Bạn đang xem bài viết GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61.
Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 9 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Khám phá GDCD 8 Cánh diều Bài 9
1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn
a) Em hãy xác định các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn trong từng hình ảnh trên.
b) Em hãy kể thêm các hành động khác có nguy cơ xảy ra tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
Trả lời:
a) Các nguy cơ là:
- Hình 1 (nghe điện thoại tại trạm bơm xăng, dầu) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.
- Hình 2 (thu mua và cưa các loại bom, mìn) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.
- Hình 3 (sử dụng điện thoại khi đang sạc) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.
- Hình 4 (thực hiện thí nghiệm với các chất dễ cháy) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.
- Hình 5 (hái nấm lạ trong rừng) => có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
b) Một số hành động khác có thể gây nguy cơ xảy ra tai nạn:
- Hút thuốc lá tại trạm bơm xăng, dầu.
- Đốt nhang, vàng mã,…
- Để các chất hoặc nguyên liệu dễ cháy gần khu vực bếp nấu ăn.
- Không khóa bình gas sau khi sử dụng.
- Các thiết bị điện trong gia đình kém chất lượng hoặc hoạt động quá công suất dẫn đến cháy, chập điện.
- Sử dụng hóa chất hoặc chất phụ gia, phẩm màu trong chế biến và bảo quản thực phẩm
- Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học không đúng quy định.
- …
2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại
a) Em hãy nêu hậu quả của các vụ tai nạn trong những trường hợp trên
b) Em hãy kể thêm hậu quả của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại mà em biết.
a) Hậu quả từng trường hợp như sau:
– Trường hợp 1. Việc vợ chồng anh D tiến hành sang chiết gas đã dẫn đến hậu quả:
- Gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của vợ chồng anh D và những người xung quanh.
- Gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình anh D và những gia đình xung quanh.
- Gây tình trạng ô nhiễm môi trường.
– Trường hợp 2. Việc anh H tự ý chế tạo pháo đã dẫn đến hậu quả: gây tử vong cho anh H và thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
– Trường hợp 3. Việc chị Q dùng thuốc diệt cỏ dạng nước để diệt côn trùng đã vô tình dẫn đến hậu quả: gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng cho con trai chị Q
b) Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:
- Tổn hại đến sức khỏe, tính mạng.
- Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội.
- Gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại của các chủ thể trong từng trường hợp trên.
Trả lời:
– Trường hợp 1.
- Khi phát hiện vật thể lạ giống với quả bom, Ông D đã có hành vi: không khai báo với các cơ quan chức năng; cất giấu và có ý định đem đi bán để lấy tiền. Hành vi này của ông D đã vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 13 thuộc Điều 5 của Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ năm 2017.
- Phát hiện ra hành vi sai trái của ông D, anh K đã báo cáo với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho các gia đình xung quanh. Hành vi này của anh anh K là đúng với quy định của pháp luật. Chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo hành vi của anh K.
– Trường hợp 2.
- Sự bất cẩn của H đã gây ra tai nạn cháy. Khi đám cháy xuất hiện, H đã nhanh chóng hô hoán, cầu cứu và cảnh báo mọi người. Hành động hô hoán của H đã cho thấy H có ý thức phòng chống tai nạn cháy, nổ.
- Khi nghe thấy lời hô hoán của H, mọi người xung quanh đã kéo đến và kịp thời giúp đỡ H dập tắt đám cháy. Hành động này của người dân xung quanh là phù hợp với quy định của pháp luật.
– Trường hợp 3. Bà A đã sử dụng một số loại hóa chất cấm trong chế biến thực phẩm nhằm thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh. Hành vi này của bà A đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 7 Luật Hóa chất năm 2007. Đây cũng là hành vi đáng bị lên án và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
a) Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của anh M trong trường hợp trên.
b) Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ giải thích như thế nào để em của K hiểu và sử dụng ẩm điện an toàn?
Luyện tập GDCD 8 Cánh diều Bài 9
Luyện tập 1
Theo em, hành vi nào sau đây vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Vì sao?
A. Chị Y đã đốt phá rừng làm nương rẫy canh tác.
B. Ông T không sử dụng chất nổ trong đánh bắt cá.
C. Bà C ngâm trái cây trong chất bảo quản không rõ nguồn gốc và bán cho khách hàng.
D. Bạn M tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ ở địa phương.
Trả lời:
Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là:
- Hành vi a) Chị Y đã đốt phá rừng làm nương rẫy canh tác. Vì: hành vi của chị Y đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013. Mặt khác, hành vi này cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các cá nhân, cộng đồng và môi trường sinh thái.
- Hành vi c) Bà C ngâm trái cây trong chất bảo quản không rõ nguồn gốc và bán cho khách hàng. Vì: hành vi của bà C đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 7 Luật Hóa chất năm 2007. Mặt khác, hành vi này cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Luyện tập 2
Gia đình H đã nhập một số hoá chất để phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Các hoá chất này dễ cháy, nổ có thể gây nguy hiểm cho mọi người. Tuy nhiên, sau khi mua về, mẹ H lại để các hóa chất gần khu vực bếp. Thấy vậy, H đã khuyên mẹ nên đưa các hoá chất ra chỗ khác để tránh nguy cơ cháy nổ.
a) Theo em, việc sắp xếp các hóa chất gần khu vực bếp của mẹ bạn H có thể gây ra những hậu quả gì và có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, các chất độc hại không?
b) Em hãy cho biết việc làm của bạn H đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
– Yêu cầu a)
- Việc sắp xếp các hóa chất dễ cháy gần khu vực bếp của mẹ bạn H có thể gây ra tai nạn cháy, nổ. Để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của gia đình bạn H và những người xung quanh; thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình và xã hội; đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
- Hành động của mẹ H đã vi phạm quy định tại khoản 5 điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013.
– Yêu cầu b) Hành động của bạn H đã thể hiện các trách nhiệm sau của công dân:
- Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền và nhắc nhở cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Luyện tập 3
S và K cùng nhau tự chế súng đi săn. Tuy nhiên, do sơ suất, K đã làm nổ súng khiến S bị thương phải đưa đi cấp cứu.
Theo em, hành vi của K và S đã vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ?
Trả lời:
Hành vi tự chế tạo vũ khí của K và S đã vi phạm quy định tại khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.
Luyện tập 4
Anh A là công nhân làm việc tại tổ cơ khí của Công ty X. Khi tiến hành dùng máy hàn thổi lửa để cắt sắt, do không sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn phòng cháy nên lửa vảy hàn bắn vào các vật dụng dễ cháy và lan nhanh ra cả xưởng thiết bị của công ty.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, em hãy nhận xét hành vi của anh A.
Trả lời:
Hành vi của anh A đã vi phạm quy định tại khoản 5 điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013.
Luyện tập 5
Em hãy sưu tầm và kể về một tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ. Em học tập được gì từ tấm gương đó?
Vận dụng GDCD 8 Cánh diều Bài 9
Vận dụng 1
Em hãy cùng các bạn vẽ tranh tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10).
Vận dụng 2
Em hãy chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.