Bạn đang xem bài viết Đáp án cuộc thi Giao thông học đường năm học 2018 – 2019 Cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ 4 năm 2019 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cuộc thi “Giao thông học đường” là hoạt động thiết thực góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông, giúp các em tiếp cận với các kiến thức về an toàn giao thông một cách gần gũi, tự nhiên theo một hình thức tuyên truyền mới, nhẹ nhàng và hấp dẫn.
Cuộc thi Giao thông học đường lần thứ 4, năm học 2018 – 2019, với 3 vòng thi gồm: Vòng thi cấp trường từ ngày 7/1/2019 đến ngày 29/3/2019, Vòng thi cấp tỉnh từ 15/04/2019 đến ngày 24/04/2019 và Vòng chung kết toàn quốc diễn ra vào tháng 5/2019.
Cuộc thi Giao thông học đường lần thứ 4, năm học 2018 – 2019
Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm trên Internet cho tất cả học sinh khối THCS và THPT trên phạm vi toàn quốc. Đề thi chia theo từng cấp học, với hơn 1.000 câu hỏi về luật giao thông đường bộ, 600 loại câu hỏi về văn hóa giao thông và gần 200 câu hỏi tình huống dạng video 3D.
Cuộc thi chính là nơi để các bạn học sinh có cơ hội giao lưu, thể hiện bản thân và nhận được những giải thưởng hấp dẫn với tổng giá trị giải thưởng lên tới 350 triệu đồng. Nội dung chi tiết các bạn tham khảo thêm thể lệ cuộc thi Giao thông học đường lần thứ IV. Song song với cuộc thi Giao thông học đường 2019 thì cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2019 cũng là một sân chơi bổ ích cho các em tìm hiểu Luật giao thông đường bộ.
Đáp án cuộc thi Giao thông học đường năm học 2018 – 2019
Câu 1: Xe máy chuyên dùng có phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ không?
A. Có
B. Không
Giải thích:
Căn cứ theo điều 3.17 của Luật giao thông đường bộ 2008 thì Phương tiện giao thông đường bộ gồm:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới); và
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ).
Như vậy, đáp án đúng của câu hỏi số 13 là ý 1.
Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại phương tiện thì các bác xem tiếp điều 3.18 và 3.19 của Luật.
Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Xe đạp điện cũng thuộc loại xe thô sơ.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công (ví dụ: máy ủi, xe lu), xe máy nông nghiệp (ví dụ: máy cày, máy bừa), lâm nghiệp (ví dụ: máy khai thác gỗ) và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Câu 2: Trong các phương án sau đây, phương án nào có đối tượng không phải là “người tham gia giao thông đường book”?
A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường.
C. Không phương tiện nào.
Giải thích:
Người tham gia giao thông là người điều khiển; người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường.
Câu 3: Xe lăn dùng cho người khuyết tật là phương tiện giao thông thô sơ hay phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
A. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ
B. A. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Giải thích:
Theo điểm 19 Điều 3 Chương I Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy; xe xích lô; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Câu 4: Gặp biển này, xe ô tô con được phép đi qua không?
A. Được phép
B. Không được phép
Câu 5: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là người điều khiển giao thông. Theo bạn, cách hiểu như vậy có đúng không?
A. Đúng
B. Không
Giải thích:
Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 thì người điều khiển giao thông được hiểu như sau:
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Câu 6: Xe đạp máy là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ không hay phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
A. Phương tiện thô sơ đường bộ
B. Phương tiện cơ giới đường bộ
Câu 7: Gặp biển này, xe mô tô có được đi vào không?
A. Không được đi vào
B. Được đi vào
Câu 8: Gặp biển này, ô tô khách có được phép đi qua không?
A. Được phép
B. Không được phép
Câu 9: Biển này có ý nghĩa gì?
A. Cấm máy kéo
B. Cấm mô tô
C. Cấm ô tô tải
Câu 10: Trong các phương án sau đây, phương án nào không được hiểu đúng là khái niệm “phương tiện thô sơ đường bộ”?
A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự
B. Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe môt tô ba bánh; xe gắn máy: xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh. xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Câu 11: Khi điều khiển xe máy điện, từ đường không ưu tiên vào đường ưu tiên, bạn có phải nhường đường cho xe chạy trên đường ưu tiên không?
A. Có
B. Không
Câu 12: Khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, gặp nơi tắc đường bạn có được chạy trên vỉa hè không?
A. Được phép chạy trên vỉa hè
B. Không
Câu 13: Khi tham gia giao thông bằng xe máy điện, gặp nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ bạn có phải nhường đường cho người đi bộ không?
A. Có
B. Không
Câu 14: Khi tham gia giao thông bằng xe máy điện, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, bạn có phải nhường đường cho xe ưu tiên không?
A. Có
B. Không
Câu 15: Khi điều khiển xe máy điện trong hầm đường bộ, bạn có được phép quay đầu xe không?
A. Có
B. Không
Giải thích:
Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 thì phương tiện không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Căn cứ quy định và những phân tích trên đây thì các xe khi tham gia giao thông đường bộ không được quay trong hầm đường bộ.
Trường hợp có hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác.
Câu 16: Khi bạn Hùng tham gia giao thông bằng xe đạp điện, gặp tín hiệu đèn màu vàng nhưng xe đi qua vạch dừng, bạn Hùng vẫn tiếp tục đi có vi phạm luật giao thông đường bộ không?
A. Có
B. Không
Giải thích:
Theo quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì xe đạp điện gặp đèn tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Câu 17: Kho tham gia giao thông bằng xe máy điện, khi tắc đường có được phép chạy trên vỉa hè không?
A. Không
B. Được phép chạy trên vỉa hè
Câu 18: Khi điều khiển xe đạp điện từ đường không ưu tiên vào đường ưu tiên, bạn có phải nhường đường cho xe chạy trên đường ưu tiên không?
A. Không
B. Có
Câu 19: Khi điều khiển xe đạp điện, bạn có phải đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ không?
A. Không
B. Có
Câu 21: Khi tham gia giao thông bằng xe máy điện, xe chạy trước đang rẽ trái bạn có được vượt phải không?
A. Không
B. Có
Câu 22: Khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, gặp nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, bạn có phải nhường đường cho người đi bộ không?
A. Có
B. Không
Câu 23: Hãy lựa chọn các nội dung phù hợp với văn hóa giao thông?
A. Văn hóa giao thông là sự chấp hành pháp luật về giao thông
B. Tất cả đều đúng
C. Văn hóa giao thông là sự nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông
D. Văn hóa giao thông là đi đúng phần đường, làn đường theo quy định
Câu 24: Bạn Minh hỏi bạn Lan xe máy điện là phương tiện thô sơ hay phương tiện cơ giới. Bạn Lan trả lời xe máy điện là phương tiện cơ giới.
A. Bạn Lan trả lời sai
B. Bạn Lan trả lời đúng
Câu 25: Khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện trong hầm đường bộ, bạn có được phép dừng, đỗ tại bất cứ chỗ nào không?
A. Có
B. Không
Câu 26: Trong tình huống sau đây, xe khách có chấp hành đúng quy tắc giao thông không?
A. Không
B. Có
Câu 27:
Đáp án A
Câu 28: Trong tình huống sau đây, xe mô tô 1 có chấp hành đúng quy tắc giao thông không?
A. Không
B. Có
Câu 29: Trong tình huống sau đây, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông không?
A. Chỉ xe con và xe mô tô
B. Chỉ xe quân sự và xe công an
C. Không có xe nào vi phạm
Câu 30: Trong tình huống sau đây, xe mô tô có chấp hành đúng quy tắc giao thông không?
A. Có
B. Không
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án cuộc thi Giao thông học đường năm học 2018 – 2019 Cuộc thi “Giao thông học đường” lần thứ 4 năm 2019 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.