Bạn đang xem bài viết Định luật phản xạ ánh sáng Ôn tập Khoa học tự nhiên 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Định luật phản xạ ánh sáng là gì? Đây là câu hỏi được các bạn học sinh quan tâm hỏi nhiều khi mới bắt đầu chương phản xạ ánh sáng.
Phản xạ ánh sáng là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống hằng ngày, là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và nhờ cả nhân tạo, có sức ảnh hưởng lớn. Vậy định luật phản xạ ánh sáng như thế nào? Bài tập phản xạ ánh sáng ra sao? Mời các bạn cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đi tìm câu trả lời nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm 3 Định luật Newton.
Định luật phản xạ ánh sáng
I. Định luật phản xạ ánh sáng là gì
Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ
Các tia và góc trong hiện tượng phản xạ toàn phần:
SI – tia tới
IR – tia phản xạ
IN – pháp tuyến
góc tới
: góc phản xạ
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
+ Góc phản xạ bằng góc tới
II. Bài tập định luật phản xạ ánh sáng
Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng với định luật phản xạ ánh sáng:
A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của mặt phẳng gương.
B. Tia phản xạ bằng tia tới
C. Góc phản xạ bằng góc tới
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến
Đáp án: B. Tia phản xạ sẽ bằng tia tới
Giải thích: Không có sự so sánh về độ dài giữa các tia với nhau vì độ dài các tia là vô hạn.
Câu 2: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng ta sẽ thu được một tia phản xạ và tạo với tia tới một góc 40 độ. Góc tới giá trị là? Chọn đáp án chính xác nhất và đưa ra cách làm:
A. 20
B. 80
C. 40
D. 20
Đáp số: A. 20 độ
Giải thích: Góc tới = góc phản xạ. Do đó pháp tuyến cũng là tia phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới.
= > Góc tới = góc phản xạ = 20 (độ)
Câu 3: Chiếu 1 tia tới SI lên một gương phẳng hoặc 1 mặt phẳng phản xạ, ta thu được một tia phản xạ IR và tạo với tia tới SI một góc 60 độ. Tìm giá trị của góc phản xạ r và góc tới i. (lưu ý quy ước i là góc tới còn r là góc phản xạ)
A.i = r = 80 độ
B. i = r = 30 độ
C. i = 30 độ, r = 40 độ
D. i = r = 60 độ
Đáp án: B: i = r =30 độ.
Lời giải:
Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tới sẽ luôn bằng góc phản xạ tức i = r. Do đó ta loại trừ phương án C khi mà i # r.
Ta có i = r mà i + r = 60 độ —-> i = r = 30 độ, vì vậy đáp án B.
Câu 4: Chiếu một tia sáng SI lên 1 mặt phẳng gương, tia phản xạ IR của SI ta thu được nằm trên mặt phẳng nào?
A. Mặt phẳng vuông góc với tia tới
B. Mặt phẳng gương
C. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương
D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
Đáp án: D. Mặt phẳng bởi tia tới và pháp tuyến gương
Giải thích: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở ngay điểm tới. Do đó án án đúng của câu này sẽ là D.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Định luật phản xạ ánh sáng Ôn tập Khoa học tự nhiên 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.