Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 môn Địa lý 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối tri thức là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các dạng câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức
A.LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1. Đặc điểm, vai trò môn địa lí ở trường phổ thông
a. Đặc điểm
– Là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội
– Là môn mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội
– Có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…
b. Vai trò
– Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tăng vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất thêm phong phú, giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.
– Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường
– Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm
2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
Kiến thức Địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực do đặc điểm của môn Địa lí có tính tổng hợp, kiến thức phong phú
+ Địa lí tự nhiên: Các ngành nghề như nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành liên quan đến khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…
+ Địa lí kinh tế xã hội: Kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, các ngành liên quan đến dân số, xã hội
+ Địa lí tổng hợp: Giáo viên, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Phương pháp biểu hiện |
Đối tượng biểu hiện |
Cách thức biểu hiện |
Khả năng biểu hiện |
PP kí hiệu |
Các đối tượng phân bố cụ thể theo những điểm cụ thể |
Dùng kí hiệu (hình học, chữ, hình tượng) đặt tại vị trí đối tượng với màu sắc, kích thước khác nhau. |
Chất lượng, số lương, cấu trúc, sự phát triển của đối tượng. |
PP kí hiệu đường chuyển động |
Sự di chuyển của đối tượng |
Dùng mũi tên để biểu hiện thông qua độ dài ngắn, dày, mảnh,… |
Hướng di chuyển, số lượng, chất lượng, tốc độ di chuyển |
PP chấm điểm |
Sự phân bố của dân cư, các điểm công nghiệp,… |
Dùng các điểm chấm để biểu hiện |
Số lượng được quy ước bởi giá trị của mỗi chấm |
PP bản đồ – biểu đồ |
Cấu trúc của các đối tượng |
Dùng biểu đồ đặt tại vị trí của đối tượng cần mô tả |
Số lượng, chất lượng và giá trị của đối tượng |
PP khoanh vùng |
Các đối tượng có quy mô lớn, phân bố theo vùng nhất định |
Đường nét liền, đương fnets đứt, kí hiệu chữ, màu sắc,… |
Ranh giới, qui mô phân bố của đối tượng |
BÀI 3:SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG, MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS.
1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống
Để sử dụng, khai thác bản đồ hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau
– Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ
– Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu
– Hiểu các yêu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
– Tìm hiểu kĩ bảng chú giải
– Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ
– Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết. Ví dụ: Khi tìm hiểu về sự phân bố sông ngòi Việt Nam cần tìm hiểu thêm bản đồ gió và bão để hiểu thêm về chế độ nước sông.
2. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống
a. Khái niệm GPS và bản đồ số
– GPS (Global Positioning System) – Hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt trái đất thông qua hệ thống vệ tinh.
– Nguyên lí hoạt động:
Các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các trạm thu GPS nhận thông tin và tính chính xác về vị trí của đối tượng. Khi vị trí đối tượng được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin như: tốc độ, hướng chuyển động, thời gian tới điểm đích.
– Bản đồ số: là tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh, thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
b. Ứng dụng của GPS và bản đồ số
– GPS và bản đồ số được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích
– Ứng dụng: Định vị, xác định vị trí, dẫn đường, quản lí điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn các thiết bị định vị, tìm người, thiết bị đã mất…
– GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong giao thông vận tải, đo đạc khảo sát và thi công công trình, quân sự, khí tượng, giám sát trái đất
……….
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là
A. dân số học, đô thị học.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. nông nghiệp, du lịch.
Câu 2. Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với
A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
C. bản đồ, lược đồ, số học, bảng số liệu.
D. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.
Câu 3. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là
A. nông nghiệp, du lịch.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. dân số học, đô thị học.
Câu 4. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về
A. khoa học địa lí.
B. khoa học xã hội.
C. khoa học vũ trụ.
D. khoa học tự nhiên.
Câu 5. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
Câu 6. Địa lí học gồm có
A. kinh tế đô thị và địa chất học.
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
C. bản đồ học và kinh tế – xã hội.
D. kinh tế – xã hội và địa lí tự nhiên.
Câu 7. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?
A. Khoa học xã hội.
B. Kinh tế vĩ mô.
C. Khoa học tự nhiên.
D. Xã hội học.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 môn Địa lý 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.