Bạn đang xem bài viết Du lịch tâm linh An Giang: có ngôi chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự) huyền hoặc ở thị xã Tân Châu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chùa Núi Nổi, hay Phù Sơn Tự nằm ở ấp Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Chùa nằm trên núi Nổi, một ngọn núi chỉ cao 10 m nhưng lại kỳ lạ bậc nhất trong hệ thống núi non vùng sông Cửu Long.
Là ngọn núi có quy mô nhỏ nhất trong số 37 núi chính thức ở An Giang, nhưng núi Nổi lại khá nổi tiếng với những công trình kiến trúc tôn giáo gần trăm năm tuổi. Tương truyền rằng, trong mùa lũ, dù dòng lũ sông Mê Kông lớn đến đâu, ngọn núi Nổi “em út” chưa một lần bị nhấn chìm. Nước càng lên cao, ngọn núi như nổi lên theo mực nước lũ. Cái tên núi Nổi vì thế mà ra đời.
Một giả thuyết dân gian khác, rằng núi Nổi đã hình thành từ lúc sơ khai của vùng đồng bằng sông Cửu Long, lúc nơi này còn là biển cả mênh mông. Khi ấy, núi Nổi chỉ là một rặng đá ngầm. Từng có một chiếc tàu buôn đi qua vùng biển này đã va chạm rặng đá ngầm rồi chìm xuống. Nhằm tưởng niệm những nạn nhân của “vụ đắm tàu” trong huyền thoại, người dân đã tạo hình một mũi tàu nhô ra ngay trước thềm lên núi Nổi.
Tọa lạc trên núi Nổi, chùa Núi Nổi, hay Phù Sơn Tự, cũng mang sắc màu kỳ bí và huyền hoặc, cùng những câu chuyện, các giai thoại dân gian ly kỳ. Chùa Núi Nổi được xây dựng vào năm 1938, sau nhiều lần trùng tu, xây dựng để có được hình ảnh như hiện tại. Phù Sơn Tự không chỉ có cảnh quan đẹp mắt với kiến trúc tôn giáo nổi bật giữa ruộng đồng mênh mông, mà đây còn là căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Xưa kia, xung quanh núi Nổi là một rừng tre chằng chịt, dày đặc như bức tường thành. Lợi dụng địa thế đó, nhiều tổ chức cách mạng của ta đã về đây hoạt động làm cho quân địch hoang mang. Núi Nổi – Phù Sơn Tự Năm đã được công nhận là di tích lịch sử – cách mạng cấp tỉnh vào năm 2001.
Giờ thì mời bạn theo chân An lên đường ghé thăm chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự) nghen!
Chùa Núi Nổi cách trung tâm thị xã Tân Châu khoảng chừng 8 km.
Đường đi đến đây qua thôn làng miền Tây Nam bộ, vừa cho cảm giác thân thuộc, thanh bình, vừa mang lại sự xa xôi cách trở của một vùng biên, bởi đây cũng chính là đường đi đến cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương giáp giới nước bạn Campuchia.
Qua những cánh đồng sen bát ngát hiền hòa…
Đi qua rất nhiều ngôi nhà sàn Nam bộ đặc trưng của vùng thường bị ngập nước trong mùa lũ (tầm tháng 9, tháng 10 hàng năm). Những ngôi nhà tương đối giống nhau, đặc biệt là được sơn màu xanh da trời cho cảm giác mềm mại, bình yên.
Nghe theo sự chỉ dẫn của bác Google Maps đi con đường ngắn nhất, lúc gần đến chùa thì “chui” vào một con đường hẻm nhỏ mà mình phải đi qua đi lại mấy lần mới tìm ra… Thực ra là đường này tiếp cận chùa Núi Nổi từ đằng sau đó các bạn à! Cũng không lạ mấy, đi chơi bằng xe máy nhiều lần, cũng không ít lần “diện kiến” cảnh chỉ đường hẻm hóc ngõ nhỏ, đường… chim bay của bác Google Maps.
Lại gặp một ngôi nhà sàn Nam bộ xinh xắn nè. Thương sao mà thương. Phần không gian trống bên dưới sàn bình thường sẽ được làm nơi chứa đồ, nơi tụ tập vui chơi của tụi nhỏ, hay là nơi bắt võng nghỉ trưa, thư giãn của gia đình. Ngoài ra, trước nhà nào cũng có một bàn thờ thiên chỉ đơn giản là một trụ cao với bề mặt phẳng bên trên. Bên cạnh đó, có thể trên một cây cột nào đó bạn sẽ được nhìn thấy những vết khắc hay đánh dấu mực nước lũ của từng năm để dễ theo dõi, kiểm soát.
Con đường nhỏ dẫn qua chùa Lương Bửu (Lương Bửu Tự), nhưng nhìn ngôi chùa nhỏ và có vẻ như đóng cửa, nên mình không ghé vô.
Theo bác Google Maps đi tiếp thì gặp đoạn cuối là con đường đất đỏ ngoằn ngoèo đầy sỏi đá dẫn qua những đồng ruộng… Tưởng lạc đường phải dừng hỏi người dân thì biết là đúng đường rồi. Nên yên tâm đi tiếp.
Ruộng đồng sau mùa gặp vụ đông xuân
Những cuộn rơm vuông vức xinh xắn này có lẽ được xếp từ máy cuốn rơm. Được biết, rơm sau khi thu gom thành những cuộn lớn sẽ được các chủ ruộng trữ lại để sử dụng hoặc bán cho các hộ khác làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm phân bón, che phủ cho cây trồng, làm đệm lót bảo quản những số mặt hàng nông sản, hàng dễ vỡ,… Tính ra cuộc đời của cây lúa thiệt là có ích, từ gốc đến ngọn đến hạt không bỏ đi thứ gì!
Đồng trơ gốc rạ…
Đi tiếp thì đã thấy xa xa có ngôi chùa lớn tường vàng mái đỏ nổi bật uy nghi, đích thị là Phù Sơn Tự rồi! Còn ai vào đây được nữa!
Chụp lia chụp lịa khung cảnh đẹp đẽ này. Phải đi đường kho khó thì khi đến nơi mới thấy điểm đến càng quý giá các bạn à! Tất nhiên là, điểm đến đừng làm ta thất vọng!
Nếu thay phông nền bằng cảnh ruộng đồng xanh mướt mát, hay vàng rực trước vụ mùa, thì có lẽ khung cảnh sẽ rất tuyệt!
Nhưng cảnh hiện tại cũng đủ tuyệt rồi. Mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng chứ!
Lại gần mới biết chùa còn đang xây dựng thêm các hạng mục mới. Và đây là mình đang ngắm chùa từ đằng sau.
Gần chùa có một cái ao và lũ trâu đang bì bõm tắm mát giữa trưa nắng.
Vòng vèo thêm xíu để đến được cổng chính của Phù Sơn Tự
Giờ thì mới ngắm chùa từ đằng trước, con đường chính thống nè! (Lúc về mình đi từ đường đây ra, là đường bê tông lớn rất dễ đi, nhưng xa hơn đường cũ xíu)
Bãi đậu xe
Sân trước chùa Núi Nổi
Những người bán vé số xung quanh chùa. Về miền Tây Nam bộ bạn sẽ gặp rất nhiều người bán vé số nha, ở bất cứ đâu, dọc đường, trong quán cà phê, quán ăn, chùa chiền miếu mạo,…
Kiến trúc chùa có sự đan xen giữa cũ và mới, nhưng có sự tách bạch rõ ràng theo khu vực
Khu vực cũ với lối kiến trúc truyền thống cổ kính (còn khu mới vẫn còn đang xây với dáng hình mới mẻ đẹp đẽ mà mình vừa ngắm từ phía sau ấy!)
Đây có lẽ là khu vực chánh điện
Bia đề Di tích Lịch sử cách mạng
Sân trước chánh điện
Từ trên sân chánh điện nhìn xuống (đúng là núi Nổi chỉ cao có 10 m nên rất thấp so với mặt đất xung quanh, nhưng lại không bị chìm khi mùa lũ về. Quả thiệt huyền hoặc mà! Làm mình liên tưởng tới một địa danh tương tự cũng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long này: chùa Nổi – Cổ Sơn Tự ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An)
Đầm sen phía đối diện chánh điện, cách nhau bởi con đường nhỏ
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.
Đăng bởi: Bình Châu
Từ khoá: Du lịch tâm linh An Giang: có ngôi chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự) huyền hoặc ở thị xã Tân Châu
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Du lịch tâm linh An Giang: có ngôi chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự) huyền hoặc ở thị xã Tân Châu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.