CuO + H2 → Cu + H2O được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn là phản ứng cho khí oxi tác dụng với đồng oxit có màu đen. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, hy vọng tài liệu giúp ích cho bạn đọc viết và cân bằng đúng phản ứng hóa học từ đó vận dụng giải các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng giữa CuO và H2
CuO + H2 Cu + H2O
2. Điều kiện để phản ứng CuO ra Cu
Ở nhiệt độ khoảng 400oC
3. Hiện tượng phản ứng CuO tác dụng H2
Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành.
4. Tính chất hóa học của Hidro
4.1. Tác dụng với phi kim
Có thể tác dụng với một số phi kim: O2, Cl2, Br2
Tác dụng với oxi
Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2VH2 với 1VO2
4.2. Tác dụng với CuO
Khi cho luồng khí hidro (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen.
Hiện tượng: Ở nhiệt độ thường không thấy có phản ứng hóa học xảy ra.
– Khi đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và có nước đọng trên thành ống nghiệm.
Giải thích: Ở nhiệt độ càng cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.
Phương trình hóa học:
H2 + CuO (màu đen) Cu + H2O
Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.
H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3
Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
5. Bài tập trắc nghiệm liên quan
Câu 1. Hiện tượng khi cho bột CuO vào dung dịch HCl là
A. Có kết tủa màu trắng xanh.
B. Có khí thoát ra và dung dịch chuyển sang màu xanh.
C. Dung dịch chuyển màu xanh.
D. bột CuO không tan.
CuO + 2HCl →CuCl2 + H2O
Dung dịch muối đồng có màu xanh.
Câu 2. Các cách phổ biến để điều chế hidro trong công nghiệp:
A. Từ khí than
B. Từ khí thiên nhiên, dầu mỏ
C. Điện phân nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Trong các loại phản ứng dưới đây, phản ứng nào chắc chắn là phản ứng oxi hóa – khử
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng thủy phân
D. Phản ứng phân hủy
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hiđro clorua bằng cách
A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng
B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng
D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hiđro clorua bằng cách: cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl
Câu 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử:
A. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. CaCO3 CaO + CO2
D. NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Câu 6. Cho các phản ứng sau:
(1) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
(3) K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
(4) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(5) 2KMnO4+ 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3