Bạn đang xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 12 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 12 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo cấu trúc đề minh họa từ năm 2025. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo.
Đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 12
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THPT…….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 – 2025 MÔN: GDKT&PL lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là
A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.
B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?
A. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
B. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.
C. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
D. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
Câu 3. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?
Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước…
A. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người).
B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người).
C. Chỉ số phát triển con người (HDI).
D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một quốc gia?
A. Là chỉ tiêu quan trọng để theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế.
B. Mức tăng GNI (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
C. Bao gồm tổng thu nhập của công dân (thuộc quốc gia đó) ở cả trong và ngoài lãnh thổ.
D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Câu 5. “Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển bền vững.
C. Phát triển kinh tế.
D. Tiến bộ xã hội.
Câu 6. Chính phủ Việt Nam thường căn cứ vào những số liệu, đánh giá, báo cáo tổng hợp về nền kinh tế của cơ quan nào để đề ra những giải pháp phát triển kinh tế?
A. Tổng cục Dân số.
B. Tổng cục Thống kê.
C. Hội Bảo vệ người tiêu dùng.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
C. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
D. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phát triển kinh tế?
A. Tăng sự giàu có cho một bộ phận nhỏ dân cư.
B. Tạo điều kiện nâng cao tuổi thọ cho mọi người.
C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia.
D. Cung cấp nguồn lực để củng cố chế độ chính trị.
Câu 9. Xét về cấp độ hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế, có các cấp độ là:
A. Hội nhập kinh tế quốc tế song phương và đa phương.
B. Thỏa thuận thương mại ưu đãi và liên minh kinh tế – tiền tệ.
C. Hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu.
D. Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan và thị trường chung.
Câu 10. Sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau nhằm thiết lập quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên được gọi là
A. Hội nhập kinh tế song phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.
D. Hội nhập kinh tế đa phương.
Câu 11. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOUR) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập nào dưới đây?
A. Hội nhập song phương.
B. Hội nhập khu vực.
C. Hội nhập toàn cầu.
D. Hội nhập đa phương.
Câu 12. Quá trình liên kết, gắn kết các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thỏa thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia được gọi là
A. Hội nhập kinh tế song phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.
D. Hội nhập kinh tế đa phương.
Câu 13. Hội nhập kinh tế quốc tế không được thực hiện theo cấp độ nào?
A. Cấp độ toàn cầu.
B. Cấp độ cá nhân.
C. Cấp độ khu vực.
D. Cấp độ song phương
Câu 14. Đọc đoạn Thông tin sau và cho biết, việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại lợi ích gì?
Thông tin. Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài việc thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn kí kết FTA song phương với Israel (VIFTA) và hoàn tất đàm phán với UAE mở ra cánh cửa thị trường Trung Đông, với quy mô GDP khoảng 2 000 tỉ USD.
(Theo: Báo Mới, “Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023”, ngày 02/01/2024)
A. Thu hẹp thị trường xuất, nhập khẩu.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Tách biệt mối quan hệ kinh tế.
D. Giảm nguy cơ cạnh tranh.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?
A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.
B. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.
C. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.
D. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 16. Các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu lao động,… có vai trò tạo nguồn thu ngoại tệ được gọi là
A. thương mại quốc tế.
B. đầu tư quốc tế.
C. dịch vụ thu ngoại tệ.
D. xuất, nhập hàng hoá.
Câu 17. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm được gọi là
A. người thụ hưởng.
B. bên thứ ba.
C. người được bảo hiểm.
D. bên mua bảo hiểm.
Câu 18. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động,… là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bảo hiểm xã hội.
B. Bảo hiểm y tế.
C. Bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bảo hiểm thương mại.
Câu 19. Hoạt động của tổ chức bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm đã được hai bên kí kết – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bảo hiểm xã hội.
B. Bảo hiểm y tế.
C. Bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bảo hiểm thương mại.
Câu 20. Bạn K học sinh lớp 12 trường THPT X không may bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị một tuần. Sau khi ra viện, bạn K được cơ quan bảo hiểm thanh toán một phần chi phí điều trị và phẫu thuật. Bạn K đã tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm thất nghiệp.
B. Bảo hiểm xã hội.
C. Bảo hiểm y tế.
D. Bảo hiểm nhân thọ.
Câu 21. Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân… – đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?
A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 22. Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam?
A. Chính sách hỗ trợ việc làm.
B. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
C. Chính sách trợ giúp xã hội.
D. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp.
Câu 23. Đoạn thông tin sau đề cập đến chính sách an sinh xã hội nào của Việt Nam?
Thông tin. Theo Cục Bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam hướng vào hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, sản xuất, tiền điện; hỗ trợ dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, người tâm thần và 23 trung tâm công tác xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động cứu trợ kịp thời cho người dân, hỗ trợ 182900 tấn gạo cứu đói cho gần 12,194 triệu lượt nhân khẩu và hàng nghìn tỉ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, dành hàng trăm tỉ đồng chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ, tết.
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 34
A. Chính sách việc làm.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách trợ giúp xã hội.
Câu 24. Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Theo Niên giám thống kê 2022, chính sách việc làm của Việt Nam đã hỗ trợ người lao động có việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống nâng lên. Năm 2022, lao động có việc làm trong các ngành kinh tế đạt 50,6 triệu người. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,21%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 961 000 đồng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3%.
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 33
A. Chính sách việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách trợ giúp xã hội.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Đọc thông tin, quan sát biểu đồ sau:
Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022.
Biểu đồ.
Nguồn: Dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều, trang 7
A. Thông tin và biểu đồ trên đề cập đến chỉ tiêu phát triển kinh tế.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó
C. Trong giai đoạn 2011 – 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức thấp nhất vào năm 2021.
D. Trong giai đoạn 2011 – 2022, GDP của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và không có sự biến động.
……………..
Đáp án đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 12
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
– Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm
1-B |
2-A |
3-A |
4-D |
5-B |
6-B |
7-B |
8-A |
9-C |
10-A |
11-B |
12-C |
13-B |
14-B |
15-A |
16-C |
17-D |
18-A |
19-D |
20-C |
21-D |
22-D |
23-D |
24-A |
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai
Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.
– Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.
– Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
Nội dung A |
Nội dung B |
Nội dung C |
Nội dung D |
|
Câu 1 |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Sai |
Câu 2 |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Sai |
Câu 3 |
Đúng |
Sai |
Sai |
Đúng |
Câu 4 |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Sai |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 12
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 12 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 12 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.