Bạn đang xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo. Đề kiểm tra học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm.
Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc 50% trắc nghiệm kết hợp 50% tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 môn GDCD 9 Chân trời sáng tạo.
Đề thi cuối kì 1Khoa học tự nhiên 9
PHÒNG GD&ĐT…………. TRƯỜNG THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 Thời gian làm bài: … phút |
I.Trắc nghiệm (5 Điểm)
Câu 1: Trong các biểu thức sau đâu là biểu thức tính động năng của vật:
A.Wđ = P.h
B. Wđ = P.t
C.Wđ = 1/2m.v2
D. Wđ = m.t
Câu 2: Trong các đơn vị sau đâu là đơn vị đo cơ năng:
A. Ampe
B. Vôn
C. Oát
D. Jun
Câu 3: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
A. Ảnh thật, ngược chiều với vật;
C. Ảnh thật, cùng chiều với vật;
B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật;
D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 4: Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính
A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
B. Có phần rìa dày hơn phần giữa
C. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló phân kỳ
D. Có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
Câu 5: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến chùm tia tới song song thành chùm tia gì?
A. Chùm tia phản xạ.
B. Chùm tia ló hội tụ.
C. Chùm tia ló phân kỳ.
D. Chùm tia ló song song khác.
Câu 6: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?
A. Phương bất kì.
B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch ra gần trục chính so với tia tới.
D. Phương cũ.
Câu 7: Một vật sáng dạng mũi tên được đặt trước thấu kính hội tụ. Ảnh của nó qua thấu kính hội tụ:
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
Câu 8: Khi đặt một trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì
A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên sách.
B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên sách.
C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên sách.
D. ảnh của dòng chữ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn dòng chữ thật trên sách.
Câu 9. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
A. Na.
B. Cu.
C. Mg.
D. Zn.
Câu 10. Cho các kim loại sau: Ag, Cu, K, Pb. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là
A. Ag, Cu, Pb, K.
B. K, Pb, Cu, Ag.
C. Pb, K, Ag, Cu.
D. Cu, K, Pb, Cu.
Câu 11. Kim loại nào sau đây có thể đẩy được copper ra khỏi dung dịch muối CuSO4?
A. Pt.
B. Al.
C. Ag.
D. Au.
Câu 12. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí
A. N2.
B. H2.
C. O2.
D. H2O.
Câu 13. Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?
A. CO2.
B.CH3COOH.
C. Na2CO3.
D. Al4C3.
Câu 14. Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?
A. C và H.
B. C, H và O.
C. C, H và N.
D. C, H, O và N.
Câu 15. Hiện tượng các cơ thể lai đồng tính là:
A. Các cơ thể lai biểu hiện tính trạng giống bố hoặc mẹ.
B. Các cơ thể lai đồng loạt biểu hiện một tính trạng.
C. Các cơ thể lai biểu hiện nhiều tính trạng khác bố và mẹ.
D. Các cơ thể lai biểu hiện nhiều loại tính trạng khác nhau.
Câu 16. Tính trạng lặn là
A. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
B. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.
C. tính trạng không được biểu hiện ở F1.
D. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp.
Câu 17. Trong quá trình tái bản DNA, quá trình nào sau đây KHÔNG xảy ra?
A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc
B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc
C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc
D. X của môi trường liên kết với G mạch gốc
Câu 18. Mạch bổ sung của 1 gene có trình tự các đơn phân là 5’…ATGCAAx…3’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mRNA do gene này tổng hợp là
A. 3’…AUGXAAX…5’
B. 5’…AUGXAAX…3’
C. 5’…AUGAXAX…3’
D. 3’…AUGAXAX…5’
Câu 19. NST là cấu trúc có ở
A. Bên ngoài tế bào
B. Trong các bào quan
C. Trong nhân tế bào
D. Trên màng tế bào
Câu 20. Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là
A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ
B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. Luôn co ngắn lại
D. Luôn luôn duỗi ra
II.Tự luận (5 Điểm)
Câu 21.( 0,25 đ) Một người dùng kính lúp có tiêu cự 5 cm để quan sát vật nhỏ. Vật được đặt cách kính 3 cm. Dựng ảnh của vật qua kính và tính tỉ lệ giữa ảnh và vật.
Câu 22. ( 0,25đ) Trên hình vẽ, biết là trục chính của thấu kính, là ảnh của S qua thấu kính.
……….
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 9
I.Trắc nghiệm (5 Điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
C | D | D | B | B | D | D | A | B | B |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
B | B | B | A | B | B | C | B | C | B |
II. Tự luận (5 Điểm)
Câu 21
Câu 22: Vì nằm khác phía với s so với trục chính nên là ảnh thật.
Câu 23
a, Điện trở tương đương của đoạn mạch. Ta có: RAB = R1 + R2,3 (0,25 đ)
………..
Xem chi tiết đáp án, đề thi trong file tải về
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.