Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 6 sách KNTT, CTST, Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6sáchKết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024:
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
PHẦN I. LÝ THUYẾT
I. Các nhóm thực vật
– Thực vật bao gồm các ngành chính là Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.
1. Thực vật không có mạch
– Thực vật không có mạch gồm những loài cơ thể không có mạch dẫn (rêu)
– Đặc điểm:
- Cơ thể nhỏ bé
- Có rễ giả
- Thân và lá không có mạch dẫn
- Sinh sản bằng bào tử
2. Thực vật có mạch
a) Dương xỉ
– Đặc điểm:
- Có hệ mạch
- Sinh sản bằng bào tử
- Sống ở những nơi ẩm, mát (bờ ruộng, chân tường,…)
b) Thực vật hạt trần:
– Đặc điểm:
- Là những cây gỗ có kích thước lớn
- Có hệ mạch dẫn phát triển
- Chưa có hoa và quả
- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
c) Thực vật hạt kín
– Đặc điểm:
- Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái
- Hệ mạch phát triển
3. Động vật không xương sống
- Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.
- Động vật không xương sống được chia thành các ngành sau:
* Ruột khoang:
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Khoang cơ thể thông với bên ngoài qua miệng
- Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi
- Đại diện: sứa, thủy tức, hải quỳ…
* Giun dẹp:
* Giun tròn:
* Giun đốt:
* Thân mềm:
* Chân khớp:
4. Động vật có xương sống
* Các lớp cá:
* Lớp lưỡng cư
* Lớp bò sát:
* Lớp chim:
- Có lông vũ bao phủ cơ thể
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí thích nghi với đời sống bay lượn
- Đại diện: chim bồ câu, hải âu, đà điểu…
* Lớp động vật có vú (thú):
- Cơ thể phủ lông mao
- Hô hấp bằng phổi
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa
- Đại diện: thỏ, voi, hổ…
II. Vai trò của động vật
1. Vai trò đối với tự nhiên
2. Vai trò đối với con người
PHẦN II. CÂU HỎI
Hãy chọn đáp án đúng.
Câu 1: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 3: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 4: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 5: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).
Câu 6: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 7: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 8: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 9. Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn.
B. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng.
C. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch.
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên.
Câu 10: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo.
B. Sóc đen Côn Đảo.
C. Rắn lục mũi hếch.
D. Gà lôi lam đuôi trắng.
….
2. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo
2.1. Chủ đề nấm
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp
Câu 2: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm độc
B. Nấm mốc
C. Nấm đơn bào
D. Nấm ăn được
Câu 3: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?
A. Nấm rơm
B. Nấm men
C. Nấm bụng dê
D. Nấm mộc nhĩ
Câu 4: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm đảm?
A. Nấm hương
B. Nấm độc đỏ
C. Nấm cốc
D. Nấm sò
Câu 5: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm túi?
A. Nấm mộc nhĩ
B. Đông trùng hạ thảo
C. Nấm bụng dê
D. Nấm mốc
Câu 6: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?
A. Nấm hương
B. Nấm men
C. Nấm cốc
D. Nấm mốc
Câu 7: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm
(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
(3) Gây hư hỏng thực phẩm
(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ
(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn
(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác
Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?
A. (1), (3), (5)
B. (2), (4), (6)
C. (1), (2), (5)
D. (3), (4), (6)
Câu 8: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò
Câu 9: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 10: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?
A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
2.2. Chủ đề thực vật
Câu 1: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường
B. Dương xỉ
C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó
Câu 2: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?
A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ
Câu 3: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?
A. Bèo tấm
B. Nong tằm
C. Rau bợ
D. Rau sam
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử
B. Hạt nằm trong quả
C. Có hoa và quả
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện
Câu 5: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo
B. Nơi ẩm ướt
C. Nơi thoáng đãng
D. Nơi nhiều ánh sáng
Câu 6: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá
Câu 7: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật
(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất
(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí
(5) Làm cảnh
(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người
Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sông?
A. (1), (3), (5)
B. (2), (4), (6)
C. (2), (3), (5)
D. (1), (4), (6)
Câu 8: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Hạt kín
D. Hạt trần
Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 10: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào
B. Cây gọng vó
C. Cây tam thất
D. Cây giảo cổ lam
2.3. Chủ đề động vật
Câu 1: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?
A. Bò sát
B. Lưỡng cư
C. Chân khớp
D. Thú
Câu 2: Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa
(2) Giun đất
(3) Ếch giun
(4) Rắn
(5) Cá ngựa
( 6) Mực
(7) Tôm
(8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
A. (1), (3), (5), (7)
B.(2), (4), (6), (8)
C. (3), (4), (5), (8)
D. (1), (2), (6), (7)
Câu 3: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?
A. Chân khớp
B. Giun đốt
C. Lưỡng cư
D. Cá
3. Đề cương giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
Câu 1: Đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?
A. Bình tràn.
B. Bình chia độ.
C. Bình chứa.
D. Một loại bình khác.
Câu 2: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 m3= 100 l
B. 1ml = 1 cm3
C. 1 dm3= 0,1 m3
D. 1 dm3 = 1000 mm3
Câu 3: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:
A. Thước dây.
B. Thước kẻ.
C. Thước cuộn.
D. Thước kẹp.
Câu 4: Đơn vị nào dùng để đo độ dài một vật (bút chì, thước kẻ…)?
A. dm.
B. m.
C. cm.
D. km.
Câu 5: Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì?
A. Coi như không phải mình gây ra.
B. Gọi bạn xử lý giúp.
C. Tự ý xử lý sự cố.
D. Báo với thầy, cô giáo.
Câu 6: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước
(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. (2), (1), (5), (3), (4)
B. (3), (2), (1). (4), (5)
C. (2), (1), (3), (4), (5)
D. (2), (3), (1), (5), (4)
Câu 7: Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?
A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
B. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.
C. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.
D. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.
Câu 8: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
B. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
C. Tự ý làm thí nghiệm.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 9: Đơn vị nào dùng để đo khối lượng của một vật?
A. Kg.
B. Lạng.
C. Tấn.
D. Gam.
Câu 10: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân tiểu li.
B. cân Roberval.
C. cân tạ.
D. cân đồng hồ.
….
…..
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 6 sách KNTT, CTST, Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.