Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều bao gồm 9 trang tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm trọng tâm kèm theo đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí lớp 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều.
I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 lớp 7
– Lịch sử: Ôn tập từ bài 1 đến bài 13
– Địa lí: Từ bài 5 đến bài 11
Các kiến thức trọng tâm cần nắm được
A. Địa lí
1. Châu Á
Nhận biết
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.
- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của một trong các khu vực ở châu Á
Thông hiểu
Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
2. Châu Phi
Nhận biết
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.
Thông hiểu
- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.
- Phân tích được một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi: vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,…
- Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi: tăng nhanh dân số; vấn đề nạn đói; vấn đề xung đột quân sự,…
Vận dụng
Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.
Vận dụng cao
Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.
B. Lịch sử
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
- Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới
- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
- Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mô gôn.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia.
- Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào.
- Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
- Nêu được những nét chính về thời Ngô
- Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
- Nêu được đời sống xã hội, văn hoá thời Ngô Đinh Tiền Lê
- Đánh giá được những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc.
II. Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?
A. Cuối thế kỉ IV.
B. Đầu thế kỉ V.
C. Cuối thế kỉ V
D. Đầu thế kỉ IV.
Câu 2: Lãnh địa phong kiến là:
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân
B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
C. Vùng đất rộng lớn của nông nô
D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự
Câu 3: Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế:
A. có sự trao đổi buôn bán
B. đóng kín trong lãnh địa
C. chợ thành lập.
D. kinh thế thành thị.
Câu 4: Người sản xuất chính trong lãnh địa là ai?
A. Lãnh chúa.
B. Nô lệ.
C. Nông nô.
D. Nông dân.
Câu 5: Những phát minh khoa học – kĩ thuật nào có giá trị chủ yếu để người châu Âu có thể thực hiện các chuyến đi bằng đường biển?
A. Tàu có bánh lái; thuyền buồm nhiều tầng; la bàn.
B. Thuốc súng.
C. Giấy viết.
D. Nghề in
Câu 6: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào?
A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan.
B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ.
C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma
D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô.
Câu 7: Ai là người tìm ra châu Mĩ?
A. Va-xcô đơ Ga-ma.
B. Cô-lôm-bô.
C. Ph. Ma-gien-lan.
D. A-me-ri gô.
Câu 8: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là?
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì.
D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lính canh.
Câu 9: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là:
A. nước Đức.
B. nước Thụy Sĩ
C. nước Italia
D. nước Pháp
Câu 10: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:
A. “Những người khổng lồ”.
B. “Những người thông minh”.
C. “Những người vĩ đại”.
D. “Những người xuất chúng”.
Câu 11: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:
A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội
B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên
C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên
D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người
Câu 12: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc
B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân
C. Đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo
D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại
Câu 13: Phong trào Văn hóa Phục hưng lan rộng khắp châu Âu trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X, XI
B. Thế kỉ XIX, XX
C. Thế kỉ XIV, XVII
D. Thế kỉ XIII, XIV
Câu 14. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?
A. Đạo Hồi.
B. Đạo Ki-tô.
C. Đạo Phật.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 15. Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?
A. thu được nhiều lợi nhuận hơn
B. đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn
C. tiết kiệm chi phí hơn
D. tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức
Câu 16. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
A. Đạo Hồi.
B. Đạo Tin Lành.
C. Đạo Do Thái.
D. Đạo Kito
Câu 17. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Câu 18. Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?
A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ
Câu 1. Châu Âu có diện tích là:
A. trên 7 triệu km2.
B. trên 8 triệu km2.
C. trên 9 triệu km2.
D. trên 10 triệu km2.
Câu 2. Con sông nào dài nhất ở châu Âu?
A. Sông Rai-nơ.
B. Sông Đa-nuýp.
C. Sông Đni-ep.
D. Sông Von-ga.
Câu 3. Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu là
A. cơ cấu dân số trẻ.
B. cơ cấu dân số già.
C. tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.
D. Trình độ học vấn thấp.
Câu 4. Năm 2020, Các đô thị nào ở châu Âu dưới đây có số dân từ 10 triệu người trở lên?
A. Mat-xcơ-va, Pa-ri.
B. Xanh Pê-tec-bua, Ma-đrit.
C. Bec-lin, Viên.
D. Rô-ma, A-ten.
Câu 5: Phần lớn lãnh thổ châu Âu thuộc đới khí hậu nào?
A. Ôn hoà bán cầu Bắc.
B. Ôn hoà bán cầu Nam.
C. Nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. Nhiệt đới bán cầu Nam.
Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?
A. Mức độ đô thị hóa rất thấp.
B. Mức độ đô thị hóa thấp.
C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.
D. Mức độ đô thị hóa cao.
Câu 7: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là
A. Py-rê-nê.
B. Xcan-đi-na-vi.
C. An-pơ.
D. Cát-pát.
Câu 8. Khu vực địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là
A. đồng bằng.
B. núi già.
C. núi trẻ.
D. cao nguyên.
Câu 9. Châu Âu thuộc lục địa
A. Phi.
B. Á – Âu.
C. Nam Mĩ.
D. Bắc Mĩ.
Câu 10. Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?
A.18
B.19
C.20
D. 21
Câu 11. Châu Á có số dân đông thứ mấy thế giới?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Đới khí hậu cực và cận cực của châu Á phân bố ở khu vực:
A. Đông Á.
B. Bắc Á.
C. Đông Nam Á.
D. Nam Á.
Câu 13. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu với châu Á là dãy núi
A. U-ran.
B. An-pơ.
C. Cac-pat.
D. Xcan-đi-na-vi.
Câu 14. Sơn nguyên Tây Tạng phân bố ở khu vực nào sau đây của châu Á?
A. Rìa phía bắc.
B. Rìa phía đông.
C. Vùng trung tâm.
D. Ven biển Địa Trung Hải.
Câu 15. Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm:
A. 1/2 diện tích châu Á.
B. 1⁄4 diện tích châu Á.
C. 3/4 diện tích châu Á.
D. toàn bộ diện tích châu Á.
Câu 16: Quốc gia đông dân nhất châu Á (năm 2020) là:
A. Trung Quốc
B. Thái Lan
C. Việt Nam
D. Ấn Độ
Câu 17. Ở Tây Á, khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất là:
A. Vàng.
B. Dầu mỏ.
C. Than.
D. Sắt.
Câu 18. Quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á là:
A. Triều Tiên
B. Trung Quốc
C. Hàn Quốc
D. Nhật Bản
Câu 19. Việc khai thác và sử dụng đới thiên nhiên ở châu Á cần chú ý vấn đề
A. bảo vệ và phục hồi rừng.
B. trồng rừng.
C. khai thác hợp lí.
D. hạn chế cháy rừng
Câu 20. Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á có đặc điểm:
A. mùa đông khô và nóng, mùa hạ mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.
B. mùa hạ khô và nóng, mùa đông mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm.
C. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm.
D. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.
III. Đề thi minh họa học kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Quốc gia nào sau đây đông dân nhất châu Á?
A. Trung Quốc.
B. Thái Lan.
C. Nhật Bản.
D. Ấn Độ.
Câu 2. Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt đới gió mùa.
B. Ôn đới lục địa.
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Ôn đới hải dương.
Câu 3. Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy núi nào sau đây?
A. Sơn nguyên I-ran.
B. Sơn nguyên Đề-can.
C. Bán đảo Ấn Độ.
D. Dãy Hi-ma-lay-a.
Câu 4. Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa
A. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
B. chí tuyến Bắc và vòng cực Bắc.
C. chí tuyến Nam và vòng cực Nam.
D. chí tuyến Bắc đến gần xích đạo.
Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở
A. vùng rừng rậm xích đạo.
B. hoang mạc Xa-ha-ra.
C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.
D. phân cực Bắc châu Phi.
Câu 6. Ở môi trường địa trung hải có những cây trồng chủ yếu nào sau đây?
A. Chè, cà phê, cam, tiêu.
B. Cam, chanh, nho, chè.
C. Nho, ôliu, cam, chanh.
D. Nho, ôliu, cọ dầu, chè.
Câu 7. Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Nội địa và các đảo.
B. Bán bình nguyên.
C. Khu vực đồng bằng.
D. Cao nguyên badan.
Câu 8. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á không phân bố nhiều ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng Lưỡng Hà.
B. Bán đảo A-ráp.
C. Vùng vịnh Péc-xích.
D. Bán đảo tiểu Á.
Câu 9. Sông nào sau đây sâu nhất thế giới?
A. Ni-giê.
B. Nin.
C. Công-gô.
D. Dăm-be-dia.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị ở châu Phi?
A. Có khá nhiều thành phố.
B. Đô thị nhiều ở ven biển.
C. Tỉ lệ dân đô thị rất cao.
D. Đô thị hoá khá nhanh.
Câu 11. Cơ cấu dân số trẻ tạo thuận lợi nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Á?
A. Thiếu lao động trong tương lai, vấn đề phúc lợi xã hội.
B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Thị trường tiêu thụ rộng, nâng cao chất lượng lao động.
D. Giải quyết vấn đề việc làm, chăm sóc ý tế và giáo dục.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên châu Phi?
A. Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.
B. Có rất ít các núi cao và đồng bằng thấp.
C. Có nhiều khoáng sản kim loại quý hiếm.
D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?
A. Đạo giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
C. Thiên chúa giáo.
Câu 2. Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là
A. Giay-a-vác-man II.
B. Riêm Kê.
C. Giay-a-vác-man VII.
D. Pha Ngừm.
Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?
A. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.
B. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.
C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.
D. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.
Câu 4. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?
A. Sự trường tồn.
B. Triệu voi.
C. Niềm vui lớn.
D. Triệu mùa xuân.
Câu 5. Quốc giáo của Vương quốc Lào thời Lan Xang là
A. Thiên Chúa giáo.
B. Đạo giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 6. Quá trình hình thành của Vương quốc Lào gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Sự liên kết của các xiềng và mường cổ.
B. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
C. Năm 1353, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang.
D. Năm 1456, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Khơ-me.
Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Hoa Lư (Ninh Bình).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào khởi nghiệp Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn”?
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Long Đĩnh.
C. Ngô Quyền.
D. Lê Hoàn.
Câu 9. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?
A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 10. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?
A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.
B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.
C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.
D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.
Câu 11. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43).
B. khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603).
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?
A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.
B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.
D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)
b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.
III. Đáp án đề thi minh học Lịch sử – Địa lí 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-A |
2-C |
3-D |
4-A |
5-D |
6-C |
7-C |
8-D |
9-C |
10-C |
11-B |
12-D |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
– Địa hình: Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+ Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.
+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
– Khí hậu: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ. Đại bộ phận Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng và mưa quanh năm.
– Cảnh quan: thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.
– Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam,..
– Khoáng sản phong phú, một số khoáng sản tiêu biểu như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,…
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-C |
2-A |
3-D |
4-B |
5-C |
6-C |
7-D |
8-D |
9-A |
10-C |
11-D |
12-C |
II.Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu a)
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê
+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba.
– Ý nghĩa:
+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.
Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:
+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.
+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.