Bạn đang xem bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh năm 2024 Chủ đề: “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh – Ý chí, trí tuệ Việt Nam” tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh năm 2024 giúp các bạn tham khảo, có thêm nhiều kiến thức, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi.
Thời gian diễn ra cuộc thi là từ 1/3/2024 – 22/4/2024, chia thành 8 tuần thi. Cuộc thi Tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ giúp mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ, về những chiến công anh dũng của quân và dân ta. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (Tuần 2)
Câu 1: Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D. Buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
Câu 2: Thực hiện chủ trương thành lập các sư đoàn binh chủng nhằm tạo quả đấm mạnh trong thực hiện nhiệm vụ vận chuyển đường dài và các công trình trọng điểm, Quân ủy Trung ương đã phê chuẩn Nghị quyết thành lập 02 sư đoàn binh chủng đặc thù đầu tiên là Sư đoàn xe và Sư đoàn công binh vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 10 tháng 5 năm 1972.
B. Ngày 11 tháng 5 năm 1972.
C. Ngày 10 tháng 5 năm 1973.
D. Ngày 11 tháng 5 năm 1973.
Câu 3: Hãy cho biết số hiệu và ngày ban hành Nghị quyết của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chủ trương xây dựng đường Hồ Chí Minh?
A. Nghị quyết số 35/2000/QH10, ngày 12/10/2000.
B. Nghị quyết số 07/2001/QH11, ngày 12/10/2001.
C. Nghị quyết số 24/2004/QH11, ngày 03/7/2003.
D. Nghị quyết số 38/2004/QH11, ngày 03/12/2004.
Câu 4: Theo lệnh của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã chỉ thị sư đoàn nào tiếp quản Kon Tum, Pleiku sau chiến dịch giải phóng Tây Nguyên?
A. Sư đoàn 470.
B. Sư đoàn 471.
C. Sư đoàn 320.
D. Sư đoàn 968.
Câu 5: Hãy cho biết hệ thống phòng ngự Tập đoàn cứ điểm quân sự của Pháp tại Điện Biên Phủ được chia thành mấy phân khu với bao nhiêu cứ điểm? Tổng số quân địch tại thời kỳ cao điểm có bao nhiêu tên?
A. Hai phân khu với 48 cứ điểm; 16.000 tên.
B. Ba phân khu với 49 cứ điểm; 16.200 tên.
C. Bốn phân khu với 49 cứ điểm; 16.200 tên.
D. Năm phân khu với 50 cứ điểm; 16.500 tên.
Câu 6: Hãy cho biết, Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại thuộc địa phương nào sau đây?
A. Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
B. Huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
C. Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
D. Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Câu 7: Tính đến cuối năm 1967, Đoàn 559 đã xây dựng được mạng đường ô tô có tổng chiều dài bao nhiêu km?
A. 2.559km; bao gồm các trục dọc chính, trục dọc phụ, đường ngang, đường vòng tránh và đường vào kho lấy hàng.
B. 2.759km; bao gồm các trục dọc chính, trục dọc phụ, đường ngang, đường vòng tránh và đường vào kho lấy hàng.
C. 2.959km; bao gồm các trục dọc chính, trục dọc phụ, đường ngang, đường vòng tránh và đường vào kho lấy hàng.
D. 3.559km; bao gồm các trục dọc chính, trục dọc phụ, đường ngang, đường vòng tránh và đường vào kho lấy hàng.
Câu 8: “Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang… Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất….”. Hãy cho biết đoạn trích trên thuộc bức thư nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ?
A. “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”; Tháng 12 năm 1953.
B. “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”; Tháng 3 năm 1954.
C. “Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ”; Ngày 08 tháng 5 năm 1954.
D. “Thư gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”; Ngày 12 tháng 5 năm 1954.
Câu 9: Văn bản nào đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn 559: từ vận tải thô sơ chuyển sang vận tải cơ giới, từ quy mô cấp sư đoàn lên quy mô cấp quân khu?
A. Nghị quyết số 1093/HC của Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần.
B. Quyết định số 96/QP, ngày 23/9/1961 của Bộ Quốc phòng.
C. Nghị quyết số 52/QUTƯ, ngày 03/3/1965 của Quân ủy Trung ương.
D. Nghị quyết số 54/QUTƯ, ngày 03/4/1965 của Quân ủy Trung ương.
Câu 10: Kết quả chiến đấu của quân và dân Nam bộ trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954?
A. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 259 đồn bót; phá hủy 18 xe quân sự, 1 đầu máy xe lửa, 15 toa xe lửa; diệt 1.900 tên; thu hơn 1.000 khẩu súng các loại.
B. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 1.000 đồn bót; phá hủy 102 xe quân sự; bắn cháy 15 tàu chiến; diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác.
C. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 1.100 đồn bót; phá hủy 112 xe quân sự; bắn cháy 18 tàu chiến; diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác.
D. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 1.200 đồn bót; phá hủy 132 xe quân sự; bắn cháy 20 tàu chiến; diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác.
Câu 11: Để phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, tháng 11/1953, Tổng quân ủy đã giao nhiệm vụ gì cho Liên khu 5?
A. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; nhiệm vụ củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng thứ hai”.
B. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; phát triển lên Tây Nguyên là nhiệm vụ quan trọng thứ hai”.
C. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển sâu rộng du kích chiến tranh, củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; giữ người, giữ của là nhiệm vụ quan trọng thứ hai.
D. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; phát triển sâu rộng du kích chiến tranh là nhiệm vụ quan trọng thứ hai.
Câu 12: Từ ngày thành lập đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn và hệ thống đường Hồ Chí Minh trải qua mấy giai đoạn phát triển?
A. 02 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 1960 đến năm 1968; giai đoạn 2, từ năm 1969 đến năm 1975.
B. 03 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 1960 đến năm 1964; Giai đoạn 2, từ năm 1965 đến năm 1972; Giai đoạn 3 từ năm 1973 đến năm 1975.
C. 04 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1960 đến năm 1964; Giai đoạn 2, từ năm 1965 đến năm 1968; Giai đoạn 3 từ năm 1969 đến năm 1972; Giai đoạn 4 từ năm 1973 đến năm 1975.
D. 05 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1960 đến năm 1964; Giai đoạn 2, từ năm 1965 đến năm 1968; Giai đoạn 3 từ năm 1969 đến năm 1970; Giai đoạn 4 từ năm 1971 đến năm 1973; Giai đoạn 5 từ năm 1974 đến năm 1975.
Câu 13: Hãy cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng nào đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội tiêu diệt cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954?
A. Anh hùng Phan Đình Giót.
B. Anh hùng Tô Vĩnh Diện.
C. Anh hùng Bế Văn Đàn.
D. Anh hùng Trần Can.
Câu 14: Bộ Chính trị thông qua Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào? ở đâu? Ai được giao làm Chỉ huy trưởng chiến dịch?
A. Ngày 06/12/1953; tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
B. Ngày 08/12/1953; tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Đại tướng Văn Tiến Dũng.
C. Ngày 06/12/1953; tại Cửa Tử, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
D. Ngày 08/12/1953; tại đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.
Câu 15: “Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Nam – Bắc, là con đường đoàn kết các dân tộc của 3 nước Đông Dương”. Hãy cho biết nhận định trên là của ai? được nêu trong tài liệu nào? vào thời gian nào?
A. Đại tướng Chu Huy Mân; Ghi trong Sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; Xuân năm 1972.
B. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên; Ghi trong Sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; Xuân năm 1976.
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Ghi trong Sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; Xuân năm 1975.
D. Tổng Bí thư Lê Duẩn; Ghi trong Sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; Xuân năm 1973.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh năm 2024 Chủ đề: “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh – Ý chí, trí tuệ Việt Nam” tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.