Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập môn Lịch sử 7 học kì 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm giúp các em học sinh chuẩn bị cho kỳ kiểm tra kỹ 2 môn Lịch sử tốt hơn sau đây sẽ là đề cương ôn tập môn Lịch sử 7 học kì 2. Đây là đề cương ôn tập chi tiết, đầy đủ sẽ giúp các em có điểm cao khi làm bài kiểm tra cuối kỳ 2.
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng ngoài ?
– Đàng ngoài chiến tranh liên tục, nhà nước Lê – Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, nhân dân nghèo đói, ruộng đất bị bọn cường hào chiếm đoạt.
– Ở Đàng Trong do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, nông cụ, miễn giảm tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa . Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là A-lếc- xăng- đơ- Rốt là người có đóng góp quan trọng vào việc này. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay .
Câu 3: Sự phát triển phong phú và đa dạng văn học dân gian, loại hình nghệ thuật, các thành tựu về y học, kỹ thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
– Văn học dân gian phát triển, nhiều truyện dài bằng chữ Nôm như Nhị Độ Mai, Thạch Sanh ..truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ..thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rất nhiều trong dân gian.
– Nghệ thuật dân gian phục hồi và phát triển múa trên dây, múa đèn, ảo thuật…
– Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong nước rất phát triển.
– Nghệ thuật sân khấu phát triển như hát ả đào, chèo, tuồng…phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan.
– Y học : Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông 1720-1791) thu thập các bài thuốc gia truyền và các kinh nghiệm chữa bệnh để viết thành sách.
– Kỹ thuật: Thế kỷ XVIII các kỹ thuật tiên tiến phương Tây tác động vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý Hà Lan. Các thợ thủ công triều Nguyễn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy.
Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
– Nguyên nhân phong trào thắng lợi :
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta rất cao.
+ Phong trào có sự lãnh đạo tài giỏi và sáng suốt của Quang Trung.
– Ý nghĩa lịch sử : Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh – Lê , xóa bỏ sự chia cắt đất nước, giúp thống nhất quốc gia. Phong trào Tây Sơn đã đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, giúp đất nước toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 5 : Tóm tắt những cống hiến của Phong trào Tây Sơn từ 1771 đến 1789?
– Năm 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn.
– Giữa năm 1774 kiểm soát vùng từ Quảng nam đến Bình Thuận.
– Năm 1777 lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn Đàng Trong
– Năm 1785 tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút
– Năm 1786 ra Bắc lật đổ chính quyền Chúa Trịnh.
– Năm 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh, sau đó thực hiện nhiều chính sách cải cách đất nước tiến bộ
Câu 6 : Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
– Kinh tế:
+ Chiếu Khuyến nông ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa lưu thông thuận lợi , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp trong nước đã được phục hồi.
– Giáo dục:
+ Ban hành Chiếu lập học trong nước, khuyến khích nhiều nơi mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
-Quốc phòng:
+ Thi hành chế độ quân dịch, tổ chức quân đội với nhiều binh chủng khác nhau (bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh).
– Ngoại giao:
+ Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết với thế lực ngoại bang.
+ Đối với Nguyễn Ánh: nhà Tây Sơn tấn công lớn đối với nhà Nguyễn.
Câu 7: Em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối 1426?
– Vào 12/10/1426 hạ đồn Đa Căng.
– Vào 12/1424 hạ thành Trà Lân, tiến đến giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.
– Vào 8/1425 nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
– Khu vực hoạt động của nghĩa quân(tháng 10/1424 đến tháng 8/1425) từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
– Vào 9/1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc.
Câu 8: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? Và cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó?
*Nguyên nhân: Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt:
-Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc (Bắc triều)
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá, khôi phục dòng họ Lê, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều)
* Diễn biến:
– Hai tập đoàn phong kiến Nam-Bắc triều đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm
– Chiến trường: Vùng Thanh – Nghệ ra Bắc.
– Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả:
– Nạn đói, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh
– Đời sống nhân dân khốn khổ.
-> Ý nghĩa: đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Phần lịch sử địa phương
Câu 7 : Vùng đất Sài Gòn đã được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt như thế nào?
Khi người dân đã định cư khá đông ở Nam Bộ, chúa Nguyễn thương lượng với vua Chân Lạp xin lập sở thuế ở dây vào năm 1623. Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược vùng đất Nam Bộ, đặt phủ Gia Định, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Sài Gòn trở thành một đơn vị hành chính của quốc gia.
Câu 8: Doanh nhân đất Gia Định:
– Võ Trường Toản thầy giáo xuất sắc như Trịnh Hoài Đức tác giả bộ Gia Định Thành Thông Chí được xem là bộ địa phương chí sớm nhất về đất Sài Gòn Gia Định, Lê Quang Định tác giả bộ Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí.
– Trần Văn Học người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn Gia Định sử dụng theo cách của phương Tây.
Một số đề cương tham khảo về lịch sử lớp 7 như trên biên soan cẩn thận sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho các em học sinh trước các kì kiểm tra.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập môn Lịch sử 7 học kì 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.