẳng, hiềm khích lẫn nhau mà lại thuận hòa.
Trong cuộc sống ta như biết được rằng khi mà một người phụ nữ biết vận dụng nghệ thuật ứng xử dĩ hòa vi quý từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Và tất nhiên rằng người phụ nữ đó cũng như sẽ luôn giữ được tổ ấm hạnh phúc, đồng thời nhận được sự yêu mến của người xung quanh.
Dĩ hòa trong gia đình cũng là một điều rất cần thiết. Trong đời này thì mỗi mỗi sự vật lại có được những sự biến đổi không ngừng nghỉ, ta như thấy được cứ mỗi hoa mỗi hương, mỗi người mỗi tính. Dù rằng ta như cũng biết được rằng mỗi một con người trong một nhà luôn là những người có mối quan hệ ruột thịt, và dường như cũng rất là gắn bó và thân thiết nhất với nhau. Song đôi khi chúng ta dường như lại không thể tránh khỏi những lúc to tiếng, bất đồng quan điểm, đối ngược về phong cách sống của mỗi người. Hay cùng một sự việc mỗi người lại có những cách giải quyết cũng như xử lý khác nhau. Quả thực nếu như con người chúng ta lại không biết nhường nhịn, bỏ qua nhược điểm của nhau mà cứ mãi cố tật của nhau thì gia đình sẽ chẳng bao giờ “cơm lành canh ngọt” cả đâu.
Cuộc sống sẽ thật vui, không còn những bất hòa khi con người thông thái biết lựa người trên, biết nhường người dưới. Đồng thời họ cũng như phải thật là cảm thông và chia sẻ cùng nhau mọi khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống ắt sẽ làm nên sự bền vững của gia đình hạnh phúc được.
Ta dường như thấy được rằng khi mà một người nào có thái độ dĩ hòa vi quý, người ấy chính là sợi dây gắn kết. Đặc biệt hơn chính “dĩ hòa vi quý” lại là cầu nối tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Dĩ hòa với đồng nghiệp cũng được xem là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Ta như thấy được rằng chính mỗi người có một công việc và các nhóm bạn bè, đồng nghiệp khác nhau. Công việc của mỗi người cũng đã luôn đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thời gian và tâm huyết. Thực sự, có đôi khi, ta như thấy được chính sự căng thẳng trong công việc làm cho đầu óc của chúng ta như muốn “nổ tung”. Vì thế, nếu bạn không biết cách ứng xử khéo léo với bạn bè, và đối xử tốt với người đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên, nhân viên cấp dưới, rất có thể sẽ làm nảy sinh thêm những mâu thuẫn không đáng có và tất cả mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp nhất.
Ta như cũng thấy được rằng chính một môi trường làm việc năng động, không bon chen, môi trường đó cũng không đưa đẩy nói xấu, biết tương trợ và quan tâm đến nhau chính là một không gian công sở lý tưởng của mỗi người. Muốn vậy, ta dường như cũng thấy được rằng mỗi con người chúng ta đều phải biết tự kiềm chế bản thân, tránh soi mói, ganh đua, sống chan hòa và khoan dung.
Dĩ hòa trong các mối quan hệ xã hội cũng được đặt ra và coi trọng hơn bao giờ hết. Ta như thấy được chính khái niệm về các mối quan hệ xã hội vốn rất trừu tượng, nó bao gồm cả các mối quan hệ cá nhân, quan hệ tập thể, hay đó còn có thể là quan hệ tình cảm, công việc và giao tiếp với cộng đồng xung quanh…
Người khôn ngoan từ xưa cho đến nay cũng chính là người luôn biết mình là ai? mình đang ở đâu và mình nên làm thế nào? Ta dường như cũng đã ý thức được điều này ta sẽ luôn có thái độ đúng mực để giữ được hòa khí trong các mối quan hệ xã hội. Lúc đó thì cuộc sống của mỗi con người chúng ta mới có được cách nhìn nhận một cách thật đúng đắn biết bao nhiêu
Người xưa cũng như đã từng dạy, giữ hòa khí là điều tốt nhất trong nghệ thuật xử thế. Điều này sẽ tránh được “chuyện bé xé ra to”, biến chuyện lớn thành chuyện chẳng có gì. Việc chúng ta mà “dĩ hòa vi quý” nhưng phải có chính kiến sẽ giúp cho chúng ta ôn hòa để tránh to tiếng, mâu thuẫn, hiềm khích chứ không phải là thái độ “ba phải”.
Trong cuộc sống, thực tế cho thấy được không phải mọi tình huống ta đều nên có thái độ ôn hòa được. Chúng ta cũng cần nên nhớ được rằng khi cần bày tỏ quan điểm, nhận định trước cái tốt – cái xấu ta thì chúng ta phải có thái độ dứt khoát, lên án cái ác và cũng mọi người chung tay loại bỏ điều không tốt tồn tại trong xã hội.
Giải thích câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý – Mẫu 3
Dân gian có câu Dĩ hòa vi quý? vậy Dĩ hòa vi quý là gì? không chỉ về mặt ý nghĩa mà câu trên còn có nhiều thông điệp về thái độ ứng xử của con người với nhau trong xã hội.
Dĩ hòa vi quý là coi trọng sự yên ổn, hài hòa trong giao tiếp, ứng xử với người khác. Khuyên răn con người nên sống hòa thuận, nhã nhặn, biết cư xử, tránh gây rắc rối phiền hà cho bản thân và những người xung quanh.
Trong cuộc sống Dĩ hòa vi quý thường có nhiều ý kiến trái chiều như dĩ hòa vi quý là đúng đắn trong cuộc sống nhưng cũng có người nhận định Dĩ hòa vi quý là thái độ an phận, ba phải. Bạn hiểu thế nào về câu trên? bài viết bên dưới có những nhận định riêng.
Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh được những lúc bất hòa,, những lúc bất đồng quan điểm thậm chí là tranh chấp xảy đến; đứng trước mọi tình huống như thế đòi hỏi chúng ta phải có cách xử lý nhạy bén, đúng đắn. Một trong những phương pháp được ông cha ta truyền dạy đó là Dĩ hòa vi quý. Đây là một trong những cách hữu hiệu để ứng phó với những tình huống trong cuộc sống phức tạp.
Câu tục ngữ được liên kết bởi những từ mượn hán ngữ nên mới đọc qua ta thấy trừu tượng và khó hiểu. Để thấu hết nghĩa câu này, ta phải cắt nghĩa từng chữ trong câu để phân tích. Dĩ còn nghĩa là lấy, hòa bắt nguồn từ hòa thuận, hòa đồng, hòa giải, vi ở đây có nghĩa là làm, là cốt yếu; quý chỉ sự quý giá, sự ưu tiên. Ghép ngữ nghĩa của chữ thì câu tục ngữ trên mang ý nghĩa khuyên con người ta nên lấy sự hòa giải, hòa nhã để làm cốt yếu, hòa hợp được xem trọng, là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề.
Dĩ hòa vi quý là phương châm đối nhân xử thế đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc. Trong cuộc sống hiện đại, giao tiếp là một yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Khi giao tiếp, đôi khi mỗi người đều có những ý kiến riêng, quan điểm riêng mang màu sắc khác nhau và những ý kiến, những quan điểm đó không thể lúc nào cũng hòa hợp với nhau; Việc để xảy ra mâu thuẫn, bất đồng là không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta ai cũng cương quyết, khư khư bảo lưu quan điểm cá nhân, không chịu nhường nhịn thì chúng ta sẽ không bao giờ đi đến được tiếng nói chung, không thể cùng nhau hợp tác và đi đến thành công được. Thứ hai, khi xảy ra bất đồng, đối kháng nếu chúng ta không biết cách nhường nhịn, hòa giải, thì rất dễ xảy ra va chạm và đổ vỡ. Điều này không mang đến kết quả tốt đẹp đôi khi còn gây ra thiệt hại không mong muốn cho các bên. Do đó dĩ hòa vi quý mang lại giá trị to lớn, nó khiến cho ta giữ gìn được mối quan hệ. Bên cạnh rèn luyện được đức tính tốt đẹp này bản thân còn học được cách nhường nhịn, lắng nghe, bác bỏ sự chủ quan duy ý chí từ đó bản thân có thể hoàn thiện hơn, học hỏi được nhiều điều bổ ích hơn. Giữ được cho bản thân sự bình tĩnh, giải quyết vấn đề một cách thuận cả đôi bên chính là biểu hiện của người trưởng thành. Hơn nữa, với một cách cư xử lịch thiệp, nhã nhặn sẽ khiến mọi người nhìn nhận bạn bằng con mắt thán phục và đầy ngưỡng mộ. Tất cả những giá trị trên sẽ rải thảm đỏ đi đến thành công trên con đường học tập và sự nghiệp tương lai của mỗi người.
Câu tục ngữ là định hướng sống tốt đẹp đến với mọi người. Ngày nay ý nghĩa câu tục ngữ vẫn luôn được đề cao. Ta có thể lấy một vài những dẫn chứng điển hình ví dụ như các nhà ngoại giao các nước luôn lấy chính sách hòa bình, hợp tác, cùng phát triển làm đường lối đối ngoại chính; đối với việc giải quyết các tranh chấp dân sự: hôn nhân; lao động; kinh doanh thương mại; dân sự thì trước khi giải quyết tại tòa án thì thủ tục bắt buộc là hòa giải; nước ta thúc đẩy ký kết các hiệp ước song phương với quốc tế để đảm bảo quyền lợi của công nhân nước ta vừa đảm bảo được quyền lợi của công dân nước ngoài.
Cái gì cũng có hai mặt của nó. Và câu tục ngữ trên cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Trên đây chỉ là ý nghĩa tích cực mà câu tục ngữ mang lại. Tuy nhiên ý nghĩa này đôi khi lại hàm chứa nhiều vấn đề hạn chế. Dĩ hòa vi quý là hòa nhã, nhưng hòa nhã với cổ súy lại là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hòa nhã để lợi ích riêng hòa hợp với lợi ích chung, phát triển lợi ích chung chứ không phải hòa nhã, nhường nhịn để cái xấu, cái tiêu cực lấn lướt. Chan hòa, lấy hòa làm trọng cũng không phải là tỏ thái độ thơ ơ, bao dung, che đậy cho cái xấu hoành hành. Đây là vấn đề không hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Ta có thể kể đến những trường hợp đơn cử như cán bộ tham nhũng, bao che, tiếp tay cho nhau để rồi sai phạm nối tiếp sai phạm; đến khi phát hiện ra thì hậu quả thật không lường và khó khắc phục. Một vấn đề nữa được đặt ra là việc hiểu sai lệch của chữ hòa trong câu nói. Hòa là hòa thuận nhưng không có nghĩa là chịu đựng, cam chịu. Điều này được minh chứng rõ nét trong cuộc sống hôn nhân. “Một điều nhịn chín điều lành” , vợ chồng hòa thuận với mục đích để giữ gìn cuộc sống hôn nhân êm đẹp nhưng nếu cam chịu để miễn cưỡng gìn giữ hạnh phúc thì lại là điều quá sai lầm. Trong trường hợp đứng trước việc bạo lực gia đình, hành hạ của người chồng vũ phu nếu người vợ vẫn im lặng, vẫn nhẫn nhục chịu đựng để hàn gắn thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn không phù hợp.
Dĩ hòa vi quý không phải là cổ vũ cho sự nhút nhát không dám bày tỏ chính kiến, vì để giữ gìn mối quan hệ mà nể nang, mà xuề xòa, cho qua mọi chuyện, bỏ ngoài tai những cái sai trái, thiếu hợp lý. Trong một buổi thảo luận nếu e dè đồng nghiệp mà chúng ta không dám bày đạt ý kiến của bản thân; không dám đứng dậy phê bình hay đóng góp xây dựng vấn đề.
Một câu tục ngữ nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Việc vận dụng câu tục ngữ này như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất phụ thuộc vào cách nhận thức và ứng xử linh hoạt của mỗi người. Bài học được rút ra là đối với mỗi trường hợp cụ thể chúng ta nên suy nghĩ đúng đắn vấn đề từ đó áp dụng câu tục ngữ một cách phù hợp, giải quyết linh hoạt. Có như thế chúng ta mới có thể gặt hái được thành công mong đợi, ý nghĩa câu tục ngữ mới được vẹn tròn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải thích câu tục ngữ Dĩ hòa vi quý (3 mẫu) Những bài văn hay lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.