Bạn đang xem bài viết Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á Soạn Địa 8 trang 24 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần cuối bài trang 24 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Địa lý 8 trang 24: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á giúp các em hiểu được tình hình kinh tế và xã hội của các nước lãnh thổ châu Á. Soạn Địa lí 8 bài 7 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á
1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á.
a) Thời cổ đại và trung đại.
- Một số nước có trình độ phát triển cao: Trung Quốc, Ấn Độ.
- Dân cư biết trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công… nên tạo ra các sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng (hàng dệt may,gốm sứ, thủy tinh,đồ da, thuốc súng, la bàn…) => Hình thành con đường tơ lụa.
b) Từ thế kỉ XVI -> XIX.
– Nhiều nước trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
=> Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.
– Chỉ Nhật Bản thực hiện cải cách giải phóng đất nước, kinh tế phát triển nhanh chóng.
2. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.
- Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
=> Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Bài 7
Câu hỏi trang 22
– Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:
– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?
– Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào?
Trả lời:
– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản, thấp nhất là Lào, chênh nhau 105,3 lần.
– Các nước thu nhập cao có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, các nước thu nhập thấp có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 7
Câu 1
Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á.
Gợi ý đáp án:
– Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế vào cuối thế kỉ XIX.
– Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.
– Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Gợi ý đáp án:
Câu 2
Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào.
Gợi ý đáp án:
Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào năm 2001:
Câu 3
Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào các nhóm có thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
Gợi ý đáp án:
– Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, BĐ. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao (Trung Quốc), I xra ren, Cô oét và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
– Các nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li băng, Ả rập – xê út, Ô man, Malaysia, Hàn Quốc.
– Các nước có thu nhập trung bình dưới: LB Nga, Trung Quốc, Ca dắc xtan, Tuốc mê ni xtan, Xi ri, I rắc, Giooc nan đi, I ran, Thái lan, Xri lan ca, Phi lip pin.
– Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru đi a, Ác mê ni a, A déc bai gian, U dơ bê ki xtan, Cư rơ gư xtan, Tat gi nis xtan, Nê pan, In đô nê si a, Băng la đét, Ấn Độ, Mi an ma, Lào, Việt Nam, Cam pu chia, Triều Tiên và Y – ê- men.
– Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á và Đông Á.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á Soạn Địa 8 trang 24 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.