Bạn đang xem bài viết Dấu hiệu mèo bị nấm và cách điều trị cho mèo tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Căn bệnh nấm da thường xuất hiện ở các loài thú cưng trong nhà, đặc biệt là mèo. Nếu một ngày chú mèo của bạn bỗng dưng xuất hiện dấu hiệu nấm da, ngứa ngáy khó chịu thì nên xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị khi mèo bị nấm ngay bên dưới đây nhé.
Bệnh nấm da ở mèo là gì?
Bệnh nấm da ở mèo rất phổ biến ở nhiều gia đình có nuôi chó mèo, căn bệnh này thường xảy ra khi da mè có vết xước. Nấm phát sinh trong đất và trong phân của một số động vật bị nhiễm bệnh. Mèo dù ở lứa tuổi nào cũng có thể bị nhiễm bệnh nấm da.
Có một số loại nấm chỉ tấn công những con mèo bị bệnh hoặc suy giảm hệ miễn dịch, một số loại khác thì không gây hậu quả nghiêm trọng và chúng ta có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc nhưng cũng có một số loại nấm gây hỏng da và nguy hiểm đến sức khỏe chú mèo của bạn.
Một số loại bệnh nấm da phổ biến ở mèo:
- Malassezia pachydermatis.
- Cutaneous sporotrichosis.
- Disseminated sporotrichosis.
- Rhinosporidiosis.
- Phaeohyphomycosis.
- Mycetomas.
- Cryptococcosis.
- Coccidioidomycosis.
- Candidiasis.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da ở mèo
Một số nguyên nhân gây nên bệnh nấm da ở mèo như:
– Mèo nhà bạn bị bọ chét cắn đốt gây ra những vết thương ngoài da.
– Do căn bệnh ung thư tuyến tụy hoặc gan khiến cho cơ thể bị suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập.
– Mèo không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên đúng cách, nhất là những giống mèo lông dài. Hoặc khi tắm mèo không được sấy khô lông hoàn toàn tạo nên độ ẩm trên da, lông bết là cơ hội để nấm sinh sôi.
– Do mèo tiếp xúc với mầm bệnh từ đất, phân hoặc cá thể có nhiễm bệnh.
– Nấm lây nhiễm qua các vết hở, trầy xước trên da.
Biểu hiện của bệnh nấm da ở mèo
Khi mèo bị nấm da, chúng thường có các biểu hiện để chúng ta nhận biết như:
– Ngứa ngáy, khó chịu, gãi nhiều ở vùng da bị nấm
– Vùng da bị nấm có màu đỏ, có vảy và mủ nhày
– Vùng da nấm có hình tròn, hoặc hình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.
– Khu vực nấm da sẽ bị rụng lông
– Bề mặt da bị nấm có dịch nhờn và có mùi hôi khó chịu
– Phần da nấm sẽ dày lên và tăng sắc tố da ở những vùng này
– Hạch bạch huyết bị sưng.
Những chú mèo ở độ tuổi dưới 6 tháng và thuộc các giống mèo lông dày nhe mèo Anh lông dài, mèo Ba Tư,… sẽ dễ bị nấm hơn các giống ít lông hoặc lông ngắn.
Cách điều trị khi mèo bị nấm
Khi mèo bị nấm tốt nhất bạn hãy cạo lông cho chúng để hạn chế tình trạng nấm lây lan sang các vùng khác đồng thời cũng dễ bôi thuốc hơn.
Mỗi tuần hãy tắm cho mèo từ 1-2 lần và sử dụng sữa tắm chuyên dụng về nấm hoặc lá trà xanh, chanh tươi để tắm. Khi tắm xong nhớ sấy khô lông cho chúng. Đặc biệt không để mèo tiếp xúc với con người trong suốt thời gian bị bệnh nấm.
Sử dụng loa chống liếm cho mèo (bạn có thể mua tại các cửa hàng thú cưng) để đeo đầu giúp mèo không thể liếm các vết thương trên cơ thể.
Căn bệnh nấm da ở mèo cần được điều trị lâu dài nên bạn phải kiên trì mới mang lại hiệu quả. Bạn hãy bôi lên các khu vực da bị nấm ở mèo những loại thuốc như Nizoral, Ketoconazol dùng 1 -2 lần/ngày. Nên dùng cùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Nếu mèo có dấu hiệu nấm da quá nặng thì bạn nên mang chúng đến bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị.
Lưu ý, trong quá trình điều trị bạn không nên tắm cho mèo bằng xà phòng. Trước khi bôi thuốc bạn nên làm sạch bề mặt da nấm của chúng.
Cách phòng ngừa bệnh nấm da ở mèo
Dưới đây là một số hướng dẫn về cách phòng bệnh nấm da ở mèo mà bạn nên biết:
– Khi mua mèo về nhà nuôi, bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng. Nên mua ở những cơ sở có giấy tờ, kiểm tra sức khỏe đầy đủ.
– Nếu thấy mèo có nguy cơ bị nấm bạn hãy tách nhốt riêng chúng trong chuồng và tránh để các con vật nuôi khác tiếp xúc để hạn chế tình trạng lây nhiễm.
– Nên thường xuyên cho mèo tắm nắng mỗi ngày.
– Dọn dẹp và giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo ở khu vực nuôi mèo.
– Sau mỗi lần tắm cho mèo bạn hãy sấy khô lông để không tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển.
– Những ngày thời tiết có độ ẩm cao thì bạn hãy giữ cho chú mèo của mình luôn được khô ráo.
– Khi mèo có các biểu hiện như ngứa ngáy thì bạn hãy cách ly để chăm sóc và theo dõi đặc biệt.
– Không tiếp xúc với mèo bị nghi nấm, nếu có tiếp xúc thì phải đeo găng tay.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết phòng bệnh cho mèo bị sốt
Bài viết trên đây đã chia sẻ về các kinh nghiệm chăm sóc khi mèo bị nấm một cách chi tiết. Qua đó, bạn có thể nắm được nguyên nhân và biểu hiện khi mèo nhà mình có dấu hiệu nấm da để có phương pháp điều trị kịp thời và chính xác nhất.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dấu hiệu mèo bị nấm và cách điều trị cho mèo tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.