Bạn đang xem bài viết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật Giáo dục công dân lớp 6 trang 19 sách Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp, cách giải các câu hỏi phần khởi động, khám phá và phần luyện tập trang 19, 20, 21, 22.
Giải Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4 được biên soạn rất chi tiết, hướng dẫn các em phương pháp giải rõ ràng để các em hiểu được bài Tôn trọng sự thật nhanh nhất. Đồng thời qua giải GDCD lớp 6 trang 22 học sinh tự rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân mình để học tốt môn GDCD 6. Vậy sau đây là Giải GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
I. Khởi động GDCD 6 trang 19
Cùng trao đổi, thảo luận:
Bình, Hưng và Minh cùng đi bọc. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường.
Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời
– Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói thật với cô giáo. Nếu Minh vẫn tiếp tục nói dối thì em sẽ báo cáo với cô để cô nói chuyện với Minh qua đó giúp bạn có những suy nghĩ và hành vi đúng đắn và tập trung học tập.
Vì chúng ta không nên nói dối, phải biết công nhận những sự thật đã diễn ra, có như vậy chúng ta mới là người trung thực, được mọi người yêu quý.
II. Khám phá GDCD 6 trang 19, 20, 21
1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật
a. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
GA-LI-LÊ VÀ CHÂN LÍ “VÌ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY”
“Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rắng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Ga-li-lê (Galileo Galilei) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học I-ta-li-e (Italia). Ông đã ủng hộ quan điểm cho rằng “Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tinh đều quay xung quanh nó”.
Tuy nhiên, trong thời kì Ga-li-lê sinh sống, quan đểm “Trái Đất là trong tâm của vũ trụ và luôn đứng yên” được coi là quan điểm chính thống trong xã hội. Tất cả ý kiến phản bác lại điều đó đều không được chấp nhận. Vì vậy, quan điểm mà Ga-li-lê ủng hộ rằng “Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời” là trái ngược với quan điểm này bị cho là chống đối.
Vào ngày 22/6/1633, Ga-li-lê đã bị đưa ra trước toà án để xét xử. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.
a) Em hãy tìm ra từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên.
Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay” chứng tỏ ông là người như thế nào? Vì sao?
b) Tìm những biểu hiện về việc tôn trọng sự thật.
Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các trường hợp sau:
(1) Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:
– Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt?
– Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau?
– Bạn thân của mình không học bài, làm bài tập ở nhà?
(3) Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi :
– Bị điểm kém trong học tập?
– Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt ?
(4) Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác, hành vi cố tình làm hỏng công trình công cộng…
Từ trao đổi trên, em hãy cho biết, tôn trọng sự thật có biểu hiện như thể nào trong cuộc sẳng”
Gợi ý trả lời
a)- Từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên là “Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tinh đều quay xung quanh nó.”
b) Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay” chứng tỏ ông là người tôn trọng sự thật. Vì ông biết sự thật và nhất định phải khẳng định nó.
(1) Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:
– Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt: Trước hết em sẽ khuyên bạn rằng không nên như vậy. Em sẽ khuyên bạn nên tự nhận lỗi với thầy cô giáo. Nếu bạn không nghe thì em sẽ báo cáo lại thầy cô giáo biết.
– Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau: Em sẽ khuyên các bạn về hậu quả của việc mất đoàn kết. Sau đó báo cáo lại thầy cô giáo biết để có hướng khuyên nhủ các bạn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
– Bạn thân của mình không học bài, làm bài tập ở nhà: Em sẽ khuyên nhủ bạn nên chăm chỉ và cố gắng học bài, làm bài. Em giúp đỡ bạn, hướng dẫn bạn những bài khó.
(2) Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi mình:
– Bị điểm kém trong học tập: Nói thật với bố mẹ, trình bày rõ lí do, xin lỗi bố mẹ và hứa sẽ đạt điểm cao hơn.
– Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt: Kể với bố mẹ sự việc để bố mẹ có hướng giải quyết.
(3) Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác, hành vi cố tình làm hỏng công trình công cộng,…: Em sẽ báo cho thầy cô, bố mẹ, những người lớn để có cách xử lí.
=> Từ trao đổi trên, tôn trọng sự thật có biểu hiện trong cuộc sống là:
– Biết nhận lỗi của bản thân và nhận thức khách quan về người khác.
– Trung thực trong thi cử, báo cáo thầy giáo về lỗi sai của bạn.
– Tố cáo hành vi, việc làm sai trái.
– Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống.
– Chỉ rõ sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
– Lắng nghe ý kiến của mọi người nhưng sẵn sàng tranh luận để tìm ra sự thật…
2. Vì sao phải tôn trọng sự thật
Thảo luận tình huống sau:
Mai và Thảo cùng học lớp 6C do Mai làm lớp trưởng. Hai bạn rất thân với nhau. Mai học giỏi, còn Thảo thì học hành chưa được chăm chỉ, hay thiếu bài tập về nhà. Là cán bộ lớp, Mai báo cáo với cô giáo về tình hình chuẩn bị bài của lớp mình, nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của Thảo.
Trong việc này, ở lớp có các ý kiến khác nhau:
– Có ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo.
– Một số ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
b) Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?
Gợi ý trả lời
a) – Em đồng ý với ý kiến “Một số ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo”. Vì như thế sẽ làm bạn ỉ lại học thói quen nói dối, không chăm chỉ học tập.
– Em không đồng ý với ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo. Vì bạn tốt là sẽ là người giúp cho đối phương trở nên tốt hơn, còn Mai lại như vậy là không giúp bạn tiến bộ thêm.
b) Nếu em là Mai, em sẽ thành thật nhận lỗi đã bao che cho bạn và nói trung thực với cô về tình hình của Thảo để cô có cách giúp Thảo chăm chỉ và học tốt hơn. Chính em cũng khuyên Thảo, chỉ rõ cho Thảo nhận thức được bản thân mình còn nhiều khuyết điểm.
III. Luyện tập GDCD 6 trang 22
Câu 1
Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào đưới đây? Vì sao?
A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.
B. Luôn nói đúng những điều có thật.
C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của minh.
D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.
Gợi ý trả lời
A. Luôn đồng ý và nói theo số đông. Em không đồng tình vì không phải lúc nào ý kiến của số đông cũng đúng. 9
B. Luôn nói đúng những điều có thật. Em đồng tình vì đó là việc tôn trọng sự thật. Giúp con người tin tưởng, cuộc sống tươi đẹp hơn.
C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình. Em không đồng tình vì ngay cả bản thân mình cũng chưa có khả năng nhận thức đúng đắn hết mọi điều, nên ý kiến và việc làm của mình đôi khi cũng có thể chưa đúng hoàn toàn.
D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình. Em không đồng tình vì có thể quan điểm đó không cùng với quan điểm của mình nhưng nếu đó là sự thật thì chúng ta phải tôn trọng, chấp nhận.
Câu 2
Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.
Em đồng ý hay không đồng ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?
Gợi ý trả lời
Cách 1: Em đồng ý với suy nghĩ của Linh. Vì đôi khi không tôn trọng sự thật giúp chúng ta sống tích cực hơn là điều nên làm. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị.
Cách 2
Em đồng ý với suynghĩ của Linh. Vì đôi khi không tôn trọng sự thật có thể tạo ra kết quả tốt hơn là nói ra sự thật. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị, trong kháng chiến các chiến sỹ cách mạng dù bị tra tấn dã man cũng không khai bí mật của tổ chức mình… Tuy nhiên, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp. Chúng ta phải luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng mà che giấu sự thật hoặc làm sai lệch sự thật.
Câu 3
Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?
A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.
B. Bỏ qua, coi như không biết.
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.
Gợi ý trả lời
Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết:
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
Vì bạn đang dựa vào suy nghĩ cá nhân để nhận định về người khác chứ không phải dựa trên sự khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Bạn cần tôn trọng sự thật để hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc và đánh giá đúng về người khác.
Câu 4
Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.
Gợi ý trả lời
Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật:
Ví dụ 1: Bạn Linh chứng kiến một vụ tai nạn và bỏ trốn, làm hiện trường giả để đổ tội cho người khác. Trong phiên toà xét xử bạn đã đứng ra và nói sự thật để bảo vệ người bị hại mặc dù bị tên phạm tội đe doạ.
Ví dụ 2: Vào giờ kiểm tra em thấy bạn Hoa và Mai chép bài của nhau. Vì thế khi có kết quả hai bạn có bài giống nhau và điểm bằng nhau nên cô giáo hỏi chuyện có phải hai bạn làm bài chung hay không? Cả Hoa và Mai đều không nhận. Em là người biết chuyện và khi ra chơi đã nhắc nhở hai bạn lần sau không được chép bài của nhau nữa và khuyên nên gặp riêng cô để nhận lỗi.
Sau khi làm việc đó em cảm thấy bản thân đã làm đúng và mong muốn các bạn đều học và tự làm bài của mình.
Ví dụ 3: Vào buổi chiều ở nhà, trong lúc em đang chơi đã vô tình đá phải ấm nước khiến chúng bị vỡ ra. Em đã dọn dẹp cẩn thận và trong bữa cơm tối em đã xin lỗi bố mẹ về việc đó. Bố rất vui vì em đã trung thực và nhận lỗi “Không sao đâu con, mai bố mua cái mới”. Em cảm thấy có lỗi những cũng vui vì đã không bị bố mẹ la mắng. Em cảm thấy nên nói thật với bố mẹ chứ không nên trốn tránh những hành vi làm sai của mình.
IV. Vận dụng GDCD 6 trang 22
1. Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”
Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ để “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp. Bình chọn thông điệp hay nhất.
2. Lập một hòm thư mở của lớp “Hòm thư nói thật”
Mỗi học sinh tự viết thư cho một bạn trong lớp về việc mình đã nói dối bạn một lần nào đó. Bức thư có ghi tên người nhận, nhưng không cần ghi tên người gửi. Trong giờ sinh hoạt lớp hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng sẽ lấy ra một hoặc một vài bức thư và đọc to trước lớp.
=> Học sinh hãy tự phát triển tư duy và cùng nhau thảo luận để lựa chọn cho nhóm của mình một thông điệp về Tôn trọng sự thật.
Mỗi học sinh đều có một câu chuyện riêng, các em hãy viết thư dựa trên câu chuyện của mình và những điều mà em muốn nói với với bạn của mình
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật Giáo dục công dân lớp 6 trang 19 sách Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.