Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lý 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đó các bạn tham khảo: đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều.
Đề cương giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 1
PHÂN MÔN: ĐỊA LÍ 8
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
– Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
– Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.
– Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
PHÂN MÔN: LỊCH SỬ 8
CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
– Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
– Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều,Trịnh – Nguyễn.
– Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
– Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
– Trình bày được khái quát về quá trình khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
– Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
– Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế.
– Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
– Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
– Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
II. Một số câu hỏi ôn tập
Câu 1. Người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là
A. G. Oa-sinh-tơn.
B. Ô. Crôm-oen.
C. G. Rút-xô.
D. M. Rô-be-spie.
Câu 2. Văn kiện nào dưới đây đã xác định quyền con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Tuyên ngôn Giải phóng.
B. Tuyên ngôn Độc lập.
C. Tuyên ngôn hòa bình.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 – 1688)?
A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 4. Sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
B. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
C. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
Câu 5. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành
A. “công xưởng của thế giới”.
B. “nông trường của thế giới”.
C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.
D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.
Câu 6. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Động cơ đốt trong.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy hơi nước.
Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
Câu 9. Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là
A. Nam triều.
B. Bắc triều.
C. chính quyền Đàng Ngoài.
D. chính quyền Đàng Trong.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Xung đột Nam – Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn phân tranh.
B. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
D. Quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
Câu 11. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Vạn Lý Hoàng Sa.
D. Vạn Lý Trường Sa.
Câu 12. Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVII – XVIII đã có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
ĐÁP ÁN
1- B |
2- B |
3- C |
4- A |
5- A |
6- D |
7- C |
8- B |
9- B |
10- A |
11- B |
12- A |
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1. Phần biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng bao nhiêu?
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào ở nước ta?
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Quảng Nam
D. Quảng Ngãi
Câu 3. Nơi hẹp nhất theo chiều tây – đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi ở nước ta?
A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào sau đây?
A. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
B. Tây Đông
C. Tây Bắc – Đông Nam
D. Vòng cung
Câu 6. Đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Việt Nam?
A. Chư-Yang-sin.
B. Pu-sai-lai-leng.
C. Phan-xi-păng.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 7. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 8. Phạm vi của vùng núi Tây Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 9. Phạm vi của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 10. Than đá phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11. Bô-xít phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
ĐÁP ÁN
1- C |
2- B |
3- C |
4- D |
5- A |
6- C |
7- A |
8- B |
9- C |
10- A |
11- C |
12- B |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.