Bạn đang xem bài viết Dùng máy sấy quần áo theo kiểu này sẽ sớm thành “sắt vụn” tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có thể nói máy sấy quần áo khá tiện lợi cho nhiều bà nội trợ, giúp những bộ đồ đẹp của bạn được khô nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian công sức. Thế nhưng, nếu không dùng đúng cách, cả quần áo lẫn chiếc máy sấy bạn vừa mua đều sẽ hỏng sớm.
Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng máy sấy quần áo, nếu mắc phải sẽ khiến chiếc máy của bạn sớm hư hỏng.
Sử dụng máy sấy khi quần áo vẫn còn ướt sũng
Có nhiều người có suy nghĩ rằng “Máy sấy dùng để sấy quần áo ướt trở nên khô ráo thì để quần áo ướt vào là đúng rồi”. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp bạn sử dụng máy sấy chuyên dụng hoặc máy giặt tích hợp máy sấy.
Còn nếu bạn sử dụng máy sấy dạng tủ (tủ sấy) thì tuyệt đối đừng bao giờ sử dụng máy sấy khi quần áo vẫn còn ướt nhỏ giọt. Lý do bởi vì quạt sấy của loại máy này được đặt ngay bên dưới giá treo quần áo, khi nước nhỏ vào có thể gây rò điện, thậm chí cháy máy.
Vì vậy, trước khi cho quần áo vào máy sấy quần áo cần vắt cho kỹ, tránh để quần áo còn nhỏ nước.
Sấy những loại quần áo có chi tiết keo, đính hạt, cườm,…
Thực tế thì có một vài trường hợp máy sấy bị cháy do sấy quần áo có những chi tiết có dùng keo dán, những loại keo này phản ứng với nhiệt độ cao ở trong máy gây cháy. Do đó bạn cần chú ý những loại quần áo có những họa tiết sử dụng keo dán đừng nên cho vào máy sấy.
Bên cạnh đó một số loại quần áo có các chi tiết cườm, hạt, kim loại,… trong quá trình sấy có thể rơi rớt vào trong máy khiến máy bị hỏng. Bạn cũng nên chú ý hạn chế sử dụng máy sấy cho những loại quần áo này.
Không làm trống bẫy xơ vải sau mỗi lần sấy
Tương tự như máy giặt, việc bạn không làm trống bộ lọc xơ vải thường xuyên sẽ khiến bộ lọc bị tắc bởi những sơ vải và phản ứng với nhiệt độ cao trong máy gây hỏa hoạn.
Không vệ sinh định kỳ
Máy sấy cần vệ sinh định kỳ bằng xà phòng và nước mỗi tháng một lần để tăng hiệu quả sấy cũng như ngăn ngừa việc gây ra cháy nổ do xơ vải và cặn tích tụ lâu ngày.
Bỏ đồ quá nhiều hoặc quá ít
Việc bỏ quá nhiều đồ hoặc quá ít vào máy sấy sẽ làm tăng thời gian sấy, lãng phí năng lượng. Vì thế nên ước chừng lượng quần áo so với dung tích máy để có thể sử dụng máy hợp lý hơn nhé!
Mẹo: Trường hợp nếu bạn sấy ít quần áo thì có thể cho vào máy 1-2 chiếc khăn tắm sạch để dung tích trong máy không bị trống quá.
Không phân loại quần áo khi sấy
Đa số người sử dụng đều mắc phải lỗi giặt xong quần áo là đem vào tủ sấy khô quần áo luôn, không phân loại chất liệu vải dày, mỏng, dễ khô, khó khô,…
Chính điều này sẽ khiến cho dễ gây ảnh hưởng hư hỏng quần áo của bạn. Với những loại vải mỏng sấy khô ở nhiệt độ thấp, còn loại vải dày chỉnh nhiệt cao hơn, sấy khô ở thời gian lâu hơn.
Vì vậy với chất liệu vải khác nhau như vậy nên điều chỉnh mức nhiệt sấy phù hợp để đảm bảo thời gian sấy khô được nhanh hơn mà không hề ảnh hưởng tới chất lượng quần áo.
Một số lưu ý khi dùng máy sấy quần áo:
– Trước khi sấy quần áo nên cho vào trong máy giấy thơm ủ sấy quần áo với số lượng 10 -12 bộ quần áo/tờ. Điều này sẽ giúp cho quần áo được mềm, thơm và giảm đi tĩnh điện bên trong quần áo. Đây cũng là cách hiệu quả để loại bỏ mùi hôi, mốc trên quần áo lâu ngày.
– Trong suốt quá trình sấy, cửa máy sấy phải luôn được đóng kín, hạn chế mở cửa vì khí nóng sẽ bị thất thoát, khiến quá trình sấy mất nhiều thời gian hơn.
– Không nên sấy quá lâu vì nhiệt độ cao sẽ khiến cho sợi vải co rút do bị giảm hơi ẩm quá nhiều, khiến cho quần áo bị nhăn, đồng thời lãng phí điện năng.
Trên là những sai lầm khi sử dụng máy sấy quần áo sẽ khiến máy mau hỏng. Hãy ghi nhớ và áp dụng ngay vào cuộc sống bạn nhé!
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dùng máy sấy quần áo theo kiểu này sẽ sớm thành “sắt vụn” tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.