Bạn đang xem bài viết Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản Soạn Địa 11 Cánh diều trang 108, 109, 110,.. 116 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 108→116sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 23: Kinh tế Nhật Bản thuộc phần hai: Địa lý khu vực và quốc gia.
Soạn Địa lí 11 Bài 23 Cánh diều giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về Kinh tế Nhật Bản. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Giải SGK Địa lí 11 Bài 23 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc.
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 23
Luyện tập 1
Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng nội dung về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản vào vở ghi theo mẫu sau:
Lời giải:
Luyện tập 2
Dựa vào bảng 23.1, hãy vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020. Rút ra nhận xét.
Lời giải:
– Vẽ biểu đồ:
– Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:
– Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.
+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).
+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.
– Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.
+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.
+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.
+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.
Vận dụng 3
Tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Nhật Bản – đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam
– “Vương quốc Mặt Trời mọc” là nhà tài trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
– Đại sứ Nhật Bản khẳng định sẽ làm hết sức mình để góp phần thúc đẩy và củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản; nhấn mạnh, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đều hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược về kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, góp phần đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu, bền vững.
– Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 42,7 tỷ USD, đạt mức tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 20,1 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 22,6 tỷ USD, lần lượt tăng 4,4% và 11,3% so với năm trước đó.
– Trong ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
– Quan hệ đầu tư giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tính đến ngày 20/3, Nhật Bản có 4.828 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 64,4 tỷ USD.
– Trong khi đó, xét riêng năm 2021, số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư và tăng 64,6% so với năm 2020. Con số này chỉ đứng sau Singapore và Hàn Quốc.
– Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tháng 1/2022, có đến 55,3% doanh nghiệp được hỏi mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động và rút khỏi Việt Nam chỉ lần lượt là 1,9% và 0,3%.
– Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam kể từ khi viện trợ ODA được nối lại năm 1992. Tính đến hết năm 2019, số vốn mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam đạt 2.578 tỷ yên – tương đương khoảng 23,76 tỷ USD – chiếm gần một phần tư tổng số ODA mà quốc tế dành cho Việt Nam.
– Nguồn vốn này đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình quan trọng với đất nước như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại, cầu Nhật Tân, hầm đường bộ Hải Vân…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản Soạn Địa 11 Cánh diều trang 108, 109, 110,.. 116 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.