Bạn đang xem bài viết Địa lí 12 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 22 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 22 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Thực hành tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam thuộc Chương 1: Địa lí tự nhiên.
Soạn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 4 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Địa lí 12 Bài 4: Thực hành tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam
Câu hỏi: Dựa vào thông tin tham khảo, kiến thức đã học và các nguồn tài liệu thu thập được, hãy lựa chọn một thành phần tự nhiên và báo cáo về sự phân hóa không gian của thành phần tự nhiên đó ở nước ta.
Gợi ý nội dung báo cáo:
– Lựa chọn một thành phần tự nhiên: khí hậu, sinh vật.
– Trình bày báo cáo về sự phân hóa không gian của thành phần tự nhiên đã chọn theo gợi ý sau:
- Phân hóa Bắc – Nam
- Phân hóa theo độ cao
I. Chuẩn bị
- Thu thập tư liệu qua internet, sách, …để tìm hiểu thông tin về sự phân hóa tự nhiên của nước ta.
- Xây dựng đề cương báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (giải quyết những vấn đề đặt ra trong phần mở đầu với các dữ liệu cụ thể, kèm hình ảnh, số liệu, bảng biểu,…) và phần kết luận.
II. Gợi ý một số thông tin tham khảo
- Thu thập dữ liệu về khí hậu, thời tiết của các vùng, miền tự nhiên nước ta.
- Các nguồn tài liệu đã xuất bản, tranh ảnh có liên quan đến các vùng miền tự nhiên Việt Nam.
Trả lời:
Sự phân hóa không gian của khí hậu theo độ cao
Lãnh thổ Việt Nam với hơn ¾ diện tích là đồi núi, mỗi khối núi là một biểu hiện cho sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình. Mỗi khối núi là một hệ thống đai cao với những đặc điểm khí hậu khác nhau. Việc xác định ranh giới các đai cao chủ yếu dựa vào các tài liệu khí hậu, mà cơ sở là dựa vào đặc điểm khí hậu mùa hạ, đây là mùa dài nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát sinh, phát triển của các điều kiện tự nhiên, đồng thời là mùa mà sự phân hóa theo độ cao diễn ra đồng nhất trên cả nước. Trên lãnh thổ nước ta, tồn tại một hệ thống gồm 3 đai cao với sự phân hóa khí hậu khác nhau:
– Đai nhiệt đới gió mùa ở độ cao dưới 600 – 700 m tại miền Bắc và dưới 900 – 1000 m tại miền Nam.
+ Đặc trưng khí hậu của đai này là có một mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C, tổng nhiệt độ hoạt động trên 7500°C. Từ bảng 1.2 cho thấy, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của các trạm có độ cao dưới 600 m từ Bắc vào Nam, từ đông sang tây, từ đất liền ra hải đảo có sự thống nhất. Các tháng mùa hạn (từ tháng 4, 5 đến tháng 10) đều có nhiệt độ trên 25°C. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt. Trong đai này có thể chia làm 3 á đai:
+ Á đai từ độ cao 0m – 100m: miền Bắc không có mùa đông rét, miền Nam nóng quanh năm
+ Á đai từ độ cao 100m – 300m: miền Bắc có nơi đã có mùa đông rét, miền Nam mùa nóng đã giảm xuống
+ Á đai từ độ cao 300m – 600m: miền Bắc nhiều nơi có mùa đông rét, miền Nam mùa nóng đã giảm đi một nửa.
– Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 – 700 m đến 2600 m tại miền Bắc và từ 900 – 1000 m đến 2600 m tại miền Nam.
+ Đặc trưng của đai này là có mùa hạ mát, nhiệt độ trung bình tháng mùa hạ dưới 25°C, tổng nhiệt độ hoạt động trên 4500°C. Khí hậu trong đai này ít có sự biến động theo địa phương và không có tương quan nhiệt ẩm khô và hơi khô. Do bề dày của luồng gió mùa đông bắc trung bình chỉ đến độ cao 1500m, nên bên trên độ cao này thường có các luồng gió nhiệt đới trên cao. Ở đai này có mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Có thể chia làm 3 á đai:
+ Á đai từ độ cao 600 – 1000m: chế độ nhiệt mang tính chất chuyển tiếp, ở khu vực phía Bắc nhiệt độ những tháng mùa đông cong cao hơn so với các khu vực cùng vòng đai á nhiệt đới (ví dụ như ở Athen – Hy Lạp, ở vĩ độ 37°58’B nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông xuống dưới 10°C). Ở khu vực phía Nam số tháng có nhiệt độ trung bình tháng trên 20°C vẫn chiếm đa số.
+ Á đai từ độ cao 1000 – 1600m: khí hậu mang sắc thái á nhiệt đới rõ rệt
+ Á đai từ độ cao 1600 – 2600m: khí hậu mang tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới. Ở đây không còn tháng nào có nhiệt độ trung bình tháng trên 20°C, tháng nóng nhất cũng chỉ xấp xỉ nhiệt độ mùa hạ ôn đới. Tuy vậy mùa đông vẫn còn ẩm hơn mùa đông của miền ôn đới.
– Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên 2600m
+ Đai này chiếm diện tích nhỏ, chỉ có ở một số vùng núi cao ở miền Bắc như Hoàng Liên Sơn, Pu-si-lung, ở miền Nam đỉnh cao nhất là Ngọc Linh 2598m cũng chưa đạt độ cao của đai này.
+ Đặc trưng khí hậu của đai này là mang tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông có nhiệt độ dưới 5°C.
+ Trong đai cao này, nhiệt độ có sự phân hóa mạnh theo độ cao địa hình, càng lên cao, tổng nhiệt và nhiệt độ trung bình năm càng thấp, nền nhiệt cao vào mùa hè và thấp vào mùa đông, biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ lớn.
+ Chế độ mưa phụ thuộc vào hoàn lưu khí quyển và kiểu địa hình, lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 – 2800mm, phân bố không đều theo cả không gian và thời gian với 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Đai cao này có độ ẩm lớn, ổn định, trung bình đạt từ 80 – 90%, sự chênh lệch độ ẩm giữa mùa hè/ mùa đông không quá 10%, nhiều mưa phùn và sương mù, vào mùa đông có thể có băng giá và tuyết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 12 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 22 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.