Bạn đang xem bài viết Điều kiện để F0 và F1 cách ly tại nhà là gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, quá nhiều người F0, F1 dẫn tới quá tải bệnh nhân trong các khu cách ly. Cho nên tối 13-7, Sở Y tế TP HCM đã ban hành văn bản 4534/SYT-NVY về việc triển khai các biện pháp thực hiện cách ly, điều trị đối với những trường hợp F0, F1. Trường hợp F0 và F1 nào đủ điều kiện cách ly tại nhà? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau để hiểu rõ hơn.
Điều kiện cách ly tại nhà dành cho trường hợp F0
Theo Sở Y tế hướng dẫn, thì có hai trường hợp F0 được cách ly và điều trị tại nhà.
Trường hợp 1: Đối tượng không triệu chứng, đang được điều trị tại bệnh viện
Khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng vi rút thấp (CT value> 30), không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu nơi ở đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Bênh nhân sẽ được tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.
Trường hợp 2: Đối tượng không triệu chứng, áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm
Đối với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1. Bệnh nhân sẽ tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hàng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.
Trường hợp 3: Đối tượng là người mắc Covid-19 (F0) mới và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên RT-PCR hoặc SARS-CoV-2 dương tính
F0 có độ tuổi từ 1-50 không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng lâm sàng nhẹ (không suy hô hấp: SpO2> 96% khi thở, nhịp thở ≤20 nhịp / phút); không mắc bệnh tiềm ẩn, không mang thai, không béo phì.
Nếu F0 mắc các bệnh tiềm ẩn ổn định, có thể xem xét cách ly tại nhà, bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Người bệnh có thể tự chăm sóc và liên hệ với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát.
Thông báo của Sở Y Tế:
– Các trường hợp F0 này phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm.
– Về công tác tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với trường hợp F0, ngành y tế địa phương phải tổ chức đội theo dõi sức khỏe hàng ngày đối với các trường hợp này. Cạnh đó, tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị.
– Nếu F0 là trẻ em hoặc người không thể tự chăm sóc mình thì cần có người hỗ trợ chăm sóc. Gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh lý tiềm ẩn, béo phì, mang thai, v.v.).
Điều kiện cách ly tại nhà dành cho trường hợp F1
Tại Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 người tiếp xúc gần (F1) như sau:
Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
– Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định (F0) trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Về việc cách ly F1, Sở Y tế hướng dẫn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT ngày 27/6/2021 của Bộ Y tế. Tuy nhiên có một số điều chỉnh như sau:
Trường hợp F1 ở vùng nguy cơ rất cao (khu vực phong toả)
Các trường hợp F1 ở vùng nguy cơ rất cao muốn được cách ly tại nhà phải phù hợp với các điều kiện sau:
- Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, toàn bộ thành viên trong nhà và không được phép đi ra ngoài
- Đối tượng F1 phải hạn chế tiếp xúc, bố trí các đồ dùng cá nhân riêng, ăn riêng, thùng đựng rác riêng, vệ sinh khử khuẩn khu vực vệ sinh chung sau mỗi lần người F1 sử dụng.
- Tổ chức quản lý, giám sát thực hiện nghiêm việc cách ly y tế tại nhà, giám sát y tế đối với người cách ly trong thời gian cách ly và sau khi kết thúc cách ly. Tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm để xử lý theo quy định.
Lưu ý
Trường hợp F1 ở vùng nguy cơ rất cao không đủ điều kiện theo tiêu chí của Bộ Y tế để cách ly tại nhà thì chuyển cách ly tập trung, xét nghiệm RT-PCR ngày 7 thay vì ngày 14 như trước đây, nếu âm tính xem xét chuyển về cách ly tại nơi lưu trú.
Trường hợp F1 ở vùng có nguy cơ cao
- Tất cả thành viên trong nhà/gia đình được xác định là F1 thì có thể xem xét thực hiện cách ly tại nhà theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế
- Có thể xem xét cho phép cách ly trường hợp F1 tại căn hộ chung cư, tập thể nếu có phòng cách ly riêng, khép kín. Nhưng nếu có ca F0 tại nơi lưu trú tập thể thì phải đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.
Trường hợp F1 ở khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn)
Nếu tất cả hoặc nhiều thành viên trong nhà/gia đình được xác định là F1 thì có thể xem xét thực hiện cách ly tất cả các thành viên tại nhà và không yêu cầu có phòng cách ly riêng cho mỗi thành viên.
Trên đây là những trường hợp F0 và F1 nào đủ điều kiện cách ly tại nhà mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bạn có thể thêm nhiều thông tin hữu ích về những trường hợp đủ điều kiện cách ly tại nhà. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh
Nguồn: Báo Người Lao Động, Bộ Y tế
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Điều kiện để F0 và F1 cách ly tại nhà là gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.