Bạn đang xem bài viết Giải đáp thắc mắc: Uống thuốc sau bao lâu thì được ăn trái cây? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau khi uống thuốc, nhiều người thường có thói quen sử dụng các món ngọt như trái cây, nước ép trái cây để làm giảm dư vị đắng của thuốc. Việc làm này tưởng như vô hại nhưng thực chất lại mang đến những nguy hiểm tiềm tàng không ngờ đến. Vậy tác hại khi sử dụng trái cây chung với thuốc là gì và uống thuốc sau bao lâu thì được ăn trái cây? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé!
Các tương tác có thể có của thuốc với trái cây
Cam, quýt, chanh
Những loại trái cây mọng nước và chứa nhiều vitamin A, vitamin C như cam, quýt, chanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ thống tiêu hóa, giải độc cơ thể, tăng cường hệ thống tiêu hóa, đẹp da,…. Chúng có vị chua ngọt tự nhiên và mùi thơm nồng đặc trưng nên dễ làm dịu đi mùi vị khó chịu của thuốc, do đó nhiều người thường hay ăn hoặc uống nước của các loại trái cây này sau khi uống thuốc.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng acid trong nhóm trái cây này lại khiến cho tình trạng bệnh của những người đang mắc bệnh dạ dày, dạ dày bị dư acid hay ợ chua trở nên nặng hơn. Do đó, bạn không nên dùng những loại trái cây này với thuốc chóng acid có chứa nhôm, các loại thuốc kháng viêm không steroid (như inbuprofen, diclofenac,…) để trị bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh đó, theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức công tác tại Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường acid.
Mặt khác, bạn cũng không nên ăn các loại trái cây này khi sử dụng thuốc dextromethorphan trị ho vì có thể xảy ra các phản ứng phụ, khiến bệnh nhân bị buồn ngủ hoặc rơi vào ảo giác kéo dài lên đến một ngày.
Nước ép nho
Nước ép nho là một loại thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu dùng nước ép nho với thuốc sẽ khiến cho thuốc bị giảm tác dụng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nguyên nhân là các thành phần trong nước ép nho sẽ ức chế các men trong quá trình hấp thu một số loại thuốc như điều trị tim mạch, thuốc chống nấm (nystatin, fluconazole,…), do đó bạn không nên dùng nước ép nho để uống thuốc nhé!
Chuối
Đối với những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren, amilorid,… thì không nên ăn chuối sau khi uống thuốc. Nguyên nhân là do hàm lượng kali trong chuối rất cao nên khi ăn loại trái này sau khi uống thuốc sẽ khiến cho kali trong cơ thể tích lũy nhiều, dẫn đến việc dư thừa kali và có thể gây ra các biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Nước ép táo
Các loại thuốc được vận chuyển từ đường ruột vào máu và phát huy tác dụng nhờ peptide. Tuy nhiên, thật không may vì peptide sẽ bị ức chế do thành phần của nước ép táo và cam. Sử dụng nước ép táo và cam để uống thuốc kháng sinh histamin như fexofenadine trị các triệu chứng của dị ứng và các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine, thuốc trị bệnh hen suyễn có chứa natri montelukast sẽ khiến cho hiệu quả của thuốc giảm lên đến 70%.
Do đó, bạn nên cân nhắc tránh uống nước ép của loại trái cây này khi đang dùng thuốc điều trị các bệnh trên nhé!
Nước ép bưởi
Nước ép bưởi rất tốt cho sức khỏe và cực kỳ hiệu quả trong việc giảm cân hay cải thiện làn da. Tuy nhiên, ăn bưởi hay uống nước ép bưởi lại gây ra một số phản ứng nguy hiểm khi đang sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh.
Thứ nhất, bạn không nên sử dụng bưởi trong khi đang sử dụng nhóm thuốc hạ cholesterol máu. Nguyên nhân là do bưởi sẽ khiến một lượng lớn thuốc bị đọng lại trong cơ thể, khiến chúng không thể phát huy được tác dụng và dẫn tới tổn thương gan hoặc suy nhược cơ bắp. Ăn hay uống nước ép bưởi khi sử dụng simvastatin hoặc atorvastatin có thể làm tăng sự hấp thu thuốc lên gấp 15 lần, gây tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng ở cơ.
Thứ hai, ăn hoặc uống nước ép bưởi khi sử dụng các loại thuốc suy giảm miễn dịch chống thải ghép (tacrolimus, cyclosporine,…) thường xuyên sẽ tạo ra các phản ứng độc hại cho thận.
Bạn cũng không nên ăn hay uống nước ép bưởi khi đã sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ. Bưởi khi kết hợp cùng các loại thuốc trên sẽ khiến cho bạn cảm thấy chóng mặt đấy nhé!
Nên uống thuốc sau bao lâu thì ăn trái cây?
Ăn trái cây ngay sau khi uống thuốc là một sai lầm phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Trái cây và thuốc có thể sẽ tương tác với nhau gây ảnh hưởng xấu hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, trong một số trường hợp bạn không nên ăn trái cây ngay khi vừa uống thuốc, bao gồm:
- Nếu bạn sử dụng thuốc dextromethorphan để điều trị bệnh ho thì không nên ăn hoặc uống nước ép cam, chanh, quýt,… trong vòng một ngày để không rơi vào tình trạng buồn nôn, chóng mặt hoặc ảo giác.
- Để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Trong vòng 4 giờ trước và sau khi sử dụng thuốc fexofenadine để điều trị các triệu chứng dị ứng, thuốc levothyroxine trị bệnh tuyến giáp và thuốc natri montelukast trị bệnh hen suyễn, bạn không được ăn hoặc uống nước ép cam, táo nhé.
- Còn nếu dùng thuốc hạ cholesterol máu, thuốc an thần, thuốc suy giảm miễn dịch,… bạn không nên ăn hoặc uống nước ép bưởi trong vòng 2 giờ nhé để tránh bị ngộ độc nhé.
- Cuối cùng, rất nhiều người thường uống sinh tố trái cây sau khi uống thuốc. Tuy nhiên, bạn không nên uống sinh tố trái cây trong vòng 2 tiếng trước và sau khi uống kháng sinh để tránh ảnh hưởng sức khỏe nhé!
- Như vậy sẽ không có thời gian cụ thể cho câu hỏi nên uống thuốc sau bao lâu thì ăn trái cây. Tùy vào loại thuốc và loại trái cây sẽ có thời gian được phép ăn, uống nước ép trái cây khác nhau. Do đó, để đảm bảo hiệu quả khi dùng thuốc và tránh gặp phải những phản ứng gây hại cho cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm uống thuốc và loại thực phẩm nên hay không nên dùng kèm.
- Để thuốc được phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng nước sôi để nguội hoặc nước lọc để uống thuốc. Điều này giúp thuốc viên được xuống dạ dày nhanh, dễ tan ra tạo thành dung dịch thuốc và đi xuống ruột làm cho dược chất sẽ hấp thu vào máu và phát huy tác dụng chữa bệnh.
- Nếu sử dụng nước đóng chai, bạn nên chọn loại nước tinh khiết để uống thay vì nước khoáng. Vì trong nước khoáng có chứa các khoáng chất như canxi, natri,… có thể tương kỵ, phản ứng với thuốc gây hại cho cơ thể.
- Bên cạnh trái cây, thì sữa, trà, cà phê, rượu, bia, nước ngọt,… cũng là các món có khả năng xảy ra phản ứng với thuốc và gây hại cho sức khỏe con người. Do đó, khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh, bệnh cũng không nên sử dụng các món này nhé.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề uống thuốc sau bao lâu thì được ăn trái cây mà Bách hóa XANH tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Chọn mua trái cây tươi ngon các loại tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để thưởng thức nhé:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải đáp thắc mắc: Uống thuốc sau bao lâu thì được ăn trái cây? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.