Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử Fe(OH)2 tác dụng HNO3. Cũng như từ đó giúp bạn đọc nắm được nội dung phản ứng. Vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Fe(OH)2 tác dụng HNO3
Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra phản ứng Fe(OH)2 + HNO3
Nhiệt độ thường
3. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi cho dung dịch Fe(OH)2 tác dụng với dung dịch axit nitric
Có khí màu nâu đỏ thoát ra
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi cho Fe(OH)2 phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là: 1 : 2 : 2. Giá trị của m là :
A. 5,4 gam.
B. 3,51 gam.
C. 7,28 gam.
D. 8,1 gam.
Theo đề bài, tỉ lệ mol của 3 khí NO; N2O; N2 là 1 : 2 : 2
=> nNO= 0,01 mol; nN2O = 0,02 mol; nN2 = 0,02 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3.nFe= 3 . nNO + 8 . nN2O + 10 . nN2 = 3 . 0,01 + 0,02 . 8 + 0,02 . 10 = 0,39
=> nFe = 0,13 mol => mFe = 7,28 gam
Câu 3. Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là
A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.
B. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
C. 2Fe + O2 → 2FeO.
D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3
3Fe + 2O2 → Fe3O4.
Câu 4. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu nâu đỏ.
B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dẩn sang màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu trắng hơi xanh.
D. kết tủa màu xanh lam.
Câu 5. Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
A. Xuất hiện màu nâu đỏ
B. Xuất hiện màu trắng xanh
C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh
D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Câu 6. Những kim lọai nào sau đây đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt (II) sunfat và bạc ra khỏi bạc Nitrat :
A. Na, Mg, Zn
B. Mg, Zn, Al
C. Fe, Cu, Ag
D. Al, Zn, Pb
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
Zn + FeSO4→ ZnSO4+ Fe
Al + FeSO4 → Al2(SO4)3 + Fe