Bạn đang xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn KNTT, Chân trời sáng tạo để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Văn 12 Cánh diều
Câu 1:Chương trình Ngữ văn 2018 kế thừa điểm nào của Chương trình Ngữ văn 2006?
A. Thiết kế theo hướng ngữ liệu mở; bổ sung, cập nhật những tác phẩm đương đại, gần gũi với học sinh
B. Lựa chọn các tác phẩm có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật để dạy cho học sinh
C. Thực hiện đánh giá theo năng lực thông qua yêu cầu đọc hiểu và viết các văn bản mới không có trong sách giáo khoa
D. Tập trung thay đổi cách dạy, từ việc chủ yếu giảng cho học sinh nghe sang việc tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận
Câu 2: “Thống nhất trục tích hợp của cả ba cấp học; tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu/loại văn bản và giữa các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.”
Câu văn trên nói về đặc điểm kế thừa và phát triển nào của Chương trình Ngữ văn 2018?
A. Kế thừa và phát triển định hướng tích hợp liên môn
B. Kế thừa và phát triển định hướng tích hợp trong đánh giá
C. Kế thừa và phát triển định hướng tích hợp nội môn
D. Kế thừa và phát triển định hướng tích hợp trong cách dạy học
Câu 3:Dòng nào nêu đúng và đủ những thể loại thuộc văn bản văn học được đọc hiểu trong Chương trình Ngữ văn lớp 12?
A. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện kí, phóng sự, truyện truyền kì, thơ 4 − 5 chữ, thơ lục bát, hồi kí, tản văn,…
B. Truyện, truyện truyền kì, tiểu thuyết hiện đại, thơ trữ tình hiện đại, hài kịch, phóng sự, nhật kí, hồi kí,…
C. Truyện thơ Nôm, kịch bản văn học, truyện kí và truyện ngắn, thơ 6 − 7 chữ, thơ tự do, thơ Đường luật,…
D. Truyện cười, truyện truyền kì, truyện trinh thám, truyện, thơ 8 chữ, thơ tự do, thơ trào phúng, bi kịch,…
Câu 4: Phương án nào dưới đây nêu yêu cầu đọc hiểu về hình thức thể loại của văn bản tiểu thuyết hiện đại được dạy ở Chương trình Ngữ văn 2018 lớp 12?
A. Nhận biết và phân tích được đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản
B. Nhận biết, phân tích và đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian,…
C. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, tình huống, thủ pháp trào phúng,…
D. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,…
Câu 5: Câu nào sau đây không phải là yêu cầu riêng về đọc hiểu văn bản nghị luận trong Chương trình Ngữ văn 2018 lớp 12?
A. Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản
B. Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề
C. Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại
D. Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Câu 6: Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 12 (bộ sách Cánh Diều) học những biện pháp tu từ nào?
A. nói mỉa, nghịch ngữ
B. đảo ngữ, câu hỏi tu từ
C. nói quá, nói giảm, nói tránh
D. ẩn dụ, hoán dụ
Câu 7: Dòng nào nêu đúng điểm mới về cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn 12 so với sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Có Bài Mở đầu và bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì
B. Có bài giới thiệu thông tin về tác gia và bài Tổng kết
C. Có bài đọc hiểu, thực hành tiếng Việt, viết và nói − nghe
D. Có bài kiểm tra cuối mỗi học kì và tự đánh giá cuối mỗi bài học
Câu 8:Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 12 rèn viết các kiểu bài nào?
A. Kể lại một chuyến đi, nghị luận, thuyết minh, viết văn bản kiến nghị,…
B. Kể lại sự việc có thật, viết bài văn biểu cảm, văn nghị luận (XH và VH),…
C. Viết bài phát biểu, văn bản nghị luận (XH và VH), thư trao đổi, báo cáo kết quả,…
D. Văn nghị luận, viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ,…
Câu 9: Dòng nào nêu đúng nội dung nổi bật trong các văn bản thông tin ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Bàn về cách đọc sách và mục đích của việc học
B. Vấn đề tiếng Việt, người Việt: những phẩm chất và tật xấu
C. Thuyết minh, giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
D. Cách mạng 4.0, tin học và vấn đề phân biệt giới
Câu 10: Cách dạy đọc hiểu văn bản văn học có yêu cầu gì khác biệt nhất?
A. Tổ chức cho học sinh khám phá văn bản theo một quy trình
B. Chuyển từ lối giảng văn sang tổ chức cho học sinh đọc hiểu
C. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản một cách tổng hợp
D. Liên hệ với bối cảnh ra đời và lịch sử văn học để hiểu văn bản
Câu 11: Yêu cầu đặc trưng cần chú ý khi dạy văn bản hài kịch là gì?
A. Nhận biết và phân tích ý nghĩa của các chỉ dẫn sân khấu
B. Nhận biết và phân tích được vai trò của các lời thoại
C.Nhận biết sự khác nhau giữa hài kịch truyền thống và hài kịch hiện đại
D. Nhận biết và phân tích được tình huống, mâu thuẫn, thủ pháp gây cười
Câu 12: Mục đích của việc dạy phần khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc − Hồ Chí Minh là gì?
A. Học sinh vận dụng được những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vào việc đọc hiểu các tác phẩm của Người
B. Học sinh nhận biết và hiểu được tầm quan trọng của các tác phẩm lớn trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc − Hồ Chí Minh
C. Học sinh nhận biết và hiểu được mối quan hệ giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc − Hồ Chí Minh
D. Học sinh nhận biết được tính thời sự và giá trị của vấn đề đặt ra trong các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc − Hồ Chí Minh
Câu 13: Mục tiêu chính của việc yêu cầu học sinh viết bài với ngữ liệu mới là gì?
A. Khuyến khích sự sáng tạo và giáo dục tinh thần tự giác
B. Đánh giá đúng năng lực viết, chống học thuộc, chép lại văn mẫu
C. Rèn luyện kĩ năng tìm ý, diễn đạt và phát hiện sửa lỗi sau khi viết
D. Giúp học sinh biết tạo ra bài viết theo quy trình bốn bước
Câu 14: Mục đích quan trọng nhất của việc dạy phần tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 (bộ sách Cánh Diều) là gì?
A. Rèn luyện cho học sinh biết vận dụng tiếng Việt vào đọc hiểu, viết văn bản và nói − nghe có hiệu quả
B. Giúp học sinh nhận rõ nội dung các loại bài tập và quyết định chọn bài tập trong sách giáo khoa để luyện tập phù hợp
C. Giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản của phần tiếng Việt đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn
D. Cung cấp đặc điểm của các đơn vị tiếng Việt chính và giúp học sinh ôn lại các đơn vị đã học có trong văn bản đọc
Câu 15: Hai khâu quan trọng nhất của việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Ngữ văn là gì?
A. Các định yêu cầu và lập ma trận
B. Chọn ngữ liệu và biên soạn lệnh hỏi
C. Kết hợp trắc nghiệm và tự luận
D. Đánh giá cả đọc hiểu và kĩ năng viết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.