Bạn đang xem bài viết Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Hà Nội Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 9 ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Hà Nội.
Hi vọng, đề thi này sẽ giúp các bạn luyện tập và làm quen với cấu trúc đề thi môn Lịch sử. Chúc các bạn ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HÀ NỘI |
KỲ THỊ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG |
(Đề thi gồm 04 trang) |
Môn thị: Lịch sử |
Câu 1. Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kỹ thuật Xô viết có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945-1950 là
A. đưa người vào vũ trụ.
B. đưa người lên mặt trăng.
C. chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. chế tạo được tàu ngầm nguyên tử.
Câu 2. Sau khi lên nắm quyển lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1985), Gooc- ba-chốp đã thực hiện
A. tăng cường quan hệ với MI.
B. đường lối cải tổ.
C. tiếp tục những chính sách cũ.
D. hợp tác với các nước phương Tây.
Câu 3. Điều kiện khách quan nào sau đây tạo thuận lợi cho các dân tộc Đông Nam Á nỗi dậy
giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Được sự giúp đỡ của quân MI.
Câu 4. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là
A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin–ga-po và Phi-líp-pin.
Câu 5. Quốc gia khởi đầu trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Ai-cập.
B. An-giê-ri.
C. Xu–đăng.
D. Ăng-gô-la.
Câu 6. Quốc gia nào dưới đây được coi như “Một ngọn cờ tiên phong đi hàng đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cu-ba.
B.NI-ca-ra-goa.
C. Bô-li-vi-a.
D. Ch¡-lê.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 tình hình nổi bật của kinh tế nước Mĩ là:
A. công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất.
B. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
D. nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”.
Câu 8. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt?
A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
B. Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.
D. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
Câu 9. Sự liên kết Cao nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn với sự ra đời của tổ chức nào dưới đây?
A. Cộng đồng than-thép châu Âu.
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng châu Âu.
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Câu 10. Cơ sở hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. quyết định về việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu của Hội nghị lanta.
B. quyết định về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á của Hội nghị lanta.
C. toàn bộ những thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh sau Hội nghị lanta.
D. toàn bộ những thỏa thuận quy định về việc phân chia ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ tại Hội nghị lanta.
Câu 11. Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỷ XX là
A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.
B. chế tạo thành côn g bom nguyên tử.
C. công bố “Bản đồ gen người”.
D. Phát minh ra máy tính điện tử.
Câu 12. Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển kinh tế “thần kì” của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là
A. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, Italia.
B. tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm tăng nhanh.
C. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới
D. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng.
Câu 13. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. MI La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Mi La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới.
C. hình thức đấu tranh của Mĩ La-tinh đa dạng, phong phú hơn châu Phi.
D. mức độ giành được độc lập của Mĩ La-tinh triệt để hơn châu Phi.
Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. khai mỏ và đồn điền cao su.
C. giao thông vận tải.
D. thương nghiệp.
Câu 15. Tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc (6-1925) là
A. Tâm tâm xã.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
€. Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Câu 16. Tác phẩm nào dưới đây tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc?
A. Nhật kí trong tù.
B. Đường cách mệnh.
C. Hồ Chí Minh toàn tập.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 17. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì
A. có mục đích chính trị rõ ràng.
B. có quy mô lớn.
C. thời gian bãi công dài.
D. hình thức phong phú.
Câu 18. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản là
A. gửi tới hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
B. sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
C. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận|Cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
D. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 19. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1912- 1929)của thực dân Pháp ở Việt Nam có điểm mới nào dưới đây?
A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Chỉ đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 – 2020 sở GD&ĐT Hà Nội Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.