Bạn đang xem bài viết Đọc: Tiếng hát của người đá – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Tiếng hát của người đá giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 8, 9. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Tiếng hát của người đá – Tuần 19.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Tiếng hát của người đá của Bài 1 Chủ đề Vẻ đẹp cuộc sống theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 8, 9
Khởi động
Kể tên 1 – 2 truyện cổ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Nêu những chi tiết em thích.
Trả lời:
Truyện cổ mà em đã đọc và đã nghe là: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Chú lính chì dũng cảm.
Những chi tiết mà em thích trong các câu truyện cổ đó là: Trong truyện Cô bé bán diêm, mỗi lần quẹt lên một que diêm cháy, cô lại đều nhìn thấy những ước mơ đẹp, hình ảnh đẹp hiện ra; truyện Nàng tiên cá có chi tiết tiên cá đổi mạng sống của mình thành bọt biển để hoàng tử được hạnh phúc; truyện Chú lính chì dũng cảm có chi tiết dù chú lính đồ chơi gãy một chân nhưng vẫn vượt qua gian khó, trở về nhà với cuộc sống hạnh phúc.
Bài đọc
Tiếng hát của người đá
Trên đỉnh núi cao ở vùng Chư Bô-đa, có một mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. Cứ thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé.
Một buổi sáng, mỏm đá khẽ cựa quậy, rồi từ từ biến thành một em bé xinh đẹp. Em bước xuống núi, thấy muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy, dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì. Em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát. Dân làng vây quanh em bé, hỏi em từ đâu tới, tên em là gì, nhưng em chỉ cười. Mọi người đặt tên cho em là Nai Ngọc.
Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau. Dân làng không kể trẻ già, trai gái vội cầm tên nỏ, khiên đao đuổi giặc. Bốn phương lửa cháy rừng rực. Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lúa vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,… Giọng hát của Nai Ngọc khiến giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay
Giặc tan, nhưng không thấy Nai Ngọc đâu. Dân làng bảo nhau rằng sau khi giúp dân trừ giặc, Nai Ngọc đã trở lên núi cao, biến thành đá như trước. Ai cũng tin rằng nhất định Nai Ngọc sẽ trở về với dân làng, cất tiếng hát giữa cảnh núi rừng thanh bình, tươi đẹp.
(Theo Truyện cổ Việt Nam, Ngọc Anh và Văn Lang kể)
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Mỏm đá trên đỉnh núi cao có gì đặc biệt? Mỏm đá được mọi vật yêu quý như thế nào?
Trả lời:
Mỏm đá trên núi cao có điểm đặc biệt:
+ Nắng: vàng dịu, sưởi ấm cho mỏm đá.
+ Mưa: trong vắt thay nhau tắm gội.
+ Mỏm đá: có màu xanh, giống hình một em bé cưỡi voi.
+ Gió: rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền.
+ Chim: hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương.
– Mỏm đá được mọi vật vô cùng yêu quý, năm nay qua năm khác thấm đẫm tình cảm với mỏm đá.
Câu 2: Chuyện gì xảy ra vào ngày mỏm đá hoá thành một em bé? Mọi người được chứng kiến điều gì kì lạ khi em bé người đã cất tiếng hát vang khắp núi rừng?
Trả lời:
Vào ngày mỏm đá hoá thành một em bé, điều kì lạ xảy ra là: muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy, dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì.
Mọi người được chứng kiến điều kì lạ khi em bé cất tiếng hát: Muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát.
Câu 3: Khi giặc kéo đến, em bé người đá và dân làng đã làm gì để đuổi giặc?
Trả lời:
Khi giặc kéo đến, em bé người đá và dân làng đuổi giặc bằng cách: Dân làng không kể trẻ già, trai gái vội cầm tên nỏ, khiên đao đuổi giặc; Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lúa vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,…
Câu 4: Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người?
Trả lời:
Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện của con người: cuộc sống của con người hoà bình, đoàn kết lẫn nhau, có những gia đình hạnh phúc, chăm chỉ làm lụng kiếm tiền, có những mùa vàng trĩu quả, tăng gia sản xuất tốt.
Câu 5: Nêu một kết thúc khác cho câu chuyện theo mong muốn của em.
Trả lời:
Theo mong muốn của em, truyện sẽ kết thúc: Nai Ngọc biến thành một rặng tre khổng lồ, trĩu ngọn ôm lấy ngôi làng. Khi có mưa to, gió lớn, cây tre phấp phới huơ đi huơ lại cản gió, làm mưa nhẹ, nắng mau tới. Cuộc sống của dân làng từ ấy hạnh phúc ấm êm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đọc: Tiếng hát của người đá – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.