Bạn đang xem bài viết Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Vậy đau ruột thừa là gì? Làm thế nào để nhận biết bị đau ruột thừa? Phương pháp điều trị của nó là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này qua bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
Viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một bộ phận trong cơ thể có dạng hình túi, dính vào manh tràng, xuất hiện từ đoạn đầu của ruột già. Ruột thừa có cấu trúc hình ống nhỏ (khoảng bằng ngón tay cái), dài khoảng vài centimet. Ruột thừa nằm ở phần bên phải bụng dưới – nơi nối tiếp giữa phần ruột non và ruột già. Chức năng của ruột thừa chưa được xác định.
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính do tắc nghẽn trong lòng ruột thừa. Tình trạng này gây căng chướng ruột thừa, làm vi khuẩn phát triển phát triển bên trong ruột thừa, gây viêm và thiếu máu. Nếu không được kịp thời điều trị, ruột thừa hoại tử bị vỡ sẽ gây viêm phúc mạc, làm nhiễm trùng huyết, thậm chí có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa?
Ruột thừa bị tắc nghẽn là nguyên nhân gây viêm ruột thừa. Sự tắc nghẽn này thường do phân, dị vật, ung thư, cũng có thể do hậu quả của việc viêm nhiễm.
Khi tắc nghẽn, vi khuẩn trong ruột sản sinh nhanh chóng, làm ruột thừa bị viêm và ứ dịch, gây đau dữ dội.
Dấu hiệu bệnh viêm ruột thừa
Đau bụng dưới bên phải
Trong trường hợp này, người bệnh thường đau ngẫu nhiên từ nhiều vị trí khác nhau trong ổ bụng. Tình trạng đau bụng này diễn ra liên tục, âm ỉ, mức độ đau tăng dần trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau ở vị trí vùng thắt lưng phải, một số trường hợp lan xuống hông và đùi phải.
Đi tiểu liên tục
Đi tiểu liên tục đồng thời xuất hiện những cơn đau ở bàng quang là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm ruột thừa đang rất nghiêm trọng.
Bụng cồn cào và buồn nôn
Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, cồn cào ở bụng trong một thời gian dài là những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là viêm ruột thừa.
Run và sốt
Những người bị viêm ruột thừa thường có dấu hiệu sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể khoảng 38 – 38,5 độ C, có thể kèm theo run và có cảm giác ớn lạnh.
Không có cảm giác thèm ăn
Những người mắc các vấn đề liên quan đến bao tử thường không có cảm giác thèm ăn, biếng ăn, đặc biệt là người bị viêm ruột thừa.
Thành bụng bị co cứng
Đau bụng dưới bên phải kèm theo co cứng thành bụng là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày nên bạn cần hết sức lưu ý.
Phương pháp điều trị viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật loại bỏ ruột thừa.
Trong trường hợp để quá lâu làm ruột thừa bị vỡ thì phương pháp cắt ruột thừa và làm sạch khoang bụng sẽ được cùng lúc tiến hành để ngăn chặn nhiễm trùng.
Trước đây, phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thường được áp dụng bằng phương pháp mổ thủ công. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ càng phát triển, việc phẫu thuật nội soi trở nên tiện lợi hơn vì ít đau, ít để lại sẹo và thời gian phục hồi được rút ngắn hơn.
Cách phòng bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người trẻ, đàn ông hay những người có tiền sử gia đình bị viêm ruột thừa và những người thường ăn ít chất xơ trong bữa ăn hằng ngày,…
Phòng tránh đau ruột thừa là một điều rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Bổ sung nhiều rau, củ, quả
Các loại rau, củ, quả có tác dụng to lớn trong việc tăng cường dịch nhầy, giảm sự tích tụ phân ở ruột già, từ đó hạn chế được viêm ruột thừa. Bạn nên bổ sung rau, củ, quả vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt là dưa chuột và củ cải bởi đây là 2 loại thực phẩm rất có lợi cho hệ tiêu hóa
Ăn nhiều tỏi
Tỏi có chứa oligosaccarit – một loại chất xơ lành mạnh, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa các thành phần kháng viêm, giúp phòng tránh viêm ruột thừa hiệu quả.
Uống nhiều nước
Nước không chỉ quan trọng đối với cơ thể mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Uống nhiều nước sẽ làm đường ruột sạch sẽ và dễ dàng lưu thông, hạn chế được tình trạng tắc nghẽn gây viêm ruột thừa.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn cần áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh để không gây ảnh hưởng đến đường ruột, từ đó hạn chế viêm ruột thừa.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm ruột thừa
Sau đau bụng bao lâu thì ruột thừa bị vỡ?
Thông thường, những bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp có khả năng cao sẽ bị vỡ ruột thừa. Có khoảng 65% bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp bị vỡ sau 48 giờ.
Sau phẫu thuật cắt ruột thừa bao lâu thì có thể phục hồi lại bình thường?
Sau phẫu thuật cắt ruột thừa thì người bệnh cần ít nhất 4 tuần để phục hồi lại bình thường.
Trong thời gian mới hồi phục, người bệnh nên tránh vận động mạnh, nên lựa chọn luyện tập thể thao với mức độ nhẹ nhàng rồi nâng cao theo thời gian để hạn chế việc vết mổ bị tổn thương.
Sau phẫu thuật cắt ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì?
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa nên ăn nhiều loại rau, củ, quả giàu vitamin, các thực phẩm dạng mềm, cá biển,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường, chất kích thích, thức ăn cứng,…
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng sau khi mổ ruột thừa – Nên ăn gì? Kiêng gì?
Trên đây là những chia sẻ của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn về bệnh viêm ruột thừa. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi được những kiến thức thật hữu ích nhé!
Nguồn: Tâm Anh Hopspital
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.