Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập học kì 2 Sinh học 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn thi học kì 2 Sinh học 8 năm 2022 – 2023 hệ thống các kiến thức trọng tâm và bài tập vận dụng kèm theo đề thi minh họa được biên soạn một cách logic, khoa học.
Thông qua đề cương cuối kì 2 Sinh học 8 giúp các em học sinh lớp 8 có cái nhìn tổng quát về những gì mình đã học, từ đó có phương pháp học tập và phân bố thời gian ôn tập một cách hợp lí hơn để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi và đáp án học kì 2 môn Sinh học 8.
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ …… TRƯỜNG THCS ……….. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Sinh học 8 |
I. Trắc nghiệm ôn thi cuối kì 2 Sinh 8
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm nào?
A. Bơ, dầu cá, gấc, cà rốt
B. Muối biển, gạo tẻ, ngô nếp
C. Ngũ cốc, gan, hạt nảy mầm
D. Thịt lợn, rau ngải, tía tô
Câu 2. Vùng chức năng chỉ có ở người:
A. Vùng cảm giác
B. Vùng thính giác
C. Vùng vận động
D. Vùng vận động ngôn ngữ
Câu 3. Những tuyến nào sau đây thuộc tuyến pha?
A. Tuyến yên, tuyến tùng
B. Tuyến tụy, tuyến sinh dục
C. Tuyến giáp, tuyến trên thận
D. Tuyến nước bọt, tuyến gan
Câu 4. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?
A. Thận, nang cầu thận, ống thận
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
C. Thận, ống thận, bóng đái
D. Thận, nang cầu thận, ống góp, bể thận.
Câu 5. Điều nào dưới đây không đúng?
A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.
B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.
C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Câu 6. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
A. Trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
B. Hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
C. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
D. Trứng không có khả năng thụ tinh.
Câu 7. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện?
A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng kiểm tra bài
B. Vã mồ hôi khi ăn đồ cay
C. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn
Câu 8. Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
A. Uống thuốc tránh thai
B. Thắt ống dẫn tinh
C. Đặt vòng tránh thai
D. Sử dụng bao cao su
Câu 9. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Chứa tế bào thụ cảm thính giác
D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 10. Tuyến nội tiết nào sau đây có hoocmon tác động chủ yếu các tuyến còn lại:
A. Tuyến yên
B. Tuyến giáp, tuyến tụy.
C. Tuyến tùng.
D. Tuyến gan, ruột.
Câu 11. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận?
A. Ống thận
B. Cầu thận
C. Bóng đái
D. Nang cầu thận.
Câu 12. Các tế bào của da thường xuyên bị bong ra ngoài là của tầng nào trên da:
A. Tầng tế bào sống.
B. Lớp sắc tố.
C. Lớp sợi mô liên kết.
D. Tầng sừng
Câu 13: Ở trẻ em, thiếu loại vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến bệnh còi xương ?
A. Vitamin K
B. Vitamin E
C. Vitamin A
D. Vitamin D
Câu 14: Trong hoạt động tạo thành nước tiểu, quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất độc hại diễn ra ở đâu ?
A. Bể thận
B. Ống đái
C. Ống dẫn nước tiểu
D. Ống thận
Câu 15: Tại thuỳ thái dương của vỏ não tồn tại vùng chức năng nào dưới đây ?
A. Vùng vận động
B. Vùng thính giác
C. Vùng thị giác
D. Vùng cảm giác
Câu 16: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Thông qua … kích tố tăng trưởng sẽ tác động lên hệ cơ xương, tạo ra sự tăng trưởng của cơ thể.
A. Não
B. Gan
C. Tim
D. Thận
Câu 17: Hoocmôn nào dưới đây có khả năng kìm hãm quá trình tiết TSH của tuyến yên ?
A. ACTH
B. LH
C. TH
D. GH
Câu 18. Tuyến nào dưới đây chỉ có ở cơ quan sinh dục nữ ?
A. Tuyến tiền đình
B. Tuyến hành
C. Tuyến tiền liệt
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 19: Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sản sinh tinh trùng là
A. 30oC – 32oC .
B. 33oC – 34oC .
C. 35oC – 37oC .
D. 25oC – 30oC .
Câu 20. HIV/AIDS lây nhiễm qua con đường nào dưới đây ?
A. Từ mẹ sang con
B. Truyền máu
C. Quan hệ tình dục không an toàn
D. Tất cả các phương án còn lại
II. Câu hỏi tự luận ôn thi cuối kì 2 Sinh 8
Câu 1.
a. Thế nào là phản xạ có điều kiện? Phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ
b. Để có phản xạ học tập tốt, người học sinh cần rèn luyện những gì?
c. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
Gợi ý trả lời:
a. – Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Ví dụ: Đi ngoài nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.
– Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
Ví dụ: Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa
– Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
b. Để có phản xạ học tập tốt:
– Phối hợp các giác quan và hoạt động tổng hợp: Nghe, nhìn, viết, đọc, nói,
– Thực hiện ghi nhớ bằng nhiều cách
– Xây dựng ý thức tự học tập, đào tạo bản thân,
– Thực hành ôn, luyện, rèn tập cho các kỹ năng: nghe, viết, đọc, nói
c.
Muốn có giấc ngủ tốt cần phải :
– Tạo một phản xạ (một động hình) chuẩn bị cho giấc ngủ.
– Tránh những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn no quá, dùng chất kích thích : cà phê, chè, thuốc lá …) trước khi ngủ.
– Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
– Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 2.
a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? mỗi loại tuyến cho 3 ví dụ?
b. Học sinh cần làm gì để phòng tránh nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên?
Gợi ý trả lời:
a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ:
Đặc điểm |
Tuyến nội tiết |
Tiến ngoại tiết |
Cấu tạo |
Gồm các tế bào tuyến và mạch máu |
– gồm các tế bào tuyến và ống dẫn |
Đường đi của sp tiết |
Chất tiết ngấm vào máu tới cơ quan đích |
Chất tiết theo ống dẫn tới cơ quan tác động để ra ngoài |
Ví dụ |
Mỗi loại 3 ví dụ |
b. Biện pháp tránh thai ở tuổi vị thành niên
– Có kiến thức đầy đủ về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản
– Có lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
– Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su, dùng thuốc tránh thai
Câu 3. Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.
Gợi ý trả lời:
Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali. Vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.
Câu 4: Bệnh tiểu đường phát sinh như thế nào? Có mấy cơ chế chính làm phát sinh bệnh tiểu đường ở người ? Hãy làm rõ từng cơ chế.
Gợi ý trả lời:
Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ glucôzơ trong máu luôn vượt mức bình thường, quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo đường nước tiểu (0,5 điểm)
Có 2 cơ chế chính làm phát sinh bệnh tiểu đường ở người :
– Cơ chế 1 : Các tế bào của vùng đảo tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao
– Cơ chế 2 : Insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng không được các tế bào tiếp nhận hoặc insulin bị mất hoạt tính và hiện tượng này cũng làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao.
III. Đề thi minh họa cuối kì 2 Sinh 8
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết:
A. Tuyến nhờn
B. Tuyến ức
C. Tuyến mồ hôi
D. Cả B và C
Câu 2. Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?
A. Muối khoáng
B. Nước
C. Vitamin
D. Cả B, C
Câu 3. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?
A. Uống đủ nước
B. Không ăn quá nhiều prôtêin
C. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay
D. Ăn mặn
Câu 4. Trung ương của hệ thần kinh:
A. Não, dây thần kinh
B. Dây thần kinh, hạch thần kinh
C. Não, tủy sống
D. Não, tủy sống, dây thần kinh
Câu 5. Tuyến nội tiết nào giữ vai trò chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác ?
A.Tuyến yên
B. Tuyến tụy
C. Tuyến trên thận
D. Tuyến giáp
Câu 6. Khi trong cơ thể thiếu hoocmôn insulin, sẽ bị bệnh nào ?
A. Rối loạn tiết hoocmôn
B. Đái tháo đường
C. Bướu cổ
D. Béo phì
Câu 7. Cấu tạo của tủy sống gồm?
A. Chất xám
B. Chất trắng
C. Các sợi trục nơron có bao miêlin
D. Cả A và B
Câu 8. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ:
A. Hạn chế được các vi sinh vật gây bênh.
B. Hạn chế khả năng tạo sỏi
C. Tránh cho thận làm việc quá nhiều
D. Hạn chế tác hại của các chất độc hại
Câu 9. Điều khiển hoạt động của cơ vân là do:
A. Hệ thần kinh vận động
B. Hệ thần kinh sinh dưỡng
B. Thân nơron
D. Sợi trục
Câu 10. Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:
A. Hệ thần kinh vận động
B. Hệ thần kinh sinh dưỡng
B. Thân nơron
D. Sợi trục
Câu 11. Chức năng của hệ thần kinh vận động là:
A. Điều khiển hoạt động của cơ tim
B. Điều khiển hoạt động của cơ trơn
C. Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương
D. Điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản
Câu 12. Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết như thế nào?
A. Giảm đi một nửa
B. Bình thường
C. Bài tiết bổ sung cho da
D. Bài tiết gấp đôi.
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0đ): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào?
Câu 2. (2,0 đ) Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là gì ?
Câu 3. (2,0 đ) Trình bày khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị ở mắt.
Câu 4. (1 điểm) Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.
Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 8
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | A | D | C | A | B | D | D | A | B | C | B |
II. TỰ LUẬN
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Sự tạo thành nước tiểu trong các đơn vị chức năng của thận gồm 3 giai đoạn: – Giai đoạn lọc máu ở nang cầu thận: + Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận (0,25đ) + Các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. (0,25đ) + Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận. (0,25đ) – Giai đoạn hấp thụ lại xảy ra trong ống thận: ống thận hấp thụ lại phần lớn nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như Na+, Cl–… (0,5đ) – Giai đoạn bài tiết tiếp: ở phần sau ống thận (0,25đ) các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã (0,25đ) các chất ion thừa như H+, K+… để tạo thành nước tiểu chính thức (0,25đ) |
0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 |
2 |
– Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: Đi ngoài nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra. – Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Ví dụ: Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa – Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường. |
0.5 0.25 0.5 0.25 0.5 |
3 |
Cận Cận thị(4 ý X 0,5đ) – Khái niệm: – Nguyên nhân: – Vị trí của ảnh so với màng lưới: – Cách khắc phục: |
0.5 |
4 |
Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali. Vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày. |
1 |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập học kì 2 Sinh học 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.