Độ phân giải là một trong những yếu tố được người dùng quan tâm nhất khi lựa chọn các thiết bị điện tử như smartphone, tablet hay tivi, vậy độ phân giải là gì? Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu nhé!
Độ phân giải màn hình là gì?
Độ phân giải màn hình là chỉ số cho biết số lượng các điểm ảnh (pixel) trên màn hình, được thể hiện bằng phép nhân giữa số điểm ảnh của hàng và cột tương ứng.
Ví dụ: Màn hình độ phân giải HD (1920×1080 pixels) cho ta biết màn hình này có 1920×1080=2.073.600 điểm ảnh (pixels), bao gồm 1920 pixels theo chiều ngang và 1080 pixels theo chiều dọc.
Độ phân giải màn hình ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng hiển thị
Với cùng một diện tích màn hình, độ phân giải càng cao cho khả năng hiển thị hình ảnh càng sắc nét và trung thực.
Phân loại các độ phân giải màn hình phổ biến hiện nay
Việc phân loại theo pixel khá phức tạp, nên thông thường nhà sản xuất thường gắn với những tên cụ thể như: Màn hình độ phân giải FullHD (1920×1080 pixels), màn hình độ phân giải HD (1280×720 pixels),…
Lưu ý: Các loại màn hình có độ phân giải phổ biến hiện hay như HD, FullHD đều có tỷ lệ chuẩn điện ảnh 16:9, mở rộng hơn với chuẩn 17:9 ở màn hình độ phân giải 2K hay 4K.
Tuy nhiên, tùy theo kích thước sản phẩm khác nhau, mà số lượng pixel có thể chênh lệch đôi chút ở chiều rộng hoặc chiều cao, nhưng nhìn chung vẫn giữ được tỷ lệ màn hình đó.
Hy vọng với bài viết vừa rồi, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm độ phân giải màn hình. Nếu có góp ý hay đóng góp gì thêm, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!