Bạn đang xem bài viết Địa lí 9 Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương Soạn Địa 9 sách Chân trời sáng tạo trang 136 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Địa lí 9 Bài 3: Thực hành phân tích vấn đề việc làm ở địa phương giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Chân trời sáng tạo trang 136.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chương 1: Địa lí dân cư Việt Nam. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Địa lí 9 Bài 3: Thực hành phân tích vấn đề việc làm ở địa phương
Yêu cầu: Hãy phân tích vấn đề việc làm ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương khác mà em quan tâm.
VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Khái quát về đặc điểm lao động
Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động đạt 777,2 nghìn người vào năm 2019, chiếm 60,2% tổng dân số của tỉnh. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Thái Nguyên luôn chiếm trên 62% trong tổng dân số, trong đó dân số tham gia hoạt động kinh tế đạt trên 60%. Nhìn chung nguồn lao động và lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên không ngừng tăng.
Trong giai đoạn 2010-2019, lực lượng lao động tăng khoảng 100 nghìn người (trung bình mỗi năm tăng thêm 11 nghìn lao động). Đây là thế mạnh để Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên lực lượng lao động của tỉnh tăng nhanh trong khi nền sản xuất còn chưa phát triển tương xứng thì số người chưa tìm được việc làm và số người thiếu việc làm sẽ tăng lên nhanh chóng, đây sẽ là sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. So với bình quân chung của cả nước và các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Thái Nguyên tiến bộ hơn và cao hơn khá nhiều.
2. Vấn đề việc làm
a) Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế – xã hội phổ biến đối với hầu hết các địa phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Năm 2019, trong tổng số lực lượng lao động từ15 tuổi trở lên, số người thất nghiệp trên địa bàn tỉnh là 9.300 người (bao gồm 4.965 nam và 4.335 nữ) và tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên (có 3,4 nghìn người, chiếm 36,2% tổng số thất nghiệp toàn tỉnh).
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên ở mức thấp là 1,61% (cả nước là 2,17%). Tỷ lệ này có xu hướng giảm liên tục, trong vòng 9 năm, từ 2010 đến 2019 giảm 0,67%.
b) Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động.
Tỷ lệ thiếu việc làm của tỉnh thấp hơn mức trung bình sovới cả nước (năm 2019, tỉnh có tỷ lệ thiếu việc làm là 0,97% trong khi đó cả nước là 1,27%) và thấp hơn so với toàn vùng (vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 1,37%). Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm, năm 2010 là 1,82%, sau 9 năm giảm xuống còn 0,97%. Có sự chênh lệch giữa giới nam và nữ (tương ứng là 1,15% và 0,78%), giữa khu vực thành thị và nông thôn (khu vực thành thị tỷ lệ này cao hơn là 1,24%, nông thôn là 0,87%).
Do tỉnh Thái Nguyên ngày càng chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, có nhiều chính sách tạo việc làm phù hợp…, vì vậy đã phần nhiều giảm bớt sức ép của vấn đề việc làm.
3. Đề xuất giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Trong điều kiện hiện nay của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm, cần phải chú ý và thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
– Nâng cao trí lực cho người lao động, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học. Tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp.
– Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện các chính sách thu hút người tài, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế tại các trường Đại học.
– Giải quyết việc làm cho người lao động: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch của đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, toàn diện. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tập trung vốn vào các dự án thu hút nhiều lao động, các ngành nghề mới đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Gắn công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, dạy nghề theo đơn đặt hàng,…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 9 Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương Soạn Địa 9 sách Chân trời sáng tạo trang 136 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.