Bạn đang xem bài viết GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân Giải Giáo dục công dân 9 trang 55, 56 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 52 và câu hỏi vận dụng trong SGK trang 55, 56.
Qua đó, giúp các em nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và các nghĩa vụ của công dân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 15 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn GDCD 9 Bài 15:Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân, mời các bạn cùng theo dõi.
Lý thuyết GDCD 9 Bài 15
1. Khái niệm
* Vi phạm pháp luật
– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
– Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự. (Trách nhiệm hình sự)
– Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước mà không phải là tội phạm. (Trách nhiệm hành chính)
– Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản…) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. (Trách nhiệm dân sự).
– Vi phạm kỉ luật: Là những hành vi trái với những qui định, qui tắc, qui chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học. (Trách nhiệm kỉ luật).
* Trách nhiệm pháp lí
– Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
– Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Tội giết người, hiếp dâm…
– Trách nhiệm hành chính: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu hình phạt xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Ví dụ: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền.
– Trách nhiệm dân sự: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. Ví dụ: Tranh chấp đất đai, tài sản liên quan trong gia đình.
– Trách nhiệm kỉ luật: Người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lí của mình. Ví dụ: Cảnh cáo, cách chức, cho thôi việc…
2. Nghĩa vụ của công dân:
– Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.
– Tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và Pháp luật.
Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 52 SGK GDCD 9
a) Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì?
Trả lời:
– Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép → Xây nhà trái phép; đổ phế thải xuống cống thoát nước.
– Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ → Vi phạm Luật An toàn giao thông
– Hành vi (3): Tâm thần, đập phá → Mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật
– Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách → Tội trộm, cướp.
– Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả → Xâm phạm tài sản của người khác.
– Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo → Vi phạm nội quy an toàn lao động.
b) Những hành vi đó đã gây hậu quả gì?
Trả lời:
– Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép, đổ phế thải xuống cống thoát nước → Gây tắc cống, ngập nước, vi phạm quy định về xây dựng.
– Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ → Gây thiệt hại về người và của.
– Hành vi (3): Tâm thần, đập phá → Làm hỏng mất tài sản quý.
– Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách → Gây tổn thất tài chính cho người khác.
– Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả → Gây tổn thất tiền bạc của người khác.
– Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo → Làm cho người đi đường bị thương.
c) Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra?
Trả lời:
Các hành vi trên (trừ hành vi (3) phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
Giải bài tập GDCD 9 Bài 15 trang 55, 56
Câu 1
Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính, hình sự, dân sự) hay vi phạm kỉ luật.
Hành vi | Vi phạm pháp luật hành chính | Vi phạm pháp luật hình sự | Vi phạm pháp luật dân sự | Vi phạm kỉ luật |
a) Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà | ||||
b) Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đổng mua bán hàng hoá | ||||
c) Trộm cắp tài sản của công dân | ||||
d) Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường | ||||
đ) Sử dụng tài liệu trái quy định trong giờ kiểm tra | ||||
e) Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp | ||||
g) Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe |
Gợi ý đáp án
Hành vi | Vi phạm pháp luật hành chính | Vi phạm pháp luật hình sự | Vi phạm pháp luật dân sự | Vi phạm kỉ luật |
a) Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà | X | |||
b) Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đổng mua bán hàng hoá | X | |||
c) Trộm cắp tài sản của công dân | X | |||
d) Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường | X | |||
đ) Sử dụng tài liệu trái quy định trong giờ kiểm tra | X | |||
e) Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp | X | |||
g) Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe | X |
Câu 2
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình ? Vì sao ?
a) Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi đường ;
b) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.
Gợi ý đáp án
Trường hợp (b) không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình; vì em bé mới 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
Câu 3
Do muốn có tiền tiêu xài, Nam – học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng Nam đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Nam lại.
Theo em, trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào là đúng ? Vì sao ?
a) Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, vì vận chuyển ma tuý là phạm tội;
b) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì ít tuổi ;
c) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì bị lừa, khi nhận chuyển gói hàng không biết có ma tuý ở trong.
Gợi ý đáp án
Trường hợp a là đúng – Nam phải chịu trách nhiệm hình sự là do Nam cố ý phạm tội rất nghiêm trọng.
Câu 4
Tú (14 tuổi – Học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba – người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng.
Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.
Gợi ý đáp án
– Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật.
– Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:
+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;
+ Vượt đèn đỏ → gây hậu quả: ông Ba bị thương nặng.
– Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:
+ Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba;
+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Câu 5
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
a) Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự ;
b) Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự;
c) Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình ;
d) Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự ;
đ) Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính ;
e) Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Gợi ý đáp án
– Ý kiến đúng: (c), (e)
– Ý kiến sai: (a), (b), (d), (đ)
Câu 6
Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không ? Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.
Gợi ý đáp án
– Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.
– Giống nhau:
+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương.
+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
– Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
- Bằng tác động của dư luận – xã hội tự giác thực hiện;
- Lương tâm cắn rứt
+ Trách nhiệm pháp lí:
- Bắt buộc thực hiện;
- Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân Giải Giáo dục công dân 9 trang 55, 56 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.