Bạn đang xem bài viết Dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) Lập dàn ý Ngữ văn 7 KNTT (Theo bài) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) là tài liệu vô cùng hữu ích mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Trọn bộ dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Tập 1 được biên soạn rất chi tiết cụ thể tất cả các bài từ tập làm văn, tiếng Việt, nói và nghe có kèm theo bài văn mẫu. Thông qua dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1 các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo củng cố kiến thức để biết cách nắm được các kiến thức quan trọng để viết văn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu dàn ý Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Tập 1
BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
VIẾT: TÓM TẮT VĂN BẢN THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI
ĐỀ 1: TÓM TẮT VĂN BẢN BẦY CHIM CHÌA VÔI
Dàn ý tóm tắt
Phấn (1) |
Phần (2) |
Phần (3) |
Khoảng hai giờ sáng, trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không thể ngủ được vì sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối. |
Hai anh em Mên và Mon vẫn lo rằng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập, chìm trong dòng nước lớn. Hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ. |
Mên và Mon đi đò ra dải cát giữa sông và xúc động khi chứng kiến cảnh chim bố, chim mẹ dẫn bẩy chim non bay lên bứt khỏi dòng nước khổng lồ. |
Bài tóm tắt hoàn chỉnh
Hai giờ sáng, trời mưa to, anh em Mon, Mên trò chuyện với nhau về trận mưa đêm, chúng lo lắng bãi cát giữa sông sẽ ngập và bầy chim chìa vôi non ở đó sẽ chết bởi mùa mưa năm nay về sớm hơn, mưa liên miên và nước sông dâng lên rất nhanh, hai anh em sợ chúng không bay kịp vào bờ. Mon, Mên quyết định dùng đò của ông Hảo đi ra bãi cát giữa sông để cứu tổ chim sắp bị ngập, lòng lo lắng cho những con chim non ướt cánh không biết có kịp bay không. Khi bình minh đủ sáng, nước ngập toàn bộ bãi đất cũng là lúc những đứa trẻ thấy cảnh tượng kì vĩ, chim bố, chim mẹ dẫn đàn chim bé bỏng “bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên”. Bầy chim đã bay lên, bỗng một chú chim chợt như đuối sức rơi xuống, nhưng khi đôi chân bé nhỏ chạm mặt sông thì đôi cánh của chú bỗng vụt bay lên. Chứng kiến cảnh ấy, hai sứa trẻ im lặng, chúng xúc động, không biết đã khóc từ lúc nào…rồi chạy về phía ngôi nhà của chúng
ĐỀ 2: TÓM TẮT VĂN BẢN THẠCH SANH
Dàn ý tóm tắt
TT |
Các sự việc, nhân vật tiêu biểu |
1 |
Lai lịch nguồn gốc Thạch Sanh. |
2 |
Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông. |
3 |
Thạch Sanh diệt Chăn tinh, bị Lý Thông cướp công. |
4 |
Thạch Sanh diệt Đại bàng cứu công chúa lại bị Lý Thông cướp công, cứu Thái tử con vua Thủy Tề |
5 |
Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, TS bị vu oan, vào tù. |
6 |
Thạch Sanh được giải oan, Lý Thông bị trừng trị |
7 |
Thạch Sanh cứu công chúa khỏi câm, được vua gả công chúa |
8 |
Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu, mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu cơm tí xíu mà ăn mãi không hết |
9 |
Về sau vua nhường ngôi cho TS |
Bài tóm tắt hoàn chỉnh
Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng đã nhiều tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới lân la gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông cướp công. Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh cứu được công chúa, nhưng lại bị Lí Thông nhốt dưới hang đại bàng. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Tiếng đàn giúp TS giải oan, Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho. Thạch Sanh còn chiến thắng quân 18 nước chư hầu, chàng mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu cơm tí xíu mà ăn mãi không hết. Về sau, vua không có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.
ĐỀ 3: TÓM TẮT VĂN BẢN THÁNH GIÓNG
Dàn ý tóm tắt
TT |
Các sự việc, nhân vật tiêu biểu |
1 |
Sự ra đời của Thánh Gióng |
2 |
Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. |
3 |
Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. |
4 |
Thánh Gióng trở thành tráng sĩ, đi đánh giặc. |
5 |
Thánh Gióng đánh tan giặc |
6 |
Thánh Gióng lên núi cởi áo giáp sắt bay về Trời |
7 |
Vua lập đền thờ, phong danh hiệu |
8 |
Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. |
Bài tóm tắt hoàn chỉnh
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
ĐỀ 4: TÓM TẮT VĂN BẢN CÂY KHẾ
Các sự việc, nhân vật tiêu biểu |
1. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế. |
2. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng. |
3. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có. |
4. Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng. |
5. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng. |
6. Người anh bị rơi xuống biển và chết. |
Bài tóm tắt hoàn chỉnh
Ngày xưa, ở một làng nọ, có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Cha mẹ mất sớm để lại cho hai anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết của cải chỉ chừa lại cho người em một gian nhà lụp xụp và trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế tươi tốt. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế.Vợ chồng người em than thở với chim lạ thì bỗng chim lạ liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh hay tin, liền lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều cùng cây khế. Đến mùa khế chín, chim lạ lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.
ĐỀ 5: TÓM TẮT VĂN BẢN ĐI LẤY MẬT
Dàn ý tóm tắt
Phấn (1) |
Phần (2) |
Phần (3) |
An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong”, tâm trạng háo hức, tò mò |
Ba cha con nghỉ dọc đường, An trò chuyện với Cò về ong mật |
Cuộc hành trình tiếp tục, thấy kèo ong, An hiểu thêm về cách gác kèo lấy mật |
Bài tóm tắt hoàn chỉnh
Buổi sáng, ánh nắng trong vắt, An theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” trong tâm trạng háo hức, tò mò về cách lấy mật ong bằng gác kèo. Đi giữa đường, nhận ra An mệt, tía nuôi ra lệnh dừng lại nghỉ, An và Cò trò chuyện với nhau về ong mật, thứ ong phải thính tai, tinh mắt mới thấy. Dưới sự chỉ dẫn của thằng Cò và ba, An cũng nhìn thấy được ong mật, chúng nối nhau lướt qua. Ăn xong, nắng bắt đầu lên, cuộc hành trình lại tiếp tục, An cảm nhận vẻ đẹp của cánh rừng. Gặp một trảng rộng, gặp tổ ong trên một gác kèo, An nhớ lại lời má nói, muốn gác kèo chính xác phải xem hướng gió, đường bay. Nhìn kèo ong, An hiểu rằng không phải ngẫu nhiên mà ong về đó làm tổ, tía cậu đã định sẵn cho nó một cái tổ để làm, An nhớ lại những bài học về cách nuôi ong trong lời thầy dạy,…Những con ong vẫn lướt đi lướt lại về tổ, ba ba con ngồi ăn cơm dưới một rừng tràm trong không gian sinh động của cánh rừng.
NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM
ĐỀ 6: TRẺ EM VÀ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ (LỢI ÍCH TÁC HẠI CỦA THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VỚI TRẺ EM)
Dàn ý chi tiết
MB: Giới thiệu về vấn đề:
+ XH hiện đại phát triển kéo theo sự phát triển của các thiết bị công nghệ
+ Thiết bị công nghệ vừa mang lại lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều tác hại
TB:
1. Giải thích thiết bị công nghệ là gì?
– Thiết bị công nghệ là những sản phẩm có khả năng xử lí dữ liệu và truyền tải thông tin dữ liệu tới những người sử dụng
– Được cài đặt rất nhiều tiện ích hiện đại như cho phép người sử dụng có thể nhắn tin, nói chuyện online mà không cần gặp mặt trực tiếp
– Có rất nhiều các thiết bị công nghệ hiện như điện thoại smartphone, máy tính, máy tính bảng, tivi,…
– Hình ảnh hấp dẫn, sống động, nhiều ứng dụng thú vị
2. Thực trạng trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ hiện nay như thế nào?
– Số trẻ em được tiếp cận với các thiết bị công nghệ ngày càng nhiều
+ Cả trẻ vị thành niên và trẻ em đang học mẫu giáo và tiểu học
– Nhiều phụ huynh chưa ý thức được những tác hại mà các thiết bị điện tử có thể gây ra nên họ cho trẻ em sử dụng với tần suất thường xuyên và thiếu kiểm soát
– Sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng “nghiện”: trẻ em không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại cũng như tivi
– Khi trẻ em được nghỉ học, phụ huynh thường cho trẻ em sử dụng để giải trí và đây như là một cách giữ trẻ vô cùng hiệu quả.
3. Thiết bị công nghệ đem đến những lợi ích gì cho trẻ em?
– Trẻ em có thể được học hỏi và dễ dàng hình dung được những sự vật, sự việc xung quanh mình bằng những video clip mà không cần phải thực tế trải nghiệm
– Một nguồn tài liệu học tập hữu ích cho trẻ em
– Đối với trẻ lớn hơn, dễ dàng kết nối với bạn bè, dễ dàng chia sẻ những câu chuyện
– Trên mạng có rất nhiều nguồn tài liệu hay giúp các em có thể tham khảo và học tập tốt hơn.
4. Thiết bị công nghệ để lại những tác hại như thế nào cho trẻ em nếu lạm dụng quá mức?
– Ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, khiến não bộ kém phát triển và gây ra tình trạng lười vận động
– Ảnh hưởng đến thị lực, việc sử dụng điện thoại hay máy tính với khoảng cách quá gần khiến trẻ em dễ mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,…
– Quá phụ thuộc vào các thiết bị khiến trẻ em trở nên thụ động, không còn hứng thú với việc giao tiếp với thế giới bên ngoài
– Từ đó các em sẽ hình thành suy nghĩ ỷ lại và lười nhác
– Các thiện bị điện tử có nhiều trò chơi bạo lực, những trang web đen có thể khiến trẻ em hình thành những hành động, suy nghĩ tiêu cực, suy đồi đạo đức…
5. Bài học rút ra: Làm thế nào để thiết bị công nghệ được sử dụng một cách hợp lí để phát huy tính tích cực của nó với trẻ em?
– Phụ huynh và nhà trường cần có những biện pháp để kiểm soát việc sử dụng của trẻ em
+ Chỉ cho trẻ em sử dụng trong thời gian quy định và hạn chế nội dung được phép xem.
+ Có thể cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi thiết thực như: bơi lội, đạp xe,… vào thời gian rảnh thay vì cho trẻ sử dụng điện các thiết bị điện tử
+ Đối với trẻ lớn hơn cần quan tâm, chia sẻ với chúng nhiều hơn và giúp chúng hiểu được tác hại của việc lạm dụng các thiết bị điện tử.
KB: – Khẳng định lại vấn đề: Thiết bị điện tử có nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng mang đến nhiều tác hại.
– Liên hệ bản thân: Sẽ sử dụng các thiết bị điện tử một cách thông minh, khoa học và có hiệu quả .
……………
Tải file tài liệu để xem thêm Dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dàn ý Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) Lập dàn ý Ngữ văn 7 KNTT (Theo bài) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.