Bạn đang xem bài viết Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mang đến đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết.
Đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 học kì 2 Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8. Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lý 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều, đề thi học kì 2 môn GDCD 8 Cánh diều.
Đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 học kì 2
UBND HUYỆN ……… TRƯỜNG THCS ……. . |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có . . . . . câu – 02 trang |
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu?
A. Thăng Long
B. Hoa Lư
C. Phú Xuân
D. Cổ Loa
Câu 2. Nhà Nguyễn ban hành bộ luật có tên là gì?
A. Hình thư
B. Hoàng Việt luật lệ
C. Quốc triều hình luật
D. luật Hồng Đức
Câu 3. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
A. Hiệp ước Hắc-măng (1883)
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 4. Ai là người đã gửi các bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức?
A. Nguyễn Lộ Trạch
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Trần Đình Túc
D. Nguyễn Huy Tế
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình.
B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 6. Ai là người đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương?
A. Hoàng Hoa Thám
B. Phan Đình Phùng
C. Đinh Công Tráng
D. Tôn Thất Thuyết
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Trí thức, tiểu tư sản
B. Nhà nho yêu nước
C. Nông dân
D. Công nhân
Câu 8. Xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?
A. Nông dân, công nhân
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
C. Nông dân
D. Địa chủ phong kiến
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Trình bàycác chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục. Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì ?
Câu 4. (1 điểm) Lập bảng so sánh khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (lãnh đạo, mục đích, phương thức đấu tranh, tính chất)?
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là:
A. quần đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).
B. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
C. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Nha Trang).
D. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Nha Trang) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu vùng biển nước ta?
A. Có tính chất cận xích đạo gió mùa.
B. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20°C.
C. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
D. Lượng mưa trung bình trên biển thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền nước ta.
Câu 3 (0,25 điểm). Yếu tố tự nhiên của môi trường biển ở nước ta gồm:
A. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển.
B. nước biển, đê biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển, bờ biển.
C. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, giàn khoan dầu khí.
D. nước biển, bờ biển và các bãi biển, cảng biển, đa dạng sinh học biển, đê biển.
Câu 4 (0,25 điểm). Những khoáng sản có giá trị bậc nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta đang được khai thác là:
A. cát và ti – tan.
B. đá vôi và đồng.
C. dầu mỏ và khí tự nhiên.
D. băng cháy và cát.
Câu 5 (0,25 điểm). Nhân tố mang tính quyết định tạo nên nền văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng là:
A. địa hình.
B. đất đai màu mỡ.
C. vị trí địa lí.
D. con người.
Câu 6 (0,25 điểm). Châu thổ sông Hồng được bồi đắp chủ yếu bởi:
A. phù sa biển của vịnh Bắc Bộ.
B. phù sa biển ven bờ Biển Đông.
C. phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
D. phù sa hệ thống sông Hồng và sông Đà.
Câu 7 (0,25 điểm). Hai nhánh chính của sông Cửu Long:
A. sông Tiền và sông Hậu.
B. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
C. sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. .
D. sông Ông Đốc và sông Cửa lớn.
Câu 8 (0,25 điểm). Hiện nay, nhiều nơi ở ven biển châu thổ sông Cửu Long bị sụt lở mạnh, nguyên nhân là:
A. nền đất vùng ven biển của châu thổ ngày càng kém bền vững.
B. bề mặt châu thổ bị hạ thấp do các tác động nội lực.
C. biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm.
D. lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng lớn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CỦA SÔNG HỒNG (TRẠM SƠN TÂY), CỦA SÔNG MÊ KÔNG (TRẠM MỸ THUẬN – SÔNG TIỀN) Ở CÁC THÁNG TRONG NĂM
(Đơn vị: m³/s)
Tháng | Lưu lượng nước sông | |
Sông Hồng (Trạm Sơn Tây) |
Sông Cửu Long (Trạm Mỹ Thuận – sông Tiền) |
|
1 | 1,318 | 13. 570 |
2 | 1,100 | 6. 840 |
3 | 914 | 1,570 |
4 | 1,071 | 1,638 |
5 | 1,893 | 2,920 |
6 | 4,692 | 10,360 |
7 | 7,986 | 18,860 |
8 | 9,246 | 21,400 |
9 | 6,690 | 27,500 |
10 | 4,122 | 29,000 |
11 | 2,813 | 22,000 |
12 | 1,746 | 23,030 |
a. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Cửu Long.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng.
Câu 2 (1,0 điểm).
a. Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch biển của nước ta.
b. Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ nguồn và không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người”. Ý kiến đó có đúng hay không? Vì sao.
Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử – Địa lí 8
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
B |
D |
A |
B |
D |
C |
B |
B. Tự luận (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||||||
1 (2,0đ) |
1. – Các chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục. * Kinh tế: – Dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp. – Tập trung khai thác mỏ;xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo… – Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới. – Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển. * Văn hóa, giáo dục – Chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. – Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế. 2- Mục đích: – Nhằm vơ vét, sức người, sức của của nhân dân Đông Dương … Pháp muốn kinh tế Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào tư bản Pháp. – Nhằm đào tạo đội ngũ tay sai, thực hiện mục đích nô dịch và ngu dân. |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||
2 (1đ) |
Lập bảng so sánh khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:
|
Có 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí đúng là 0,25 đ |
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | B | A | C | D | C | A | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1:
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Mê Kông.
(Lưu ý: Học sinh cần chia tỉ lệ đúng theo số liệu đã cho, chính xác, chú thích đầy đủ, ghi tên biểu đồ. Thiếu một mục sẽ trừ 0,25 điểm).
b. Chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng:
* Đối với sông Cửu Long:
– Lưu vực sông có dạng hình lông chim, diện tích lớn, độ dốc lòng sông nhỏ. Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.
– Ngoài ra Biển Hồ có tác dụng điều hòa chế độ nước sông, sông đổ ra biển theo nhiều cửa sông khiến cho nước lũ thoát nhanh.
* Đối với sông Hồng:
– Lưu vực sông Hồng có dạng nan quạt, khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp của dòng chính với các dòng phụ lưu, gây lũ lớn.
– Hình thái lưu vực sông Hồng có dốc nhiều ở phần thường nguồn và trung du, dốc ít ở hạ du, lũ sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Vì chỉ có cửa sông nên khả năng thoát nước chậm hơn so với sông Cửu Long.
Câu 2:
a. Đặc điểm tài nguyên du lịch biển ở nước ta:
– Dọc bờ biển nước ta có khoảng 120 bãi biển, bãi cát phẳng, nhiều bãi tắm đẹp.
– Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc. . . .
b. Nêu ý kiến cá nhân
– Ý kiến “Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ nguồn sống và không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người” là ý kiến đúng.
– Bởi vì:
+ Môi trường biển cung cấp năng lượng dồi dào cho con người. (VD: sức nước, muối, thủy hải sản. . . ).
+ Môi trường biển cũng góp phần làm giàu nền du lịch của nước ta.
+ Con người cũng dùng môi trường biển để vận chuyển hàng hóa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.