Bạn đang xem bài viết Edit là gì? Yêu cầu và cơ hội việc làm của editor chuyên nghiệp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe hoặc đã hiểu sơ khái niệm edit là gì. Hiện nay, các công việc trong mảng edit ngày càng được mở rộng, editor có nhiều cơ hội phát triển hơn. Nếu bạn yêu thích và có hứng thú với ngành nghề này thì hãy xem tiếp bài viết nhé!
I. Edit là gì?
Edit được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chỉnh sửa, biên tập. Cụ thể hơn, edit là quá trình thêm, bớt, điều chỉnh, thay đổi nội dung, cấu trúc của các sản phẩm số như bài viết, hình ảnh, âm thanh, video sao cho hoàn chỉnh nhất. Nhằm đem lại hiệu quả cao cho cá nhân hoặc tổ chức sử dụng.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển dụng media, việc làm thiết kế đồ họa:
– Nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
– Nhân viên Biên Tập Hình Ảnh Media
II. Thuật ngữ edit trong các lĩnh vực
1. Ý nghĩa trong soạn thảo văn bản
Trong các trình soạn thảo văn bản, edit khi kết hợp với một số từ khác tạo ra nhiều thuật ngữ để mô tả các chức năng chỉnh sửa. Các từ này là:
– Edit check: sự kiểm tra soạn thảo.
– Edit code: mã soạn thảo.
– Basic edit: soạn thảo căn bản.
– Edit controller: bộ điều khiển soạn thảo.
– Edit description: mô tả soạn thảo.
– Edit display (hiển thị soạn thảo.
– Edit key: phím soạn thảo văn bản.
– Edit instruction: lệnh soạn thảo.
– Edit word: từ soạn thảo.
– Edit window: cửa sổ soạn thảo.
– Palette edit: soạn thảo bảng màu.
– Offline edit: soạn thảo ngoại tuyến.
– Online edit: soạn thảo trực tuyến.
– Linkage edit: soạn thảo liên kết.
– User defined edit code: mã soạn thảo của người dùng.
2. Ý nghĩa trong lĩnh vực toán – tin
Trong lĩnh vực toán tin, người ta cũng thường sử dụng từ edit với ý nghĩa biên tập, tùy các từ đi kèm mà nó có nghĩa khác nhau. Các từ đó là:
– Edit mode: chế độ biên tập.
– Memory edit: biên tập bộ nhớ.
– Edit word: từ biên tập.
– Insert edit: biên tập chèn hình/ký tự.
III. Nghề editor là gì? Mô tả công việc
Nghề editor ngày nay được biết đến là những người thực hiện việc biên tập, chỉnh sửa sách, hình ảnh, video, film,… nói chung là các sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Editor là một trong những nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể làm việc tự do, nhận dự án từ các công ty thuê ngoài hoặc làm cho một công ty, thực hiện dự án của riêng công ty đó. Các vị trí editor ngày càng thịnh hành và thu hút nhiều người theo đuổi, nhất là những người yêu nghệ thuật và có kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa.
Nhìn chung, công việc của editor bao gồm nhận brief từ khách hàng hoặc cấp trên, lên ý tưởng về bố cục, xây dựng timeline, thu thập các dữ kiện, dữ liệu (database), sau đó sử dụng các phần mềm edit bắt đầu thực hiện dự án của mình. Sau khi hoàn thiện sản phẩm, editor kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu câu để gửi bản nháp cho khách hàng hay cấp trên để duyệt.
Nếu có yêu cầu chỉnh sửa thì editor sẽ trao đổi với người yêu cầu để thực hiện các bước chỉnh sửa cần thiết. Bước cuối cùng khi tất cả mọi người đã duyệt qua thì editor sẽ gửi đi bản chính thức hoặc xuất bản lên các kênh.
IV. Vai trò của nhân viên editor trong SEO
Trong SEO Content, nội dung, kỹ thuật tạo và đi backlink là hai yếu tố vô cùng quan trọng, mà người thực hiện các công việc này chính là nhân viên editor. Ngoài ra, bạn cần phải biết cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp sở hữu website chứa đựng số lượng bài viết khổng lồ thì editor phải thực hiện việc kiểm tra nội dung, chỉnh sửa câu từ, chính tả, ngữ pháp thật kỹ để đảm bảo bài viết xuất bản được chuyên nghiệp, hữu ích cho người đọc. Content chưa bao giờ là dễ, nó chỉ dễ với những người có hiểu biết về cấu trúc bài viết và nghệ thuật xây dựng Content.
Bên cạnh đó, editor phải cùng nhân viên SEO lên kế hoạch đi backlink từ các bài viết, trang web khác một cách tối ưu nhất. Nếu editor thực hiện tốt hai nhiệm vụ này thì sẽ cải thiện điểm chất lượng, tăng thứ hạng và tăng traffic cho website một cách đáng kể.
V. Tố chất cần có của nhân viên Editor
1. Kỹ năng chỉnh sửa bài viết
Nếu bạn là một editor ở mảng Content Marketing thì kỹ năng chỉnh sửa văn bản hay bài viết là vô cùng quan trọng. Bạn cần có sự nhạy bén tìm ra lỗi sai, lỗi diễn đạt trong hàng ngàn câu chữ của một bài viết sau đó sửa đổi, trình bày lại một cách trau chuốt, mượt mà hơn. Điều này không chỉ đòi hỏi editor sự tinh mắt mà còn yêu cầu vốn từ vựng phong phú, kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực.
2. Giỏi ngữ pháp và chính tả
Dù bạn là editor trong mảng nào thì cũng luôn phải chú ý sửa lỗi chính tả và ngữ pháp vì đây là các lỗi rất dễ gặp và thường khiến cho sản phẩm trở nên thiếu chuyên nghiệp. Hãy nắm chắc kiến thức về ngữ pháp, chính tả của tiếng Việt và tiếng Anh bằng cách đọc nhiều sách, báo hoặc tìm hiểu qua tài liệu trên mạng. Bên cạnh đó, luyện viết thường xuyên cũng là một phương pháp tốt để bạn nâng cao trình độ ngữ pháp, chính tả của mình.
3. Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ
Đặc trưng của nghề editor là phải biên tập, chỉnh sửa từng chi tiết một trong bài viết, hình ảnh, TVC hay video để tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhất xuất bản cho công chúng. Vì vậy, editor cần có sự cẩn thận trong từng khâu thực hiện, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất thì sản phẩm mới hoàn hảo, đem lại hiệu quả cao sau khi xuất bản.
4. Có khả năng quản lý
Để hoàn thành một sản phẩm, không phải lúc nào editor cũng chỉ làm việc một mình mà họ còn phải thực hiện cùng một số đồng nghiệp khác. Vì vậy, bạn cần có phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp thực hiện một cách tốt nhất, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn.
5. Tinh thần trách nhiệm cao
Edit, chỉnh sửa là khâu rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm vì đây là bước cuối cùng trước khi xuất bản. Do đó editor phải hiểu được vai trò của mình và cố gắng thực hiện công việc một cách cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo sản phẩm không còn lỗi nào. Một editor có tinh thần trách nhiệm cao sẽ được tin tưởng giao cho nhiều dự án lớn và quan trọng của công ty.
VI. Lời khuyên khi trở thành Video Editor
– Duy trì một thư mục dự án: Khi trở thành một Video Editor chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều dự án. Mỗi dự án thường sẽ gồm rất nhiều dữ liệu file âm thanh, hình ảnh, video gốc. Vì vậy bạn nên tạo thư mục riêng cho mỗi dự án, bên trong đó phân rõ từng dạng file và đặt tên để phân biệt. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm file dữ liệu để làm video.
– Lưu trữ hai bản sao lưu: Những sự cố bất ngờ về điện, phần mềm, máy tính,… luôn có thể xảy ra khi bạn edit video. Vì những trường hợp này không thể lường trước được nên bạn cần phải lưu lại ngay khi hoàn thành xong một bước nào đó và đặc biệt phải lưu thành 2 bản ở hai nơi khác nhau. Phòng khi một file có vấn đề thì vẫn còn một file dự phòng.
– Chỉnh sửa gọn gàng video: Khi edit video bạn cũng cần có sự sắp xếp gọn gàng, không nên tải quá nhiều video gốc lên timeline nếu không dùng đến video đó. Trước khi xuất video bạn cũng nên kiểm tra kỹ xem có đoạn dữ liệu thừa nào còn sót lại không để kịp thời xóa bỏ.
– Chọn công cụ một cách khôn ngoan: Phần mềm edit là công cụ quan trọng nhất của một editor. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ về yêu cầu dự án, dung lượng máy tính, giá tiền của các phần mềm edit để lựa chọn loại phù hợp nhất. Bạn không nhất thiết phải tải các phần mềm nổi tiếng mà có thể khiến máy tính bị đứng, giật, lag. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn phần mềm khác có dung lượng nhỏ hơn mà vẫn đáp ứng đủ yêu cầu dự án.
– Tránh hoặc hạn chế các jumpcut: Jump cut là các đoạn chuyển cảnh trong video, nếu không khéo léo và tư duy edit tốt thì các đoạn jump cut có thể gây khó chịu cho người xem. Bạn có thể tránh lỗi này bằng cách thu âm riêng file âm thanh cho video, thay đổi các cảnh quay theo một cốt truyện logic, không chuyển cảnh quá đột xuất.
VII. Mức lương và cơ hội việc làm của Editor
Trong thời đại công nghệ 4.0, các sản phẩm kỹ thuật số được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Marketing. Edit là công cụ chiến lược của Marketing nên khi cơ hội việc làm cho Marketer rộng mở thì như cầu tuyển dụng Editor cũng tăng lên. Điều này mở ra cơ hội lớn cho những ai đang theo đuổi ngành nghề này. Các editor ngày nay ngoài làm việc trong công ty có thể tự tìm thêm các dự án riêng để kiếm thêm thu nhập. Về mức lương, tùy vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và tư duy mà editor sẽ nhận được số tiền lương khác nhau. Theo một thống kê, mức lương trung bình của một editor hiện nay là khoảng 9 triệu/tháng. Trên thực tế, các editor làm cho các nhãn hàng, doanh nghiệp lớn có thể kiếm gấp 2 đến 3 lần mức trung bình.
1. Beta Reader
Là những người được tác giả thuê để đọc trước tác phẩm của họ và đưa ra những nhận xét, góp ý chân thật giúp tác giả dựa theo đó có sự chỉnh sửa thích hợp. Họ đóng vai trò như đại diện của công chúng, bày tỏ phản ứng, thái độ đón nhận đối với tác phẩm. Qua đó giúp tác giả điều chỉnh để tạo ra phiên bản hoàn thiện nhất trước khi xuất bản. Beta Reader không nhất thiết phải có kiến thức nền tảng về edit mà chỉ cần đưa ra lời khuyên giá trị và đôi mắt tinh tường.
2. Proofreader
Proofreader là người hiệu đính, họ là người sẽ xem qua nội dung sau khi nó đã trải qua các giai đoạn chỉnh sửa khác. Đó là lần đọc và duyệt cuối cùng trước khi xuất bản. Người hiệu đính thường chỉ tìm kiếm những lỗi sai về ngữ pháp và dấu câu, họ có thể đưa ra ít phản hồi về chất lượng hoặc góp ý để phát triển nội dung.
3. Online Editor
Online Editor là những người được thuê để đánh giá, nhận xét, biên tập các nội dung trên nền tảng online. Họ thường là những người làm việc tự do và có bộ kỹ năng edit trong một hoặc một số lĩnh vực khác nhau. Online Editor cũng thường được tìm kiếm trên các kênh online như mạng xã hội, forum nên bạn có thể truy cập các kênh này nếu muốn tìm việc.
4. Critique Partner
Critique Partner có nghĩa là đối tác phê bình, họ thường là một nhà văn hoặc nhà xuất bản, người xem qua một câu chuyện và giúp một nhà văn khác hoặc tác giả có tham vọng nâng cao chất lượng tác phẩm của họ. Một Critique Partner có thể đóng vai trò như một huấn luyện viên hơn là một biên tập viên. Bạn muốn có một cộng sự phê bình khi bạn cần hướng dẫn về cách phát triển một câu chuyện để xuất bản.
5. Commissioning Editor
Commissioning Editor hay còn gọi là biên tập viên chuyển đổi, là những người chuyên tìm kiếm các tác giả muốn xuất bản sách hoặc nhà văn, nhà thơ, nhà báo tự do muốn đăng tải sản phẩm của mình trên các kênh truyền thông. Commissioning Editor sẽ giúp công ty nhận được lợi ích từ các sản phẩm hay mà mình tìm kiếm được.
6. Developmental Editor
Developmental Editor đóng vai trò như một huấn luyện viên cho các tác giả, nhà văn trong quá trình sáng tạo, biên tập nội dung. Họ luôn tìm cách động viên, cổ vũ, giúp người viết đi đúng hướng, thể hiện nội dung có thể chạm đến người đọc. Bên cạnh đó, Developmental Editor cũng đưa ra các thử thách yêu cầu người viết hoàn thành để cải thiện cách viết Content thu hút.
7. Content Editor
Content Editor là người biên tập nội dung, công việc của họ là xem xét, chỉnh sửa, thêm bớt nội dung cho bất kỳ sản phẩm nào có dạng văn bản, text như sách, báo, ấn phẩm trực tuyến,… Content Editor phải là những người có kiến thức rộng, sâu sắc, kỹ năng nhìn nhận vấn đề tốt để giúp văn bản được hoàn thiện.
8. Copy Editor
Copy Editor là người chỉnh sửa bản sao, đôi khi họ cũng thực hiện chỉnh sửa nội dung chính. Công việc của Copy Editor là xem xét tất, tìm kiếm tất cả các lỗi liên quan đến ngữ pháp và định dạng. Họ phải nghiên cứu cụ thể về dấu câu, cách sử dụng từ ngữ sao cho đúng nghĩa, hợp lý, nhất là với các văn bản dịch từ tiếng nước ngoài. Copy Editor thường có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh.
9. Production Editor
Production Editor là một biên tập viên sản xuất, họ quản lý quá trình sản xuất nội dung cho một ấn phẩm, điều phối từng giai đoạn xuất bản. Nhìn chung, Production Editor chịu trách nhiệm về bức tranh lớn thay vì từng phần riêng lẻ. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm quản lý các nhà văn và nhân viên xuất bản khác, chỉnh sửa nội dung và phê duyệt bố cục cuối cùng. Nếu bạn làm việc cho một nhà xuất bản sách, Production Editor phải xem xét nội dung, chỉnh sửa bản thảo và cùng nhà xuất bản lên kế hoạch tung sản phẩm.
10. Associate Editor
Associate Editor là biên tập viên liên kết, họ thường làm việc cho các tờ báo hoặc tạp chí. Trách nhiệm của họ cũng giống như Commissioning Editor là tìm kiếm các câu chuyện hoặc nội dung để xuất bản. Công việc cụ thể của Associate Editor là đọc và xem xét tài liệu sẽ được xuất bản, phối hợp các chủ đề có thể thú vị với người đọc, thực hiện một số điều chỉnh để làm cho tiêu đề và nội dung hấp dẫn.
11. Contributing Editor
Các biên tập viên đóng góp có xu hướng đóng góp dịch vụ của họ cho một tạp chí hoặc tờ báo và cũng có thể được gọi là biên tập viên lưu động. Trong ngành báo chí, một biên tập viên đóng góp đôi khi được gọi là tổng biên tập. Một biên tập viên đóng góp có nhiều quyền tự do hơn để chọn những gì họ chỉnh sửa hoặc làm việc và họ đóng góp thường xuyên.
12. Executive Editor
Executive Editor hay Tổng biên tập là người phụ trách tổng thể một bài báo, câu chuyện hoặc nội dung. Tổng biên tập sẽ là người xem xét sản phẩm cuối cùng để đảm bảo nó đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty và phê duyệt để phát hành. Bạn sẽ có thể mất nhiều năm kinh nghiệm cùng kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp để được xem xét cho vị trí này.
13. Editor-in-Chief
Editor-in-chief (EIC) là người giám sát bộ phận biên tập và quản lý tất cả các biên tập viên khác của công ty. Họ phân phối công việc cho nhóm biên tập và giám sát các dự án lớn hơn. EIC cũng chịu trách nhiệm duy trì tiếng nói của công ty và duy trì triết lý và sứ mệnh của nó. Các công ty xuất bản đôi khi gọi EIC là tổng biên tập, họ có thể làm việc trên bất kỳ dự án nào họ muốn.
Xem thêm:
– Nghề Designer là gì? Công việc và mức lương của Designer
– Tham khảo lương Designer hiện nay và cách cải thiện thu nhập
– Content Direction là gì? Các bước xây dựng định hướng nội dung
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn mở rộng kiến thức và hiểu hơn về mảng edit và các vị trí editor hiện nay. Nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực này thì hãy cố gắng trau dồi kiến thức, thực hành thật nhiều ngay từ bây giờ và đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy nó bổ ích nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Edit là gì? Yêu cầu và cơ hội việc làm của editor chuyên nghiệp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.